Đến Nhật Bản xem nghệ thuật đương đại Việt Nam

Từ ngày 4-8 đến 5-11-2017, phiên thứ sáu của liên hoan nghệ thuật đương đại định kỳ 3 năm Yokohama Triennale diễn ra tại ba địa điểm quanh thành phố cảng Yokohama đông dân thứ hai của Nhật Bản. Một tháng trước đó, triển lãm Sunshower (Vừa mưa vừa nắng) - nghệ thuật đương đại Đông-Nam Á từ 1980 đến nay quy tụ tác phẩm của 85 nghệ sĩ trong khu vực Đông-Nam Á đồng thời được khai mạc tại hai địa chỉ nghệ thuật lớn và uy tín bậc nhất Tokyo: Bảo tàng nghệ thuật Mori (Mori Art Museum -
MAM) và Trung tâm nghệ thuật quốc gia Tokyo (The National Art Center, Tokyo - NACT). Sunshower là sự kiện triển lãm lớn chưa từng có ở Nhật Bản về nghệ thuật đương đại Đông-Nam Á, do ba cơ quan đồng tổ chức là MAM, NACT và Quỹ giao lưu văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation).

Công chúng đang theo dõi Dự án Mỏ than Mạo Khê của nghệ sĩ Trần Lương tại Sunshower. Ảnh | An Trung
Công chúng đang theo dõi Dự án Mỏ than Mạo Khê của nghệ sĩ Trần Lương tại Sunshower. Ảnh | An Trung

Vậy là cùng lúc trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 10, công chúng Nhật Bản có cơ hội thưởng lãm hàng trăm tác phẩm được chọn lọc từ khu vực Đông-Nam Á và một số nước trên thế giới, trong đó không thể thiếu vắng Việt Nam.

Đến Nhật Bản xem nghệ thuật đương đại Việt Nam ảnh 1

Hai nhân vật chính và chiếc ghế trong Chiếc ghế trống của tác giả Bàng Nhất Linh.

Một Việt Nam giữa nhiều chiều kích lịch sử và những giấc mơ

Điu thú v là trong c hai trin lãm này, dù cách thức giám tuyển khác nhau, các tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam đều được chú ý bởi đã đem lại hình ảnh một Việt Nam giữa nhiều chiều kích lịch sử cũng như những giấc mơ gợi nhắc đến một thế giới bình hòa, như được thêu nh nhàng bằng tay trên một bề mặt vải tím mát (tác phẩm Thêu trên vải, 134x340cm, 2017, tại Sunshower) của nghệ sĩ Việt Nam Tiffany Chung. Thêu trên vải cũng đồng thời chứa đựng những xung động lịch sử của dân tộc Việt Nam với gợi nhắc về các cuộc di trú do hoàn cảnh lịch sử tới nhiều nơi chốn khác nhau trên thế giới của người Việt. Nhưng chính hành vi và diễn trình thêu tay tạo nên tác phẩm này đã đem tới một sự tĩnh lặng đầy chiêm nghiệm về một thế giới bình hòa trong giấc mơ của rất nhiều người, của mọi người, không riêng dân tộc Việt Nam.

Sự di trú của con người cũng hiện hữu trongTime Boomerangiêu khc, video trình din, t 2014, tại Sunshower), của nghệ sĩ Ưu Đàm Trần Nguyễn. Time Boomerang gợi ra các liên tưởng về việc con người có thể vượt qua được các giới hạn phân định lãnh thổ, lãnh hải bằng và thông qua nghệ thuật như thế nào. Trải nghiệm của chính nghệ sĩ ở những châu lục khác nhau, được ghi hình lại và trình chiếu qua các video, bày t mt cách tr li.

Có một cuộc “di trú” khác với rất nhiều ấm áp, vui vẻ song cũng hàm chứa nhiều gợi nhắc về lịch sử đồng hành với xã hội của nghệ sĩ Việt Nam trong những hoàn cảnh có phần đặc thù địa phương, hiện lên trong Dự án Mỏ than Mạo Khê (ảnh và video hai kênh, 2001 /2015, tại Sunshower) của nghệ sĩ Trần Lương: năm 2001 có một cuộc di trú của nghệ sĩ khỏi phòng vẽ và cuộc sống ở Thủ đô để đến với người thợ lò, cùng họ đi vào hầm lò, cùng họ sống, vui chơi, vẽ cho họ xem trên rất nhiều mảng tường cũ kỹ của khu mỏ, đem lại một sự thay đổi về hình ảnh, sắc mầu chưa từng có cho không gian nơi đây.

Bàng Nhất Linh, sinh năm 1983, là nghệ sĩ Việt Nam trẻ nhất trong nhóm các nghệ sĩ có tác phẩm tại Sunshower: Chiếc ghế trống (video, ghế từ phế tích chiến tranh, âm nhạc, 2013-2015). Câu chuyện chiến tranh ở Việt Nam, một phần lịch sử quan trọng của Việt Nam và của cả thế giới hiện đại, cùng những vết thương tinh thần âm ỉ của nó qua nhiều thế hệ người Việt Nam ở cả hai chiến tuyến đã được soi chiếu lại dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một nghệ sĩ sinh ra trong hòa bình: những cách thức nào có thể làm lành, hóa giải những vết thương tinh thần ấy cho tất cả... Các nghệ sĩ khác như Tuấn Andrew Nguyễn, Lê Quang Đỉnh, Hoàng Dương Cầm, nhóm The Propeller cũng đều có những tác phẩm đề cập không chỉ câu chuyện của địa phương Việt Nam mà trong đó lồng ghép các câu chuyện lịch sử - con người - xã hi dưới các góc nhìn đa chiu kích trong mt thế gii rng m, d dàng chm đến các giao đim hiu biết chung nht ca con người trên thế gii v chính nơi chn chúng ta đang sng.

Nghệ thuật để chiêm nghiệm và kết nối

Sunshower giới thiệu 86 nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ thuộc 3 - 4 thế hệ thực hành nghệ thuật đương đại Đông-Nam Á từ thập niên 1980 trở lại đây, với hơn 100 tác phẩm thuộc đủ thể loại mà phần lớn trong đó là kết hợp của nhiều hình thức nghệ thuật trong một tác phẩm hoặc khu vực trưng bày. Đây là một sự kiện giới thiệu nghệ thuật đương đại Đông-Nam Á lớn nhất ở Nhật Bản từ trước đến nay, với đội ngũ giám tuyển lên đến 14 người cùng làm vic trong hơn hai năm rưỡi. Trong khi Sunshower giới thiệu riêng về nghệ thuật Đông-Nam Á thì Yokohama Triennale lại là một sự kiện nghệ thuật có tầm mức quốc tế khác, nghệ sĩ được chọn lọc từ nhiều nước trên thế giới, với 38 nghệ sĩ và một dự án nghệ thuật.

Bên cạnh đó, cùng thời điểm này, tại lâu đài Nijo-jo có lịch sử hơn 400 năm ở cố đô Kyoto,triển lãm Hành lang châu Á cũng đang din ra, gii thiu tác phm ngh thut đương đại chn lc ca nhiu ngh sĩ tên tui ca ba nước Nht Bn, Hàn Quc, Trung Quc.

Như vậy có th nói, nghệ thuật đương đại đã được Nhật Bản chọn như một cầu nối quan trọng với thế giới, giúp người Nhật hiểu thế giới hơn. Cả ba triển lãm nói trên đều có một quá trình chuẩn bị lâu dài, hầu hết đều là các tác phẩm quy mô hoặc đòi hỏi cách cách thức vận chuyển, dàn dựng hết sức phức tạp, tốn kém chi phí. Nhưng những giá trị tri thức và cảm xúc mà nó mang lại cho người dân Nhật Bản cũng như du khách nước ngoài là vô cùng lớn. Ông Fumio Nanjo, Giám đốc MAM, bày tỏ hy vọng, triển lãm Sunshower không chỉ giới thiệu một toàn cảnh nghệ thuật đương đại Đông-Nam Á đến với công chúng Nhật Bản mà còn thúc đẩy s hiu biết ca người Nht v khu vc này, nhng sc mu cuc sng, lch s, những xung động tâm lý, tình cảm của con người nơi đây, để qua đó tiếp tục cùng nhau nghĩ về một tương lai chung của châu Á. Nhóm Giám đốc Yokohama Triennale cũng đưa ra thông đip đầy chiêm nghim: “Trong mt k nguyên mà hình dung v tương lai ca con người có phn không rõ ràng, không chc chn, nhng n lc, s tưởng tượng và s sáng to ca chúng ta có th phá v và vượt qua được gii hn tm nhìn và kh năng như thế nào? Câu hi này s tiếp tc được công chúng khám phá cùng vi các tác phm ngh thut trong Yokohama Triennale...”.

Nghệ thuật đương đại Việt Nam với các hình thức nghệ thuật ngoài tranh giá vẽ và tượng tròn salon đã hiện diện cùng đời sống xã hội đất nước qua gần 30 năm, tính từ đầu thập niên 1990. Hy vọng rằng, sự hiện diện ấn tượng của các tác phẩm Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có một số sự kiện lớn nói trên đang din ra ở Nhật Bản, sẽ góp phần khuyến khích các nghệ sĩ Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào ý nghĩa rộng lớn của hành trình nghệ thuật mà họ đang đi.

Các nghệ sĩ Việt Nam có tác phẩm trong Sunshower - Nghệ thuật đương đại Đông Nam Á từ 1980 đến nay: Trần Lương, Lê Quang Đỉnh (Dinh Q.Le), Tiffany Chung, Ưu Đàm Trần Nguyễn, Hoàng Dương Cầm, Tuấn Andrew Nguyễn, Bàng Nhất Linh. Các nghệ sĩ Việt Nam có tác phẩm trong Yokohama Triennale: Nhóm The Propeller, Tuấn Andrew Nguyễn.
Nghệ sĩ Trần Lương cho biết: “Tôi cảm thấy thỏa mãn khi Dự án Mỏ than Mạo Khê được giới thiệu trong phần Tại sao là nghệ thuật? Tại sao làm nó?, 1 trong 9 hợp phần của triển lãm Sunshower. Đây không hẳn là một tác phẩm mang ý nghĩa trưng bày đơn thuần mà nó thể hiện lại một hành trình nghệ sĩ đưa nghệ thuật đến với một cộng đồng trong xã hội, nghệ sĩ và cộng đồng ấy cũng gầy dựng một nghệ thuật khác với những gì chỉ có tính chất minh họa một chiều... Sự tham dự của các hình thức nghệ thuật đương đại trong ngữ cảnh địa phương, góp phần thay đổi những thói quen thụ động trong thực hành và thưởng lãm nghệ thuật, thúc đẩy sự phát triển ý thức xã hội của cả nghệ sĩ và công chúng là một trong những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nhận thức xã hội của nghệ thuật đương đại Việt Nam”.