Nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn thành công với công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay như khảm trai.

Mang sinh khí mới cho nghề khảm trai

Dù tuổi đời còn trẻ nhưng nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn (làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, huyện Phú Xuyên) đã góp phần đem lại sinh khí mới cho nghề khảm trai Chuôn Ngọ. Anh là một trong những người tiên phong làm các sản phẩm khảm trai chân dung; đồng thời cũng là người ứng dụng công nghệ mở kênh giới thiệu nét tài hoa về khảm trai trên các nền tảng Facebook và YouTube. Hoạt động này giúp cộng đồng hiểu thêm về giá trị văn hóa, kinh tế của các sản phẩm khảm trai.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
Hà Nội
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Hình ảnh ông Toàn (thứ hai từ phải sang) miệt mài khắc những con dấu gỗ đã thu hút nhiều khách du lịch khi tới phố cổ Hà Nội.

Nét đẹp từ con dấu gỗ

Trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), có một cửa hàng khắc dấu gỗ nhỏ xíu. Chiều rộng của cửa hàng chỉ hơn 1m, nhưng lúc nào cũng có những vị khách xúm xít ngắm người thợ cặm cụi làm con dấu. Người thợ khắc dấu đó là ông Phạm Văn Toàn. Nhiều người Việt Nam không biết đến ông, nhưng ông lại khá nổi tiếng khi xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến (bên trái) trong buổi giao lưu giới thiệu sách của ông tổ chức đầu tháng 10/2023.

Trọn đời nghiên cứu về Hà Nội

Văn hóa Hà Nội luôn có sức hút đặc biệt, vì thế, sau khi những nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Nguyễn Vinh Phúc, Giang Quân… qua đời, lại có những thế hệ tiếp nối nghiên cứu chuyên sâu về Hà Nội. Một trong số đó phải kể đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. Sau những năm tháng lao động miệt mài, ông đã cho ra đời nhiều cuốn sách về Hà Nội như: Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội, Hà Nội còn một chút này… Năm 2023, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến vinh dự được trao danh hiệu “Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2023”.
Một màn biểu diễn của Câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường.

Nghệ nhân trẻ đam mê nghệ thuật truyền thống

Từ trước Trung thu cả tháng, nghệ nhân Bùi Viết Tưởng ở xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội đã vô cùng bận rộn. Càng gần đến ngày rằm tháng 8 (âm lịch), công việc càng nhiều hơn, bởi anh là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường, lịch diễn luôn dày đặc. Song, nghệ nhân Bùi Viết Tưởng còn bận bịu vì một lý do đặc biệt: Anh vừa múa lân, vừa là người làm ra những chiếc đầu lân, anh còn là người truyền lửa cho thế hệ trẻ tiếp nối, yêu mến văn hóa cổ truyền.

Gọi tên nỗi nhớ

Tôi xa Hà Nội vào đúng những ngày mùa thu đẹp nhất. Chuyến công tác không quá dài nhưng đủ làm tôi bâng khuâng nhớ về Hà Nội. Cái nắng ẩn hiện của vùng cao nguyên tưởng như đang mời gọi, nhưng lại làm tôi xao xuyến nhớ ánh nắng trong veo rơi nhẹ trên những gợn sóng Hồ Gươm. Cái lạnh buốt buổi chiều nơi đây khiến tôi thêm cồn cào nhớ một chút se se những đêm thu Hà Nội.
Biến quà quê thành tinh hoa ẩm thực

Biến quà quê thành tinh hoa ẩm thực

Xôi vốn là món quà sáng dân dã, thân thuộc với nhiều gia đình. Có một người đã góp phần biến món quà ấy thành tinh hoa ẩm thực là Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Tuyến (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Những món xôi do bà nấu từng phục vụ nhiều vị khách quốc tế, hay cả trong một số sự kiện quan trọng của đất nước. Dẫu đã thành danh nhưng hằng ngày, bà vẫn dậy từ sớm tinh mơ để bắc bếp, đồ xôi.
Các thành viên của HanoiKids chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám để có thể thực hiện công việc dẫn tour tốt hơn.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa Hà Nội

Năm 2006, một nhóm sinh viên tập hợp nhau lại tình nguyện hướng dẫn khách du lịch tham quan, khám phá Hà Nội. Đến nay, sau 17 năm, câu lạc bộ của những bạn trẻ yêu văn hóa Hà Nội vẫn được duy trì, hoạt động ngày một bài bản, chuyên nghiệp hơn. Đó là Câu lạc bộ dẫn tour tiếng Anh tình nguyện HanoiKids (Những đứa con Hà Nội).
Ông Nguyễn Chí Thành giới thiệu một số dụng cụ nghề kim hoàn.

Người giữ lửa nghề

Phố Hàng Bạc là một trong những phố nghề đặc sắc, tiêu biểu của Thăng Long - Kẻ Chợ, nơi sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa. Do những biến đổi của xã hội, phố Hàng Bạc giờ đã chuyển sang kinh doanh vàng bạc, đá quý, chỉ có duy nhất một gia đình còn gắn bó với nghề kim hoàn. Ðó là ông Nguyễn Chí Thành, người hơn 60 năm giữ nghề chạm bạc.
Hát múa Ải Lao được gìn giữ đến hôm nay nhờ có đóng góp của Nghệ nhân Nguyễn Văn Lũy.

Gìn giữ hát múa Ải Lao

Cuối năm 2022, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã vinh danh một nghệ nhân đặc biệt - ông Nguyễn Văn Lũy (phường Phúc Lợi, quận Long Biên), người có công lớn trong việc hồi sinh và gìn giữ nghệ thuật hát múa Ải Lao.
Nghệ nhân Bùi Quốc Thi trình diễn hát văn.

Người truyền giữ chầu văn

Nghệ nhân Bùi Quốc Thi được mọi người tôn vinh là "đại thụ" của hát chầu văn. Không chỉ là một kho tàng văn hóa về thờ Mẫu, ở mỗi màn diễn xướng, ông như có sự liên thông về tâm tưởng của thanh đồng, để luyến láy những ngón đàn, điệu hát thăng hoa.
Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Tam biểu diễn cùng học trò trên sân khấu.

Giữ hồn sênh, phách cho ca trù Thượng Mỗ

Vừa làm thầy dạy cho ca nương, vừa hướng dẫn các ngón đàn đáy cho kép đàn. Không chỉ dạy miễn phí, mà còn bỏ tiền mua trang phục cho các cháu nhỏ để các cháu gắn bó với ca trù. Hiếm nghệ nhân nào phải "đóng" nhiều vai như nghệ nhân Nguyễn Thị Tam suốt mấy chục năm ròng như thế. Nhờ đó mà ca trù Thượng Mỗ hồi sinh.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng bên "kho sách" về văn hóa, văn học xứ Đoài.

Người lập "kho sách" xứ Đoài

Vốn đam mê đọc sách, yêu văn hóa xứ Đoài, anh Nguyễn Mạnh Hùng đã dành tâm huyết thành lập kho sách mang tên Xứ Đoài books tại thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng). Nơi đây có hàng nghìn cuốn sách về danh nhân xứ Đoài, do các tác gia xứ Đoài sáng tác. Nhiều nhất trong đó là các tác phẩm văn chương. Xứ Đoài thi quán mở cửa miễn phí với tất cả mọi người, là nơi giao lưu về văn hóa xứ Đoài.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan (ngoài cùng bên phải) cùng các “con hát” trong Câu lạc bộ hát dô Liệp Tuyết.

Vượt qua tục cổ tìm lại hát dô

Xứ Đoài là một miền cổ tích với nhiều điều bí ẩn. Ở Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai, Hà Nội) xưa kia có tục lệ 36 năm mới tổ chức lễ hội hát dô một lần. Lời nguyền ấy không ai dám vượt qua, khiến cái hay, cái đẹp hát dô có nguy cơ biến mất. Chấp nhận những “rủi ro” có thể đến, bà Nguyễn Thị Lan đã đi tìm lại những điệu hát dô suốt 30 năm qua.
Một gia đình có ba thế hệ nghệ nhân

Một gia đình có ba thế hệ nghệ nhân

Tình yêu, niềm say mê với nghề mây tre đan được gia đình Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (trong ảnh) trao truyền qua các thế hệ. Ba thế hệ của gia đình ông đều được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ở lĩnh vực này. Sản phẩm mây tre đan của gia đình ông chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Nghệ nhân Đào Anh Tuấn giới thiệu những nhạc cụ do gia đình mình sản xuất.

Giữ hồn âm thanh Việt

Sinh ra ở làng đàn Đào Xá, là con của Nghệ nhân Ưu tú duy nhất của làng, nhưng anh Đào Anh Tuấn lại chọn con đường lập nghiệp theo hướng khác. Nhưng rồi, sau những bôn ba, khi đã qua nhiều trải nghiệm cuộc sống, anh Tuấn mới hiểu nỗi lòng, hiểu công việc của cha anh. Tiếng đàn Đào Xá đã “gọi” anh về...

Một tác phẩm đình làng do Trương Văn Bộ thi công.

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.

Bức Mùa thu Hà Nội của Nguyễn Duy Duy.

Thông điệp tình yêu qua đèn giấy 3D

Kết hợp nghệ thuật cắt giấy của Nhật Bản với cách làm đèn kéo quân của Việt Nam, Nguyễn Duy Duy đã tạo ra những chiếc đèn giấy rất có hồn. Duy dành nhiều sáng tác về ký ức tuổi thơ, về Hà Nội, về văn hóa Việt Nam, để truyền tải tình yêu đến cộng đồng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết (thứ hai từ trái sang) trao đổi với các nhà nghiên cứu về điêu khắc Việt Nam truyền thống.

Bốn thế hệ giữ nghiệp dựng nhà cổ

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết có bốn đời giữ nghề điêu khắc truyền thống. Nhưng thế hệ thứ tư của gia đình ông không chỉ hài lòng với kiến thức "cha truyền con nối", mà quyết tâm theo học những kiến thức từ trường lớp để trở về nối nghiệp gia đình.

Nghệ nhân Quách Thị Bắc thực hiện công đoạn làm thiên nga bông.

Nối nghiệp thiên nga bông

Bên mâm cỗ trông trăng của người Hà Nội xưa thường có một cặp thiên nga bông trắng muốt đặt trong chiếc lẵng nhỏ. Vừa “làm cảnh”, vừa là thứ đồ chơi đặc biệt mà đứa trẻ nào cũng mong ước. Cả Hà Nội chỉ mình cụ Vũ Thị Thanh Tâm còn giữ nghề làm thiên nga bông. Tưởng rằng nghề ấy sẽ đi theo cụ khi đôi tay yếu dần và cụ cũng ngoài 90. Nhưng giờ, cụ đã có người nối nghiệp...
 

Để vui hơn những ngày sau

Từ sáng sớm, con ngõ nhỏ nhà tôi đã nhộn nhịp hơn thường ngày. Bà cụ bán nước ở đầu ngõ đã bán hàng trở lại, khách ra vào hỏi han chuyện trò xôn xao. Đây vốn dĩ là những thanh âm quen thuộc suốt bao nhiêu năm qua, cho đến khi dịch Covid-19 xuất hiện. Sự yên lắng trong những ngày giãn cách đã tạm lui, chính quyền thành phố đã từng bước nới lỏng các hoạt động buôn bán, kinh doanh để bảo đảm đời sống và việc làm cho người dân.

back to top