Tiêu điểm

Hươu cao cổ, từ trước tới nay, chưa từng là một loài sinh vật xa lạ với bất cứ ai. Bất cứ em nhỏ học sinh nào cũng có cơ hội nhìn thấy chúng, biết về chúng, thích thú với dáng hình đáng yêu của chúng.

Tiêu điểm

Nhưng bây giờ, tin được không, loài vật ấy đã được đồng thuận đưa vào danh sách phụ lục II của Công ước CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật - thực vật hoang dã). Nghĩa là, hươu cao cổ đang được các nước thành viên CITES đánh giá là "đang ở trong tình trạng nguy cấp".

Làm sao điều này có thể xảy ra?

Làm sao, theo nhận định của Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật HSI, loài hươu cao cổ lại đối diện nguy cơ "tuyệt chủng trong thầm lặng", mà việc đưa vào phụ lục của CITES "là một quyết định sống còn" đối với chúng?

Chúng ta đã làm gì, để hươu cao cổ phải "sánh vai" với cá mập Mako vây ngắn, hay tê giác trắng phương Nam?

Ảnh Perthzoo