Thiên nhiên kỳ thú ở DMZ

Có vẻ là nghịch lý nhưng hơn 2/3 những điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới đều đã từng là vùng xung đột ít nhất một lần từ năm 1950 cho tới năm 2000, có nơi còn bùng nổ xung đột nhiều lần, theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Bom đạn và chất hóa học khiến hệ động thực vật ở nhiều vùng bị hủy hoại. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, súng ngừng bắn và những lực lượng vũ trang rút lui, thiên nhiên có sức mạnh hồi sinh không ngờ và những “khu bảo tồn” không định trước xuất hiện trong sự ngỡ ngàng.

Động vật hoang dã trong khu DMZ liên Triều.
Động vật hoang dã trong khu DMZ liên Triều.

Ông Thor Hanson, nhà sinh hc M và tác gi ca nghiên cu tác động môi trường do chiến tranh cho biết: Khi con người buc phi ra khi vùng xung đột hay tranh chp lãnh th, thiên nhiên hoang dã thường xut hin tr li. Nhng vùng này có đa dng sinh hc cao, hiếm khi có bóng dáng con người, và đó là mt sn phm ph thú v ca các cuc xung đột. Hu hết các khu phi quân s (DMZ) và nhng khu hun luyn quân s là nhng nơi dân thường không được phép trng trt, xây dng hay khai thác các ngun li t nhiên, cho nên có th vô tình tr thành nơi bo v hay bo tn môi trường sng t nhiên, ông chia s.

Bất ngờ ở khu phi quân sự liên Triều

Từ năm 1953 khi hiệp định đình chiến được ký kết giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên, một khu phi quân sự giữa hai miền được thiết lập kéo dài 250 km và rộng bốn km. Quân đội vẫn lưu lại và thường dân rất hiếm khi được phép vào DMZ. Tháng 5 vừa qua, camera phía Hàn Quốc đã ghi lại được hình ảnh của gấu đen châu Á, loài động vật hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ở nơi đây. Cũng có những bằng chứng cho thấy báo đốm Amur, sơn dương đuôi dài Amur sống ở đó. “Chúng tôi gọi vùng này là một thiên đường bất ngờ. Các nhà khoa học ngạc nhiên bởi sự hồi sinh mạnh mẽ của tự nhiên. Quả là một điều hiếm thấy. Nhiều nhà khoa học thật sự muốn nghiên cứu điều gì đã diễn ra ở đây trong hơn sáu thập niên vừa qua”, ông Lee Seung-ho, chủ tịch diễn đàn DMZ, một nhóm đã có những chiến dịch bảo vệ các di sản văn hóa và sinh học của vùng này nói.

Thiên nhiên kỳ thú ở DMZ ảnh 1

Theo báo cáo của Bộ môi trường Hàn Quốc, DMZ là ngôi nhà của hơn 5.000 loài sinh vật hoang dã, trong đó có 106 loài ở tình trạng cần được bảo vệ. Sếu đầu đỏ và cò thìa mặt đen là những loài động vật quý hiếm được tìm thấy ở đó giữa những bãi mìn và những thị trấn bỏ hoang. DMZ còn là nơi trú ngụ an toàn cho những loài chim di cư. Ông Lee nói rằng các nhà sinh học không được phép vào khu DMZ, nhưng họ có thể biết những gì nằm bên trong hàng rào bằng cách nghiên cứu Khu kiểm soát dân sự (CCZ) được thiết lập ở phía Hàn Quốc như một vùng đệm dưới ranh giới phía nam của khu DMZ. Một phần của CCZ được thiết kế như “khu bảo tồn sinh học” được UNESCO công nhận sự đa dạng sinh học của nó.

Năm ngoái, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết nhằm “chuyển đổi khu phi quân sự thành khu vực hòa bình với ý nghĩa nguyên gốc của từ này” bằng cách kết thúc mọi hoạt động thù địch dọc theo biên giới. Vừa qua, Hàn Quốc đã mở cửa các “Con đường Hòa bình” cho số khách du lịch giới hạn tham quan DMZ.

Thiên nhiên kỳ thú ở DMZ ảnh 2

Bảo vệ “Ðường Xanh” ở Síp

Nằm sâu trong vùng biển Địa Trung Hải, quần đảo Síp chia đôi bởi một “Đường Xanh”. Sự phân chia này được thực hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước trong cuộc đụng độ giữa người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi đất nước độc lập khỏi Anh. Năm 1974 Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân can thiệp và chiếm đóng miền bắc đảo Síp sau cuộc đảo chính của một nhóm sĩ quan gốc Hy Lạp có ý định sáp nhập Síp vào Hy Lạp. Ngày nay Đường Xanh chạy ngang thành phố Nicosia chia hòn đảo thành hai phần, tạo nên một vùng đệm giữa hai miền Nam Bắc do Cộng hòa Síp và Cộng hòa bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ (như họ tự gọi và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận) kiểm soát. Vùng đệm kéo dài 180 km do Liên hợp quốc kiểm soát, ở một số chỗ rộng vài kilomet, có nơi chỉ rộng vài mét.

Bị bỏ hoang trong nhiều thập niên, hầu hết những nơi ở và các trang trại đã dành chỗ cho sinh vật hoang dã phát triển. “Khu vực dành cho dân sử dụng” và vài làng mạc khác nằm trong vùng đệm được mở cửa cho dân, ngày nay có hơn 10.000 người sống, làm việc trong đó. Phần còn lại nằm trong khu vực hạn chế sự tiếp cận cũng như toàn bộ hoạt động của con người. Loài hoa lan ong và tulip mọc lan tràn ở vùng đệm, cùng với ít nhất 356 loài thực vật khác. Cừu hoang mouflon, một loài vật nhút nhát có sừng cong đã phát triển ồ ạt trong khu vực này lên tới hàng trăm con. Thằn lằn chân ngắn, chim te te, chuột gai được cho là nằm trong danh sách nguy hiểm hoặc tuyệt chủng ở Síp đến khi chúng được tìm thấy sinh sống ở vùng đệm năm 2007.

Thiên nhiên kỳ thú ở DMZ ảnh 3

Thiên nhiên lấn át những ngôi nhà đổ nát trong vùng đệm ở Sip.

Mặc dù hạn chế, hoạt động của con người trong vùng đệm vẫn có thể làm hại môi trường. Đổ chất thải bất hợp pháp đã trở thành vấn đề nghiêm trọng, anh Aleem Siddique thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Síp đã từng đi dọn dẹp sạch dọc theo hai bãi biển của DMZ cho biết. Anh cũng nói rằng lực lượng UN có vai trò “tế nhị” ở Síp. “Chúng tôi cố hết sức để bảo tồn và bảo vệ cảnh quan cũng như sự đa dạng của động thực vật ở vùng đệm, đó là còn chưa đề cập tới sứ mệnh bảo vệ lịch sử của nó dưới ánh sáng của những cuộc hội đàm hòa bình gần đây, trong lúc hỗ trợ tình trạng bình thường quay trở lại. Môi trường có thể là chất xúc tác đưa hai cộng đồng lại gần nhau cùng làm việc vì mục đích chung”.

Thiên nhiên chiếm chỗ hầm trú ẩn

Những dây thép gai cắt qua Cao nguyên Golan, một bình nguyên xù xì nằm giữa Israel và Syria. “Đường Tím” là biên giới chia rẽ hai đất nước được tạo ra sau cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 khi Israel giành lấy Cao nguyên Golan từ Syria. Ở đây Liên hợp quốc kiểm soát khu phi quân sự trên diện tích hơn 230 km2. Chỉ có một vài thị trấn và làng mạc nằm trong DMZ, được canh gác kỹ lưỡng bởi các chốt kiểm tra và lực lượng tuần tra. Rất ít người được đi qua đường này. Nhưng vượt qua các công sự và bãi mìn, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cho biết rằng có “những động thực vật nguy hiểm nhưng tuyệt đẹp”.

Núi Hermon trên Cao nguyên Golan thống trị nửa phần phía bắc của vùng đệm là ngôi nhà của rừng sồi và điều, những loài lan quý hiếm, mèo rừng, linh dương, linh cẩu và lợn rừng. Theo Hội các nhà nghiên cứu bướm của Israel, núi Hermon còn là ngôi nhà của 100 loài bướm, bao gồm những loài chưa từng được biết tới trước đây, được phát hiện năm 2017. Vùng đệm và những công sự thành nơi trú ẩn của loài sói và chim kền kền, theo ông Shmulik Yedvab, Hội bảo vệ thiên nhiên ở Isarel. Tuy vậy ông Yedvab nói rằng đường ranh giới được gia cố đã phá vỡ môi trường sống của nhiều loài di cư. Ước tính 500 triệu con chim di chuyển qua Israel hai lần một năm từ châu Âu và châu Á tới khu vực trú đông ở châu Phi, thường nghỉ chân tại Cao nguyên Golan.

Thiên nhiên kỳ thú ở DMZ ảnh 4

Bướm trên núi Hermon, cao nguyên Golan.

Theo ông Yedvab, loài sói thậm chí đi kiếm ăn trên bãi mìn, nơi con người không dám đặt chân và hầu hết động vật nhẹ nên khó gây nổ. Cứ vài kilomet, những hầm trú ẩn quân đội không còn sử dụng nữa lại thu hút những bầy động vật. “Hầu hết là dơi, nhưng cũng có nhím, cáo, cú và những loài khác. Một khi hòa bình trở lại, những chiếc hầm sẽ phục vụ cho động vật hoang dã tốt hơn con người”.

Điều gì sẽ xảy đến với DMZ và sự đa dạng sinh học quý giá bên trong đó? Câu hỏi thật khó trả lời, bởi môi trường sống khó có thể giữ gìn một khi tình hình thay đổi. Mặt khác, ông Lee vẫn tin rằng bảo vệ môi trường sống tự nhiên ở khu DMZ liên Triều có thể giúp bảo đảm hòa bình kéo dài, môi trường nơi này có thể xem như “một công cụ ngoại giao” nhằm xây dựng sự tin cậy, và sau đó kéo hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau.