Sáu tác động của TPP đến kinh tế Việt Nam

NDO -

NDĐT- TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có những tác động rất lớn đến kinh tế vĩ mô, đến tăng trưởng kinh tế và đến từng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì vậy, theo TS. Thành, cần phải hiểu và có sự chuẩn bị thật kỹ càng để có thể tận dụng được những cơ hội mà TPP mang lại.

Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ tạo điều kiện gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu, thay vì làm gia công là chủ yếu như hiện nay. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có vị trí nhất định tro
Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ tạo điều kiện gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu, thay vì làm gia công là chủ yếu như hiện nay. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có vị trí nhất định tro

Trong Báo cáo Tác động của TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lên nền kinh tế Việt Nam của VEPR công bố ngày 3-8 mà TS Nguyễn Đức Thành làm chủ biên đã chỉ ra sáu tác động chính ở khía cạnh vĩ mô của TPP vào nền kinh tế Việt Nam khi ra nhập.

Thứ nhất, khẳng định sự cấp thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, đất đai. Báo có chỉ rõ, càng hội nhập thì Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ khi mà nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Nền kinh tế rất cần những lao động có kỹ năng không chỉ để tận dụng các lợi thế so sánh hiện có mà còn giúp tạo thêm những lợi thế mới.

Thứ hai, khi hiệp định TPP được thực thi, dòng dòng thuế quan sẽ giảm 0%, điều này làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Do đó, Chính phủ có thể bù đắp nguồn thâm hụt này bằng các nguồn khác như tăng các loại thuế khác, tăng vay nợ hoặc cắt giảm chi tiêu thường xuyên… Tuy nhiên, sẽ có một số chính sách đó có thể cản trở nỗ lực hồi phục của nền kinh tế và tăng khả năng xảy ra bất ổn kinh tế vĩ mô. Do vậy, tùy từng giai đoạn và mục tiêu chính sách, các biện pháp cân bằng cán cân ngân sách này cần phải được cân nhắc để bảo đảm được sự ổn định vĩ mô và khuyến khích được sản xuất và tiêu dùng.

Thứ ba, liên quan đến vấn đề nhập khẩu gia tăng trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh nhằm tăng năng suất và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Với những ngành kém lợi thế sau hội nhập, cần quan tâm và đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả.

Thứ tư, việc tham gia TPP ngày này, các quốc gia quan tâm hơn đến các vấn đề giảm hàng rào phi thuế qua như cắt giảm chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu… AEC hướng tới việc hình thành một thị trường chung cho toàn bộ các nước thành viên với mục đích thu hút đầu tư từ ngoài khối. Đặc biệt, khi tham gia TPP Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những yếu tố không thương mại như những nội dung liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ…

Thứ năm, các hiệp định thương mại tự do ngày nay có xu hướng tiến tới cắt giảm hoàn toàn hàng rào thuế quan và đưa mức thuế nhập khẩu về 0 đối với hầu hết các nhóm hàng hóa. Chính vì vậy, các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế để bảo vệ các ngành hàng sản xuất nội địa của mình. Hiện trình độ và công nghệ liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Thứ sáu, với những ưu đãi khi gia nhập TPP và các các hiệp định thương mại khác, cùng với sự gia tăng các dòng thương mại, các nước trong và ngoài hiệp định sẽ tăng cường dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI. Bởi vậy, việc cải cách hành chính, chính sách đầu tư, phát triển các ngành phụ trợ… nhằm tận dụng những lợi ích mà TPP đem lại rất là quan trọng.

Như vậy, dưới tác động của TPP, Việt Nam sẽ được gia tăng về tiêu dùng và đầu tư, đặc biệt là nhờ những ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, dệt, da giầy tăng sản lượng và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đức Thành, các ngành này “đòi hỏi” lao động giá rẻ để thu hút đầu tư, do vậy, khi mức lương của Việt Nam tăng liên tục thì những nhà đầu tư nước ngoài sẽ “cân nhắc” và có thể sẽ tìm và lựa chọn quốc gia khác để đầu tư.

“Do đó, Việt Nam không nên phụ thuộc vào những ích lợi ngắn hạn mà TPP mang đến, mà thay vào đó nên tiếp tục và đẩy mạnh những nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực đã được khuyến nghị” - TS Nguyễn Đức Thành nói.