Lý Láo Lở - cứ đi rồi thành đường

Lý Láo Lở vẫn giữ vẻ hồn nhiên dễ thấy của một người con núi rừng. Nhưng chàng trai đó, bằng đôi bàn tay trắng, đã xây lên một cơ ngơi từ nền đất trống. Anh làm để giữ vốn văn hóa của người Dao.

Lý Láo Lở và bài thuốc cổ truyền.
Lý Láo Lở và bài thuốc cổ truyền.

“Thằng Lở lừa người bản”

Đầu nhng năm 2000, mi ln xung Sa Pa có vic, Lý Láo L li phát hin ra rng thuc ca người Dao T Phìn được bán dưới này rt nhiu, vi giá rt đắt, nhng hơn trăm nghìn đồng mt ln tm. Có v thuc được mua rt r t chính bn ca L, nhưng không đậm bng, không đủ v thuc ly t rng; và cũng có nhng loi thuc mà đời L - ln lên trong mt cái nhà chuyên đi ly thuc T Phìn - chưa bao gi biết. Chuyn đó làm L suy nghĩ rt nhiu.

Từ đó, ý định mở xưởng chế biến thuốc tắm xuất hiện trong Lở. Rồi thật duyên, Lở gặp các giáo sư của Trường đại học Dược Hà Nội lên thực hiện một dự án nghiên cứu cây thuốc bản địa ở Sa Pa. Lở và mẹ là bà Lý My Chn, đã giúp đỡ các nhà khoa học tìm hiểu về thuốc của người Dao. Kết thúc dự án, nhận thấy giá trị của các bài thuốc tắm người Dao, cộng với nguy cơ mất nghề và sự biến mất của nhiều loại thảo dược quý, các nhà khoa học quyết định hỗ trợ Lý Láo Lở mở công ty.

Ban đầu, chỉ có 14 cổ đông - cũng là những người Dao cùng bản mà Lở kêu gọi góp vốn mở công ty. Nền tảng của công việc kinh doanh là bài thuốc được gìn giữ bởi ba người phụ nữ lớn tuổi trong xã Sa Pả. Trong đó, có mẹ của Lý Láo Lở. Gọi là “cổ đông” nghe oai, nhưng mọi người góp vốn bằng công sức. Mười năm trước thành lập, không ai có đồng tiền nào. San nền, rồi góp gỗ, góp gạch xây lên một căn nhà, đặt vào mấy thùng gỗ tắm, rồi bắt đầu kinh doanh. Không có một hình thức quảng cáo hay thậm chí là cái biển hiệu ở ngoài bản du lịch, chỉ trông vào truyền miệng. Công ty được đặt tên là “Công ty cổ phần kinh doanh cây thuốc bản địa Sa Pa” - tên tiếng Anh là Sapanapro. Từ bản du lịch Tả Phìn, đi qua một con đường đất hơn hai cây số nữa mới đến Sapanapro.

Mấy năm đầu, Sapanapro chỉ có ba người, gồm Lở và hai nhân viên. Mỗi tháng, lương của một người chỉ 400 nghìn một tháng, mà lắm lúc còn phải nợ. Mỗi ngày có một đến hai khách vào tắm, có những khi cả mấy ngày liền không có khách. Mọi người vẫn phải làm ruộng làm nương. Cứ thay phiên nhau, ở công ty một người, còn hai người, đầu năm thì đi làm nương ngô, giữa năm thì đi cấy lúa, để duy trì cuộc sống. Người trong bản bàn tán, thằng Lở nó lừa mọi người. Bản thân Lở cũng nhiều lúc tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc. Nhưng một phần bởi chính sự tự ái với những người đã góp công cùng mình lập nên cơ sở này, một phần bởi vẫn cố nuôi niềm tin rằng Sapanapro có tương lai, nên Lở tiếp tục động viên mọi người cùng làm.

Lý Láo Lở - cứ đi rồi thành đường ảnh 1

Người Dao ở Tả Phìn với bài thuốc cổ truyền đã được sản xuất thành hàng hóa.

Cứ đi rồi thành đường

Cứ chật vật duy trì như thế, tốc độ tăng trưởng chậm chạp, phải đến tận năm 2010, Lở mới thật sự có lãi. Năm ấy, lần đầu tiên sau bốn năm loay hoay với công ty, Lở mới dám chắc rằng Sapanapro có tương lai.

Những hợp đồng đầu tiên của Sapanapro thật ra đã xuất hiện từ năm 2007, khi một công ty ở Hà Nội lên tìm Lở chỉ sau năm tháng Lở thành lập công ty, hỗ trợ dây chuyền đóng gói và bao tiêu sản phẩm thuốc tắm. Nhưng khách biết đến không có nghĩa là thành công: Lở không có nhân lực, không có quy trình, không có kinh nghiệm quản lý. Ông “giám đốc” xuất thân từ rừng núi đã phải mày mò dưới sự hướng dẫn của những vị cố vấn đến từ Hà Nội.

Sapanapro bây giờ vừa sản xuất thuốc đóng gói vừa là địa điểm tắm thuốc lá người Dao - hai hình thức bổ trợ cho nhau. Khách đến Sapanapro bây giờ sẽ được ngâm mình trong những chiếc thùng tắm nước nóng già, mang một thứ màu nâu huyền bí được nấu từ hơn mười loại lá thuốc khác nhau. Có những loại được trồng ở khắp nơi trên những sườn đồi của Sa Pả, làm thành hàng rào, nở hoa trắng đồi. Nhưng cũng có những loại hiếm, khó trồng. Sau mấy năm, cái cây trồng lên chỉ cao qua thắt lưng người một tý. Những cây ấy đồng bào phải hái ở trên rừng về. Gỗ từ thùng tắm cũng là gỗ cây pơ mu. Nhưng không có cây pơ mu nào được chặt: Lở nhờ đồng bào đi tìm những gốc cây pơ mu cũ trên rừng, những gốc cây cổ thụ mà người ta đã chặt đi từ bao giờ, đánh cái gốc ấy lên “mót” gỗ làm thành những tấm ván đóng thùng tắm.

Xác định được mô hình vừa kinh doanh dịch vụ vừa sản xuất; Lở lại phải tìm đầu ra. Mở công ty, lần đầu tiên trong đời Lở xuống Hà Nội để đi vào những cái “spa” của người xuôi, tự tiếp thị sản phẩm.

Lý Láo Lở có một khuôn mặt khó lẫn của một người Dao Đỏ và cả cách trò chuyện, tư duy của anh cũng chất phác như thế. Sẽ khó có thể bắt chàng trai sinh năm 1982 này giải thích về cơ chế phát hành “cổ phiếu” của Sapanapro. Anh chỉ nghĩ đơn giản: công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi, thì nên tìm cách làm lợi cho cộng đồng. Mỗi năm, công ty chọn ra 10 hộ nghèo trong địa phương, rồi chia cho họ 50 cổ phiếu của công ty. Cổ phiếu ấy, ngoài giá trị cổ tức, còn là một hình thức cam kết của các hộ dân ấy với việc xây dựng Sapanapro. Các “cổ đông” sẽ chung sức xây dựng công ty.

Đó là mt đặc đim quan trng ca Sapanapro: tính cng đồng. Ngay ngoài cng vào, công ty này t mô t mình là mt Doanh nghip cng đồng bng dòng ch viết dưới tên Sapanapro. Nó hot động gn ging như mt hp tác xã, vi mc tiêu sinh li cho người dân bng nhng bài thuc truyn thng ca h. Mỗi nhà có một vườn trồng cây thuốc. Vườn thuốc ấy được xây dựng bằng hình thức đổi công: nhà nào rào vườn, thì các hộ khác sẽ đến làm cùng. Ai làm thì tính công trên sổ sách. Đến khi nhà ấy có việc chung của công ty, thì các hộ “nợ công” lại đến trả.

Công ty bây giờ đã có hơn 150 “cổ đông”, tức là hơn 100 hộ dân cùng trồng hái cây thuốc, cùng giữ gìn và hưởng lợi từ việc kinh doanh của Sapanapro. Những bài thuốc tắm của người Dao Đỏ giờ đã được Lý Láo Lở đóng gói gửi xuống tận Hà Nội để bán. Năm ngoái, đến mùa chia cổ tức, nhà nào nhận ít thì được ba, bốn triệu đồng; nhà nào cao, nhận 17 triệu đồng.

Tương lai những bài thuốc

Ở đó, trên những sườn đồi mà người dân cùng góp lại, Sapanapro xây dựng một khu vườn ươm để nhân giống cây thuốc trước khi giao cho bà con trồng trong vườn nhà. Lẫn trong những cây dương xỉ, những cây thân gỗ tán cao, là những cây thuốc người Dao. Ở đó, cũng có những cây được trồng lên chỉ với mục đích bảo tồn: Chúng lớn quá chậm và hiện lá cây dùng cho kinh doanh chỉ có thể được khai thác từ trên rừng. Nhưng Lý Láo Lở vẫn trồng, cho một tương lai xa.

Con đường đi vào Sapanapro bây giờ đã được đổ bê-tông. Trước cửa công ty, đã có nhiều xe hơi sang trọng đỗ lại. Khách cả Tây, cả Việt xếp hàng chờ đến lượt vào tắm. Những chiếc thùng tắm, giờ cũng đã to hơn kích thước thông thường của người Dao: chúng được dùng để phục vụ cho cả những vị khách nước ngoài.

Nhưng phía trước của cái công ty nằm cheo leo trên núi này vẫn đầy rẫy khó khăn. Công việc phát triển, nghĩa là đòi hỏi nhân sự nhiều hơn. Đồng bào trong vùng không có trình độ, ai học cao nhất chỉ đến được lớp 9. Ai học cao thì đều ở lại tỉnh làm việc. Bây giờ Lý Láo Lở muốn tìm một vị trí “phó giám đốc” và một nhân viên “phát triển thị trường”, đã hai năm nay chẳng biết tìm ở đâu ra. Tuyển người Kinh vào làm quản lý thì rất khó: trong môi trường văn hóa đặc thù này, ai không hiểu, không cảm được văn hóa của người đồng bào thì sẽ cảm thấy vô cùng “lệch”. Người đồng bào có nhiều ngày kiêng, nhiều phong tục, thậm chí là đến ngày kiêng thì có yêu cầu thế nào họ cũng sẽ không đi làm. Chính Lý Láo Lở cũng thừa nhận rằng có nội quy rồi, nhưng đòi hỏi nhân sự của mình làm theo kỷ luật là rất khó. Phải là người Mông, người Dao, hiểu được thứ ấy mới làm cùng được. Công ty có tiền đề rồi, nhưng để phát triển, đặc biệt là về mặt tiếp thị hình ảnh, xây dựng thương hiệu, còn những khó khăn cao như quả núi Fansipan trước mắt.

Dưới sườn đồi, nơi Lý Láo Lở đặt khu dịch vụ tắm thuốc người Dao của mình, có một cây pơ mu lớn. Cây pơ mu đã lâu năm, đường kính đến non mét, vươn lên cao như tòa nhà nhiều tầng nằm giữa những đám cây lúp xúp, như một biểu tượng. Và cây pơ mu đơn độc ấy, thứ gỗ vốn được sử dụng nhiều trong đời sống của đồng bào, giờ như là ẩn dụ cho những gì có khả năng phai tàn: Nó giống những giá trị văn hóa của người Dao Đỏ mà Lý Láo Lở đang cố giữ gìn.