Dân “nhờn” luật hay do thực thi yếu?

Xây dựng văn hóa giao thông (VHGT) từ lâu được xem là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT). VHGT chính là ý thức chấp hành luật và cách ứng xử của người với người khi tham gia giao thông. Nhưng thời gian gần đây, VHGT đang có dấu hiệu xuống cấp với nhiều biểu hiện bất tuân luật pháp.

 Nghiêm túc trong quy trình đào tạo, sát hạch lái xe góp phần cải thiện tình hình giao thông. Ảnh | TL
Nghiêm túc trong quy trình đào tạo, sát hạch lái xe góp phần cải thiện tình hình giao thông. Ảnh | TL

Pháp luật ra đời là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội và nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mọi công dân trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc toàn thế giới. Chính vì vậy, Bộ luật giao thông được ra đời nhằm quy định hành vi giao thông và yêu cầu người tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dân Việt Nam còn thiếu hiểu biết pháp luật nói chung, Luật Giao thông nói riêng, vì vậy, người điều khiển phương tiện giao thông thường xuyên có hành vi vi phạm giao thông.

Không ít người điều khiển phương tiện giao thông tuy đã được cấp bằng nhưng lại không nắm được luật vì chưa bao giờ đọc bộ câu hỏi trong phần thi cấp bằng lái xe, cho nên mỗi khi lưu thông thường có tâm lý “sợ cảnh sát giao thông”. Ngược lại, nhiều trường hợp nắm rõ, nắm chắc luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, trong đó có không ít người đang là cán bộ thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, nhiều người đăng tải trên mạng xã hội những đoạn video “bắt lỗi” khiến cho việc thực thi pháp luật của lực lượng này cũng ít nhiều gặp khó khăn.

Vì lý do thiếu hiểu biết pháp luật, cộng với việc những hành vi tiêu cực của một số cảnh sát giao thông (CSGT), cho nên khi bị tuýt còi, nhiều người chọn cách xin xỏ, biện mọi lý do, “gọi điện thoại cho người thân” hoặc đút lót để được cho qua. Chính vì vậy, người dân đã “vô tình” tiếp tay cho hành vi tiêu cực và hình thành thói xấu trong văn hóa giao thông.

Không khó để bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông sẵn sàng vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, bấm còi inh ỏi, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, đèo ba, đèo bốn khi đi xe máy, sử dụng đồ uống có cồn tham gia giao thông... Cứ chỗ nào vắng bóng CSGT là người ta sẵn sàng phạm luật. Hành vi này đang ngày càng phổ biến, không chỉ của cá nhân mà còn là hành vi của cả đám đông mà thí dụ điển hình là việc hàng trăm xe máy ngang nhiên “phớt lờ” biển cấm để lên cầu vượt vào giờ cao điểm, hay tại nhiều ngã tư, đèn đỏ còn cả chục giây nhưng hàng chục người vẫn vô tư đi qua.

Thêm vào đó, vẫn có tình trạng người thực thi công vụ đôi khi còn “nể nang”, chưa thật sự kiên quyết, hoặc né tránh, không thực thi đầy đủ trong việc xử lý vi phạm về giao thông, vô hình trung gây ra sự “nhờn luật” cho một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông.

Cũng bởi “nhờn luật” nên khi vi phạm Luật Giao thông, nhiều người có hành vi chống đối, cản trở, thậm chí chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ. Vụ việc tại TP Sơn La ngày 2-7 vừa qua đã thể hiện rõ hiện tượng này. Sự việc chỉ đơn giản là nam thanh niên không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy bị lực lượng cảnh sát tuần tra yêu cu dng xe, lp biên bn vi phm v trt t an toàn giao thông (ATGT), nhưng thanh niên này liên tc có hành vi chng đối, buông li chi bi, lăng m các chiến sĩ công an đang làm nhim v. Mc dù nhiu người chung quanh can ngăn nhưng thanh niên này càng hung hăng hơn, còn gi thêm c b m ti để khiêu khích.

Ngoài các biu hin trên, hin tượng xe khách, xe ti “làm lut” trên các tuyến đường b vn còn, dn đến tình trng xe khách ch quá s người quy định, xe ti ch quá ti, xe dù, bến cóc vn xut hin nhan nhn gây ra bất bình đẳng trong vận tải hành khách, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng, mất ATGT.

Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã được nâng lên, đủ sức răn đe. Nhưng thiết nghĩ, công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông cần triển khai sâu rộng, liên tục, triệt để tới mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân mới có thể nâng cao nhận thức dẫn tới thay đổi hành vi giao thông của người dân một cách tích cực. Đồng thời, lực lượng chức năng phải tôn trọng pháp luật, kiên quyết trong mọi hoạt động nghiệp vụ, xử lý nghiêm những công dân coi thường luật pháp thì pháp luật mới đi vào cuộc sống, mới điều chỉnh được hành vi của con người.