Phép trừ của đô thị hóa

Bé Anh đã nghỉ bán rau đêm.

“Em nghỉ bán rau gồi. Người ta đuổi”, vẫn cái giọng hơi ngọng của Bé Anh nói qua điện thoại, “Em ở nhà gữ con”. “Thế ai nuôi bọn trẻ?” - “Dạ, bà con, hàng xóm giúp”.

Một góc TP Hồ Chí Minh. Ảnh | Trần Sơn
Một góc TP Hồ Chí Minh. Ảnh | Trần Sơn

Bé Anh là tên bà mẹ 28 tuổi, có sáu đứa con. Đứa nhỏ nhất năm tháng, đứa lớn tám tuổi. Gia đình cô, từ ông bà, ba mẹ là người gốc quận Tư. Má của cô có căn nhà hơn 20 m2 mặt hẻm đường Nguyn Hu Hào, dưới chân cầu Ông Lãnh từ hơn 15 năm trước. Người ta hay gọi đây là “chợ Hãng Phân”, vì nghe nói từ thời chiến tranh có nhà kho phân đạm lớn đặt ở đây. Bà m nhí và sáu đứa nhỏ ngày nào cũng túm tụm quanh cái kệ rau từ sáng tới 10 giờ đêm. Ngày nào đi về muộn tôi ghé mấy mẹ con mua vội nắm rau, hành. Luôn thấy có một, hai đứa không mặc quần chạy quanh.

Hai tuần nay không thấy bầy trẻ đâu. Tôi hỏi người chung quanh. “Bé Anh hả? Tội nghiệp, nhà nó bị giải tỏa. Mẹ con nó với ngoại chuyển về huyện Nhà Bè rồi”, chị bán bún gần đó nói. Tôi xin số điện thoại gọi mới hay người ta giải tỏa dãy nhà để sửa lại trường học, cũng chuẩn bị đưa cao ốc chung cư cao cấp của Nguyễn Kim đối diện vào mở bán và sử dụng. Người ta mới gọi điện mời chào tôi mua căn hộ ở dán này vi giá 45 triệu đồng một mét vuông.

Căn nhà mái tôn của má Bé Anh tuy đã đây được hơn 15 năm nhưng không có sổ đỏ nên chỉ được đền bù hơn 100 triệu đồng. Bà dắt díu đứa con gái với sáu đứa cháu về tít chỗ xa nhất của huyện Nhà Bè mua cái nhà nhỏ, mở sạp bán rau ở đầu hẻm.

Bé Anh phụ má và giữ sáu đứa con. Bà con, hàng xóm thấy tội quá, ai có gì cho nấy. Duy nhất đứa tám tuổi được đến trường ở lớp học tình thương.

“Ba nó đi làm có đóng góp nuôi con được khá không?”, tôi hỏi, “Má em đuổi ổng đi luôn gồi chị. Ba nó cũng đi làm cho người ta nhưng có tiền ăn xài hết trơn không đem về nuôi con, đã vậy còn về nhà tranh ăn ca con”. “Hỏi gì vô duyên dữ?”, tôi tự nghĩ, tự thấy xấu hổ.

Bé Anh không phải người duy nhất bị dạt ra khỏi quận Tư, căn nhà cô được sinh ra và lớn lên chỉ cách chợ Bến Thành chưa đầy 1,5km. Hàng loạt chung cư cao cấp đua nhau mọc lên dọc kênh Tàu Hủ, nơi vốn được biết đến với nhà ổ chuột và hút chích. Giá tiền rao bán cũng vút lên theo, không dự án nào có giá dưới 40 triệu đồng/m2. Băng rôn Sp mbán dán X, Y... nơi đẳng cp gia trung tâm thành ph...” chăng rộn ràng đủ thy bt động sn ở đây đang hotthế nào và nó bỗng trở thành nơi tập trung của người tứ xứ có tiền và cả có quyền. Tốc độ đô thị hóa nhanh đã biến “đất dữ Năm Cam” thành quận nhà giàu.

Sự đô thị hóa vù vù của Sài Gòn đã xóa tan tính từ “giang hồ quận Tư”, “quận hai ngón” của một thời quá vãng.

Quận 4 đang thay chiếc áo mới, rất nhanh rũ đi cái hơi hướm giang hồ. Mấy anh công an phường nói sau vụ Năm Cam các trùm giang hồ ở đây đã dạt về Nhà Bè, quận 8, quận 9 “khởi nghiệp” bằng nghề cầm đồ, buôn bán đồ chôm chỉa hay bán ma túy quy mô nhỏ... Những con hẻm u tối ở quận Tư, lần lượt bị giải tỏa. Các khu chung cư cao cấp mọc lên ùn ùn không phải mỗi năm mà là mỗi tháng.

Trong chủ trương của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh được tham vọng trở thành một siêu đô thị tầm khu vực. Đô thị này ấp ủ giấc mơ mô hình thành phố thông minh, biểu tượng về một trung tâm kinh tế, giáo dục, tài chính năng động và sáng tạo của Việt Nam, tạo quỹ đạo cho cả quốc gia di chuyển lên bậc thang giá trị.

Một phần ba số người Việt Nam sống ở khu vực thành thị và khoảng 10% dân số sống ở TP Hồ Chí Minh. Thành phố tạo ra khoảng 1/4 GDP toàn quốc với gần 10 triệu người và dkiến lên ti 15 triu người vào năm 2025, khi tỷ trọng đô thhoá của Việt Nam tăng từ mức 36% hiện nay lên gần 50%. Tại ASEAN, đây là thành phố lớn thứ ba về dân số, sau Bangkok và Jakarta.

Hệ quả của con đường tìm kiếm sự hiện đại hóa, dù ở mức độ cá nhân hay quốc gia, thường dẫn đến việc di chuyển từ nông thôn ra thành thị. Nó tạo nên sự nhập cư và các luồng xuất cư nội bộ ngay trong đô thị đó.

Nhóm người nhập cư có tiền và cả có quyền đến, nhóm dân cư gốc song yếm thế, không chịu nổi sức ép giá đất, giá sinh hoạt tăng cao. Họ hoặc nhận tiền đền bù nhường đất cho các dự án mới, hoặc bán nhà, xuất cư đi nơi khác sinh sống mà trường hợp Bé Anh chlà mt.

Đô thhóa đòi hi nhng ci cách toàn din không chỉ đối vi cơ shtng cng như đường sá, sân bay mà còn là cơ sở hạ tầng mềm như chỗ ở, giáo dục, y tế, cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế hay tiếp tục được hòa nhập với xã hội của những người đi chậm hơn. Các nghiên cứu và chính sách đó phải gắn chặt với quy hoạch phát triển từng quận huyện, làm căn cứ giải quyết các vấn đề di dân. Nhưng dường như, chính quyền thành phố đang quên mất việc ban hành những quyết định để giải quyết tồn tại cho những người bị bỏ lại bên lề sự phát triển.

Ở cuộc họp cập nhật về tình hình khu phố tôi, một phường trung tâm quận Tư, lãnh đạo tuyên bố: “Phường ta đang thực hiện tốt phong trào “giảm nghèo bền vững”. Nếu xét theo tiêu chí “nghèo đa chiều” thì hộ nghèo ở các nơi khác đều tăng, riêng phường ta giữ nguyên với tỷ lệ 8% tổng số hộ”. Vị này cho biết thêm từ đầu năm đến nay chỉ còn ba trường hợp sinh con thứ ba, năm ngoái là bốn trường hợp. Tôi nhủ thầm, chắc không có Bé Anh vì cô có sáu con lận. Có ln cô kể vì không có tiền nên không đi bác sĩ đặt vòng mới thành ra cơ sự nhiều con. Một khách quen hay mua rau đã đưa Bé Anh đi vin sinh đứa con thsáu và trtin bnh vin.

đô thlớn nhất nước này, ánh đèn vàng rực rỡ và tiếng “1... 2... 3... dzô” mỗi đêm xen lẫn giọng karaoke hát vang trời đã đẩy những người thấp cổ bé họng ra xa. Liệu còn mấy ai cúi xung tht gn đủ để chm đến nhng phn người như Bé Anh và đàn con ca cô. Đã và sẽ có thêm nhiều người như cô, bị gạt ra khỏi chính mái nhà mình bởi đó là phép trừ lạnh lùng của tiến trình đô thhóa.