Chuyện lạ loài vật:

Cóc cải trang thành rắn độc để tránh bị tấn công

NDO -

NDĐT – Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu đầu tiên trên Tạp chí Natural History về một con cóc bắt chước một con rắn có nọc độc để không bị ăn thịt. Theo đó, nghiên cứu cho thấy loài cóc khổng lồ Congo có khả năng bắt chước một trong những loài rắn “khủng” nhất châu Phi về cả ngoại hình lẫn hành vi.

So sánh giữa một con cóc và con rắn hổ lục Gaboon góc nhìn từ trên xuống cho thấy có sự tương đồng về ngoại hình. Ảnh: Taylor và Francis.
So sánh giữa một con cóc và con rắn hổ lục Gaboon góc nhìn từ trên xuống cho thấy có sự tương đồng về ngoại hình. Ảnh: Taylor và Francis.

Con cóc khổng lồ Congo là món ăn ngon cho bất kỳ động vật ăn thịt nào, vì thế nó đã sử dụng khả năng của mình để bắt chước loài rắn hổ lục Gaboon có nọc độc cao để thoát khỏi bị ăn thịt. Loài rắn hổ lục này có răng nanh rắn dài nhất thế giới và tạo ra nhiều nọc độc hơn bất kỳ loài rắn nào khác.

Tiến sĩ Eli Greenbaum, Đại học Texas, El Paso cho biết, nghiên cứu của họ dựa trên mười năm nghiên cứu thực địa và sự quan sát trực tiếp của các nhà nghiên cứu đủ may mắn để thấy tận mắt hành vi của con cóc. Các nhà khoa học tin rằng đây là một thí dụ về bắt chước Batesian, là một hình thức bắt chước trong đó một loài vô hại đã tiến hóa để bắt chước các tín hiệu cảnh báo của một loài gây hại nhắm vào một kẻ săn mồi của cả hai. Nó được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Anh Henry Walter Bates.

"Để kiểm tra đầy đủ giả thuyết này, chúng tôi phải chứng minh rằng những kẻ săn mồi bị lừa thành công, nhưng điều này sẽ rất khó khăn trong tự nhiên, nơi những con cóc hiếm khi gặp phải. Tuy nhiên, dựa trên nhiều nguồn bằng chứng được cung cấp qua nghiên cứu, chúng tôi tự tin rằng giả thuyết bắt chước của loài cóc này là đúng”.

Cóc cải trang thành rắn độc để tránh bị tấn công ảnh 1

Hình ảnh của loài cóc được cho là bắt chước loài rắn hổ lục. Ảnh: Konrad Mebert.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh giữa sự xuất hiện của con cóc, được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới trung tâm châu Phi và rắn hổ lục, phổ biến hơn ở miền trung, miền đông và miền nam châu Phi. Sử dụng các mẫu vật bị bắt và nuôi nhốt hoang dã, cũng như mẫu vật được bảo quản trong các bảo tàng, họ thấy rằng mô hình màu sắc và hình dạng của cơ thể con cóc giống với đầu của rắn hổ lục. Đáng chú ý nhất là hai đốm nâu sẫm và một dải màu nâu sẫm kéo dài xuống lưng con cóc, hình dạng tam giác của cơ thể, một ranh giới sắc nét giữa lưng nâu và sườn nâu sẫm, và làn da mịn màng đặc biệt của loài cóc. Vì rắn hổ lục Gaboon có khả năng gây ra những vết cắn chết người, những kẻ săn mồi có thể sẽ tránh những con cóc trông tương tự để bảo đảm chúng không phạm sai lầm chết người.

Một số loài hành vi bắt chước chỉ dừng ở vẻ bề ngoài, nhưng đối với con cóc khổng lồ Congo, việc “mạo danh” loài rắn hổ lục không chỉ dừng lại ở đó. Nếu một con rắn hổ lục Gaboon cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ thường nghiêng đầu và phát ra tiếng rít cảnh báo dài, to trước khi nó thực sự tấn công. Tương tự như vậy, nhà thần học người Congo Chifundera Kusamba đã quan sát con cóc phát ra tiếng rít giống như âm thanh của không khí được phát ra từ khinh khí cầu. Cách đây hơn một thế kỷ, nhà sinh vật học người Mỹ James Chapin đã quan sát một con cóc đã thu các chân trước lại, không còn chống đỡ cơ thể để trông giống như đầu của một con rắn đang đe dọa tấn công.

Phần cuối cùng của việc mạo danh là lấy đúng vị trí. Ngay cả ấn tượng tốt nhất cũng sẽ chỉ hoạt động nếu những kẻ săn mồi của các loài vô hại quen thuộc với loài có nọc độc. Các nhà nghiên cứu đã so sánh phạm vi địa lý của con cóc và loài rắn có nọc độc ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và thấy rằng con cóc khổng lồ Congo dường như không có mặt ở những khu vực không có loài rắn có nọc độc Gaboon. Các nhà nghiên cứu đã xác định 11 địa điểm trong các khu rừng mưa nhiệt đới phía đông nơi phạm vi của cả hai loài trùng nhau.

Dựa trên ước tính xác định niên đại từ dữ liệu di truyền, con cóc khổng lồ Congo và rắn độc Gaboon lần đầu tiên tiến hóa cùng thời điểm vào đầu kỷ nguyên Pliocene khoảng 4-5 triệu năm trước. Được xem xét với sự xuất hiện, hành vi tương tự và phân bố địa lý chồng chéo của chúng, những con cóc và rắn hổ lục có thể kết hợp với nhau, và điều này tiếp tục ủng hộ giả thuyết bắt chước.

Bác sĩ chuyên khoa ung thư Kusamba của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tự nhiên DRC cho biết: "Với kích thước tương đối lớn và có giá trị năng lượng của con cóc này so với các loài khác, nó sẽ hấp dẫn hơn với nhiều loài săn mồi, bao gồm linh trưởng và các động vật có vú khác, thằn lằn, rắn và chim. Nhiều trong số những kẻ săn mồi thường nhìn từ xa để tìm con mồi và vì rắn hổ lục có nọc độc chết người, có thể nhận ra những dấu hiệu đặc biệt từ một khoảng cách đáng kể, nên khi cóc bắt chước cả tiếng rít, dù chưa lại gần thì các loài vật đã bỏ đi”.

Nếu bạn định giả vờ là một thứ gì đó nguy hiểm, thì rắn hổ lục Gaboon không phải là một lựa chọn tồi. Những chiếc răng nanh của nó là dài nhất trong thế giới loài rắn (dài 5 cm) và được sử dụng để tải nọc độc. Vết cắn của rắn hổ lục đã được mô tả là đau đớn nhất thế giới. Vì thế, những kẻ săn mồi có lý do để thận trọng khi gặp phải con cóc.

Trong các thí dụ nổi tiếng nhất về bắt chước Batesian là ở loài bướm, trong đó khoảng 1/4 trong số hơn 200 loài bướm nhạn Papilio là kẻ mạo danh không độc hại của loài bướm độc. Các thí dụ khác từ “vương quốc” động vật bao gồm cá sao chổi đánh lừa những kẻ săn mồi nghĩ rằng đuôi của chúng là một con lươn moray, thằn lằn galliwasp Brazil bắt chước một con rết độc và cá mập ngựa vằn có màu sắc và chuyển động nhấp nhô của rắn biển. Nhiều loài rắn vô hại bắt chước có nọc độc và một số sâu bướm, thằn lằn không có chân và thậm chí cả chim cũng có thể làm như vậy. Tuy nhiên, công bố này là nghiên cứu đầu tiên xác định một loài lưỡng cư bắt chước một con rắn có nọc độc.

* Bị cá sấu tấn công, voi đè bẹp kẻ thù trước lúc chết