Chú sếu quý hiếm được thụ tinh nhân tạo đầu tiên đã chết

NDO -

Ngày 9-3, các quan chức của Tổ chức Sếu quốc tế ở Wisconsin, Mỹ cho biết chú sếu to lớn (whooping crane) đầu tiên thụ tinh nhân tạo tên là Gee Whiz, đã chết vào ngày 24-2 vì nguyên nhân tự nhiên.

Loài sếu quý hiếm whooping crane. Ảnh: Pixabay.
Loài sếu quý hiếm whooping crane. Ảnh: Pixabay.

Sếu Gee Whiz sống được 38 năm chín tháng. Trong khi tuổi thọ trung bình của sếu trong điều kiện nuôi nhốt là khoảng 25 năm. Theo tư liệu, con sếu già nhất bị nuôi nhốt đã chết ở tuổi 46.

Sếu Gee Whiz được thụ thai thông qua thụ tinh nhân tạo bằng cách sử dụng nguồn giống từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã Patuxent ở Maryland. Con sếu được đặt theo tên của George Gee, người chuyên thu thập nguồn giống tại Trung tâm Patuxent.

Sếu Gee Whiz đã sinh sản thêm được 178 con sếu khác.

Những con sếu whooping crane vẫn đang nỗ lực thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng. Theo Tổ chức Sếu quốc tế y, số lượng sếu Whooping crane đã tăng từ ít hơn 20 con vào giữa những năm 1940 lên gần 850 con ngày nay.

Sếu whooping crane có tên khoa học là Grus americana. Chúng cao tới 2,29 m, thường tìm thấy ở vùng Bắc Mỹ. Sở dĩ chúng có tên whooping crane vì tiếng gọi đàn của chúng rất lớn.

Chú sếu quý hiếm được thụ tinh nhân tạo đầu tiên đã chết -0
Gee Whiz, con sếu đầu tiên được thụ tinh nhân tạo tại Tổ chức Sếu Quốc tế, đã chết vào ngày 24-2, khi hơn 38 tuổi. Ảnh: Tổ chức Sếu Quốc tế.