Ðại sứ Phạm Sanh Châu

Ngoại giao văn hóa nhân lên sức mạnh mềm của quốc gia

Đã từng đi tới hơn 100 quốc gia, từng sống, học tập và làm việc nhiều năm ở nước ngoài, Đại sứ Phạm Sanh Châu luôn là một người đầu tư chăm chút cho chiến lược ngoại giao văn hóa. Hiện tại, đảm nhiệm cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Đại sứ Phạm Sanh Châu (ảnh bên) vẫn tiếp tục các hoạt động con thoi ngoại giao văn hóa, để từ đó góp phần nhân lên sức mạnh mềm Việt Nam...

Di sản múa Odissi Ấn Ðộ trong chương trình Ðại lộ Di sản biểu diễn ở Việt Nam.
Di sản múa Odissi Ấn Ðộ trong chương trình Ðại lộ Di sản biểu diễn ở Việt Nam.
Ngoại giao văn hóa nhân lên sức mạnh mềm của quốc gia ảnh 1

Trên trang facebook cá nhân của mình, ông vừa kể câu chuyện về nhà hàng Việt Nam tại Gurgaon, gần New Delhi (Ấn Độ). Nhà hàng có một đầu bếp người Ấn Độ biết nấu hầu hết các món ăn Việt Nam, khai trương đúng sinh nhật Bác Hồ 19-5, tất cả nhân viên phục vụ đều đội nón lá và mặc đồng phục in hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nơi trái tim... Câu chuyện ngoại giao văn hóa ông tâm huyết hơn 20 năm qua, từ lúc làm Đại sứ Việt Nam tại UNESCO đã luôn là hành trình nhất quán và bền bỉ mà ông theo đuổi?

Ngày chia tay trước khi tôi lên đường sang Ấn Độ, bạn Indresnil, đại diện cho Tập đoàn Tata ở Việt Nam có cho biết ở New Delhi không có quán ăn Việt Nam nào ngoài nhà hàng xịn nằm trong chính khách sạn Taj Mahal nhưng đã đóng cửa vì kém hiệu quả. Tôi vừa buồn vừa lo. Buồn vì thế mạnh ẩm thực của Việt Nam đã không được phát huy tại địa bàn này, tôi không thể mời bạn bè đến để giới thiệu một trong những trụ cột của sức mạnh mềm Việt Nam. Lo bởi các đoàn Việt Nam sang Ấn Độ rất đông, trong khi thức ăn của bạn lại rất khó ăn đối với nhiều người Việt. Chính vì vậy, thúc đẩy mở một quán ăn Việt Nam đã thành mệnh lệnh nung nấu trong tôi.

Và ông đã hiện thực hóa quyết tâm đó, bởi thấu hiểu rằng, ẩm thực chính là một phần làm nên tinh hoa văn hóa Việt Nam?

Đúng vy, trong nhim k ca mình, tôi đặt nhiu mc tiêu nhưng quan trng nht là: m đường bay thng; dng được bc tượng Bác H Th đô New Delhi và có mt nhà hàng Vit Nam ti khu vc th đô. C ba mc tiêu c th này xuyên suốt trong tư duy và hành động của tôi kể từ khi nhậm chức. Tuy nhiên việc mở nhà hàng không hề đơn giản, có người cũng đã thử nghiệm và không thành công. Tôi nung nấu câu hỏi, con đường để ẩm thực Việt tới xứ sở này lại khó khăn đến thế? Câu hỏi chỉ được giải đáp khi tôi được mời dự đám cưới của gia đình tỷ phú Nitin Shad ở Phú Quốc tháng 3-2019. Phục vụ 700 vị khách dự cưới, ông Shad đã mang một đội ngũ hùng hậu gồm 50 đầu bếp và 4 phụ bếp cùng hàng tấn gia vị và đồ ăn Ấn. Khi được hỏi sao không ăn đồ Việt, bạn cho biết món ăn Việt không hợp với khẩu vị của người Ấn. Có đến gần 50% người Ấn ăn chay, hơn nữa theo khẩu vị của họ món ăn Việt hơi nhạt nhẽo, thiếu độ mặn, thiếu độ cay, thiếu mùi Ấn và thiếu cả các chất sốt ngậy ngậy, gây gây. Người Ấn lại rất thích và quen ăn bốc. Cho dù người đó làm đến chức gì trong xã hội và mặc đẹp theo kiểu Tây Âu đến mức nào đi nữa thì ăn là phải bốc, tém tém, chấm chấm quẹt quẹt. Rất may đúng lúc này tôi nhận được email của một đầu bếp Ấn. Đầu bếp Vaibhav Bhargava yêu ẩm thực Việt Nam đến mức đã sang Nha Trang tham dự khóa đào tạo nấu ăn trong ba tháng. Ngày về Ấn Độ cậu gặp tôi và xin trợ giúp. Nút thắt đã được mở, nhà hàng quảng bá ẩm thực Việt Nam chính thức ra đời. Hôm khai trương, để tạo thanh thế, tôi quyết định mời khoảng 15 đại sứ và phu nhân đại diện cho các nền ẩm thực lớn của thế giới đến dự và nhân tiện ra mắt câu lạc bộ các đại sứ ẩm thực tại New Delhi. Tôi cũng mời được nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Preeti Saran, nguyên Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam và chồng là Pankaj Saran Phó Cố vấn An ninh Quốc gia đến làm khách chính của buổi khai trương. Tôi cũng chọn ngày 19-5 ra mắt nhà hàng và thành lập Câu lạc bộ như hành động thiết thực kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ.

Đảm nhn cương vị Đại sứ đặc mnh toàn quyn Vit Nam ti ba nước n Độ, Nepal và Buhtan chưa lâu, ông đã mi được đoàn nghthut n Độ, và nht là đoàn nghthut Hoàng gia Bhutan sang Vit Nam biu din trong chương trình “Đại lDi snca VTV. Ông thuyết phc ra sao để các nghsĩ nước bn đồng ý gii thiu di sn nghthut ca hti khán giVit Nam?

Trong gần chín tháng ở Ấn Độ, tôi đến gần 20 bang trong số 29 bang của đất nước rộng lớn có nền văn minh lâu đời. Tôi đặc biệt lưu luyến một bang nằm bên bờ biển phía Đông có cái tên rất thơ mộng là Odisha. Nơi đây vốn là một vương quốc cổ với 5.000 năm tuổi đời và thật thú vị khi biết đến sự hiện diện của làng Chăm-pa, mà theo nhiều nguồn sử học, chính là điểm khởi nguồn của ảnh hưởng Ấn Độ vào vương quốc Chăm-pa ở miền trung Việt Nam. Sở hữu phong cảnh nên thơ và hàng nghìn ngôi đền thiêng, Odisha còn có một niềm tự hào vô bờ bến khác là điệu múa Odissi. Tôi bị mê hoặc ngay lần đầu tiên được thưởng thức trực tiếp điệu múa cổ điển này. Nghệ thuật múa của người Ấn Độ tôi đã nghe nói từ lâu, đôi lần xem biểu diễn ở Việt Nam song cảm giác chìm đắm trong những chuyển động của cơ thể với các động tác bàn tay và biểu cảm trên nét mặt của nghệ sĩ ngay tại quê hương của điệu múa từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên không thể nào quên. Khi đó, tôi đã bất chợt nẩy ý định mang điệu múa Odissi giới thiệu với công chúng Việt Nam. Hữu duyên, không lâu sau, tôi nhận được tin nhắn của nhà báo Diễm Quỳnh VTV6 đề nghị Đại sứ quán mời giúp một đoàn gồm 10 nghệ sĩ múa cổ điển của Ấn Độ sang tham gia chương trình “Đại lộ Di sản”. Chương trình này đã diễn ra hoành tráng, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình vào tối ngày 12-5 tại sân khấu lớn trong khuôn viên chùa Tam Chúc. Cần nói thêm là tôi nhiều năm được Bộ Ngoại giao cử đến thăm và chúc Tết gia đình nhà báo Diễm Quỳnh vì bố chị là Đại sứ Đặng Nghiêm Hoành, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Thân tình này càng phát triển khi chúng tôi cùng đam mê nghiên cứu các nền văn minh lớn và cái tên “Đại lộ Di sản” đã phản ánh được phần nào niềm đam mê đó.

Ngoài nem, phở, nước mắm, áo dài, nón lá... đã quá quen thuộc, chúng ta còn những bộ môn nghệ thuật truyền thống - những di sản tinh thần đã được UNESCO công nhận như quan họ, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xoan Phú Thọ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế hoàn toàn có thể xuất hiện như những sứ giả văn hóa Việt Nam trên thế giới, thưa ông?

Tôi từng nói nhiều lần rằng, khi bạn nghĩ tới Paris lãng mạn, Tokyo hiện đại, Bhutan thanh bình, Singapore năng động, đấy là thí dụ về một vài thông điệp địa phương mà các quốc gia đã xây dựng, chuyển tải thành công đến người dân toàn cầu. Giao lưu văn hóa nghệ thuật, giới thiệu di sản nước mình tới với thế giới và ngược lại là cầu nối của ngoại giao văn hóa. Như “Đại lộ Di sản”, nhà báo Diễm Quỳnh nói đây là chương trình chị rất tâm huyết và tôi phải chọn thật kỹ những đoàn xuất sắc nhất của các nước tôi phụ trách. Đối với Bhutan, đoàn nghệ thuật Hoàng gia mà múa Mặt Nạ thì không đâu độc đáo bằng. Còn Ấn Độ, dù tôi “chấm” ngay múa Odissi song vấn đề nảy sinh, có nhiều đoàn múa Odissi biết chọn đoàn nào cho thật tiêu biểu. Một số đoàn nghệ thuật Ấn Độ còn phải có giấy phép mới được “xuất ngoại”. Cái khó ló cái khôn. Tôi chợt nhớ ra cuộc gặp với ông Tổng Giám đốc Hội đồng Quan hệ Văn hóa (ICCR) thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ chuyên chăm lo các hoạt động quảng bá văn hóa nghệ thuật của Ấn Độ. Lập tức nhắn nhủ ông tìm giúp đoàn nghệ thuật Odissi, vừa bảo đảm tính chọn lọc vừa giải quyết được khâu “giấy phép”. Và cuối cùng đoàn “Aniruddha Das & Group” với phần lớn nghệ sĩ xuất thân từ bang Odisha cùng điệu múa Odissi, vừa gợi cảm vừa trữ tình, vừa thiêng liêng vừa tinh tế, không chỉ chạm đến sâu thẳm nội tâm mà còn là sự kết nối giữa trí tuệ và tâm hồn người Ấn Độ, cùng di sản múa Lục cúng hoa đăng trong cung đình nhà Nguyễn đã chinh phục được khán giả Việt Nam...

Trân trọng cảm ơn Đại sứ Phạm Sanh Châu!