Một cố gắng làm mới nền lý luận văn nghệ Việt Nam

 

Một nền văn học có tư cách đầy đủ, được nhìn rõ phương hướng phát triển, khi có một nền lý luận văn hóa, văn nghệ soi đường.

Một cố gắng làm mới nền lý luận văn nghệ Việt Nam

Sóng đồng và cây núi của nhà phê bình Lê Quang Trang, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là một cố gắng tổng kết tình hình văn học Việt Nam ở nửa phần đất nước phía nam và khảo sát chân dung văn học của 18 nhà văn lớn có hoạt động chủ yếu ở phương nam và ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước như Chế Lan Viên, Trần Bạch Ðằng, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Lý Văn Sâm, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Anh Ðức, Nguyễn Khoa Ðiềm...

Ngoài những tiêu đề gọi đúng "hồn vía" của con người và văn chương của nhân vật như "Ðời và văn bi tráng" khi viết về Nguyễn Thi; "Khốc liệt vẫn trữ tình" khi viết về Anh Ðức; "Quyết liệt và khoan dung" khi viết về Phan Tứ; "Óc lý luận và tim nghệ sĩ" khi
viết về Lê Ðình Kỵ..., trong khi mô tả, Lê Quang Trang đã đúc rút được những kinh nghiệm, xây dựng những luận điểm có tính chất căn bản của lý luận văn nghệ Việt Nam, định hướng cho người cầm bút.

Chẳng hạn, khi viết về Chế Lan Viên, anh kể lại một kỷ niệm. Ðó là Hội nghị các nhà văn Giải phóng lần thứ nhất, ngày 17-6-1975, nhà thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu, hai Ủy viên Thường vụ, đại diện cho Hội Nhà văn đến dự. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có bài phát biểu mang tiêu đề Bay theo đường dân tộc đang bay mà Lê Quang Trang và nhiều nhà văn có mặt nghe như nuốt lấy từng lời. Và từ đó khắc sâu một nhận thức, rằng nhà văn phải luôn bay cùng đội hình dân tộc, cả hai cùng nâng cánh.

Ðó cũng là trách nhiệm công dân, là quan hệ văn nghệ và chính trị. Tác phẩm trước và sau cách mạng, trong đó có phần Di cảo của Chế Lan Viên rất đồ sộ và chất đầy những ý tưởng, những quan niệm khác nhau. Song có một điều luôn nhất quán, đó là nghệ thuật phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Không có nghệ thuật vị nghệ thuật. Trong một hội nghị quốc tế về thơ ở Nam Tư (trước đây) năm 1978, ông viết: "Người ta làm những bài thơ đâu chỉ với chất thơ; cần đủ mọi thứ để làm ra một thế giới". Người nghệ sĩ phải là người chiến sĩ - nghệ sĩ và chiến sĩ phải bước ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của cá nhân, của sự yên ấm riêng để bay vào bầu trời của nhân dân, làm con chim báo bão của cách mạng: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con...

Chế Lan Viên là người luôn tìm tòi. Chân lý cuộc đời, chân lý nghệ thuật luôn nức nở trong ông. Ông là người vinh hãnh cá nhân, nhưng cũng biết rằng, sự bất tử không nằm ở tuổi tên, ở sự nghiệp cá nhân, mà ở mầm sống. Trong "Từ thế chi ca" viết ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29-8-1988, ông viết: Anh tồn tại mãi/ Không bằng tuổi tên mà như tro bụi/ Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên! Có lúc ông băn khoăn con đường không ra đường của kẻ tìm thơ/ Thơ không ra thơ của kẻ tìm đường nhưng ông kịch liệt việc phủ nhận quá khứ, nhất là với những người đã hy sinh cho Tổ quốc:

Máu họ dâng Tổ quốc

thắm tươi rạng rỡ mắt nhìn

Anh đến sau đừng nhỏ vào đấy

giọt buồn cho nó bầm đen.

Viết về Vũ Hạnh, một nhà văn miền nam vùng tạm chiếm, Lê Quang Trang cũng chú ý nhấn mạnh những quan điểm nghệ thuật của ông. Vũ Hạnh đặc biệt phê phán những kẻ cầm bút "gợi cho người ta vật dục mà quên ái tình, khêu gợi cho thiên hạ tiếc điều tai lợi mà xa đạo nghĩa..., đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô đạo"?

Ở mỗi chân dung trong tập sách này, người đọc có thể tìm thấy nhiều câu chuyện hấp dẫn, nhiều bài học quý giá về nghệ thuật.

Đó là phần hai. Phần một của cuốn sách là 17 chuyên luận: "Bốn mươi năm văn học thành phố Hồ Chí Minh 1975 - 2015", "Ðổi mới trong văn học, chuyển động và bước tiếp", "Kinh tế phát triển cần tương thích với văn hóa", "Tư tưởng lý luận văn học nghệ thuật cách mạng ở miền nam 1954-1975", "Phẩm chất dân tộc trong văn học nghệ thuật", "Ðể mỗi chiếc lá đều tận cùng xanh", "Hài hòa giữa yêu cầu xã hội và trách nhiệm nghệ sĩ", "Khuyến khích sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài gia đình"... vừa bàn về những việc thời sự, vừa là những vấn đề cơ bản của văn chương.

Các cụ xưa nói "Quá do bất cập", tức là lời nói, nhận thức, hành động thái quá cũng sai lầm như lời nói, việc làm chưa tới. Lê Quang Trang đã nhận định khá đúng về tình trạng đó trong văn chương nước ta: "Trước kia viết về chiến tranh thì ta thắng địch thua dễ dàng, địch tàn ác, phi nhân; nay thì chiến tranh chỉ là chém giết, huynh đệ tương tàn, không có chính nghĩa và phi nghĩa...". Và anh thẳng thắn phê phán "Lật lại vấn đề mà không xuất phát từ một quan điểm vững vàng, sự phân tích khoa học, đánh giá có cân nhắc toàn diện, thì đó chỉ là một cách a dua, xu thời" (tr.138).

Trong cuốn sách Sóng đồng và cây núi, Lê Quang Trang đã đặt ra và kiến giải khá nhiều vấn đề về văn học. Với giọng văn điềm đạm đôi chỗ thủ thỉ tâm sự, với những dẫn chứng cụ thể, Lê Quang Trang khiến người đọc dễ bị thuyết phục, nhận ra lẽ phải như chính sự chiêm nghiệm của mình. Có thể có chỗ cần thiết hơn sự hùng biện nhưng không vì thế mà giảm đi tính chiến đấu của cuốn sách. Tính chiến đấu ở đây là sự nhận biết về xu hướng vận động, là chống lại những xu hướng, những dự báo xa rời với bản chất văn học, xa rời bản chất con người. Bác bỏ quan điểm cho rằng, thơ sẽ không còn đất sống ở thế kỷ 21, chỉ còn văn học điện tử, tiểu thuyết chỉ còn ba loại tiểu thuyết dự báo, tiểu thuyết đô thị và tiểu thuyết hoài cổ (Dự báo thế kỷ 21 - NXB Thống kê, 1998), Lê Quang Trang viết: "Không thể xóa bỏ được VHNT nói chung, văn học nói riêng. Ðiện tử dù có hiện đại nhưng đó chỉ là phương tiện... Con người từng sản sinh ra nghệ thuật để thỏa mãn những nhu cầu của mình thì không lẽ, khi con người càng tiến hóa lại tiêu diệt chính ước mơ của mình" (tr.215,216).

Trước nhiều ý kiến cho rằng, người nghệ sĩ viết là nhu cầu tự thân, là để thỏa mãn cá nhân, văn học là để giải trí..., mà thực ra để chối bỏ trách nhiệm xã hội; Lê Quang Trang ý nhị dẫn lại câu nói của nhà văn cộng sản Liên Xô Sô-lô-khốp. Năm 1965, Sô-lô-khốp được nhận giải Nobel văn học, một nhà báo phương tây đã khiêu khích hỏi, nhà văn Liên Xô có phải viết theo chỉ thị của Ðảng không, Sô-lô-khốp mỉm cười: "Tôi không viết theo chỉ thị của Ðảng mà theo chỉ thị của trái tim, nhưng trái tim tôi lại thuộc về Ðảng".

Đây chính là bản lĩnh của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ phải có xác tín, phải xác định được nghệ thuật của mình là để phụng sự ai. Chống Ðảng, xa rời sự lãnh đạo văn nghệ của Ðảng đang là một nhận thức rất sai lầm. Bởi lẽ, Ðảng chính là sự nghiệp cách mạng của nhân dân, là khát vọng đoàn kết, khát vọng phát triển của dân tộc. Nghệ thuật vì cái đẹp. Thì khát vọng đó là những điều cao đẹp. Lý tưởng của Ðảng là cái đẹp. Có thể có cái có ích không phải là cái đẹp, nhưng cái đẹp bao giờ cũng là cái có ích, mà là có ích cho nhiều người. Dấn thân vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chính là con đường đi đúng đắn và cao đẹp của người nghệ sĩ. Có thể đổi mới về phương pháp, hình thức, chất liệu, thể loại... nhưng điều đó không bao giờ thay đổi.

Ðó cũng là dấu ấn mà cuốn sách của Lê Quang Trang để lại.

Sóng đồng và cây núi của nhà phê bình Lê Quang Trang, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là một cố gắng tổng kết tình hình văn học Việt Nam ở nửa phần đất nước phía nam và khảo sát chân dung văn học của 18 nhà văn lớn có hoạt động chủ yếu ở phương nam và ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước như Chế Lan Viên, Trần Bạch Ðằng, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Lý Văn Sâm, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Anh Ðức, Nguyễn Khoa Ðiềm...

Ngoài những tiêu đề gọi đúng "hồn vía" của con người và văn chương của nhân vật như "Ðời và văn bi tráng" khi viết về Nguyễn Thi; "Khốc liệt vẫn trữ tình" khi viết về Anh Ðức; "Quyết liệt và khoan dung" khi viết về Phan Tứ; "Óc lý luận và tim nghệ sĩ" khi viết về Lê Ðình Kỵ..., trong khi mô tả, Lê Quang Trang đã đúc rút được những kinh nghiệm, xây dựng những luận điểm có tính chất căn bản của lý luận văn nghệ Việt Nam, định hướng cho người cầm bút.

Chẳng hạn, khi viết về Chế Lan Viên, anh kể lại một kỷ niệm. Ðó là Hội nghị các nhà văn Giải phóng lần thứ nhất, ngày 17-6-1975, nhà thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu, hai Ủy viên Thường vụ, đại diện cho Hội Nhà văn đến dự. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có bài phát biểu mang tiêu đề Bay theo đường dân tộc đang bay mà Lê Quang Trang và nhiều nhà văn có mặt nghe như nuốt lấy từng lời. Và từ đó khắc sâu một nhận thức, rằng nhà văn phải luôn bay cùng đội hình dân tộc, cả hai cùng nâng cánh.

Ðó cũng là trách nhiệm công dân, là quan hệ văn nghệ và chính trị. Tác phẩm trước và sau cách mạng, trong đó có phần Di cảo của Chế Lan Viên rất đồ sộ và chất đầy những ý tưởng, những quan niệm khác nhau. Song có một điều luôn nhất quán, đó là nghệ thuật phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Không có nghệ thuật vị nghệ thuật. Trong một hội nghị quốc tế về thơ ở Nam Tư (trước đây) năm 1978, ông viết: "Người ta làm những bài thơ đâu chỉ với chất thơ; cần đủ mọi thứ để làm ra một thế giới". Người nghệ sĩ phải là người chiến sĩ - nghệ sĩ và chiến sĩ phải bước ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của cá nhân, của sự yên ấm riêng để bay vào bầu trời của nhân dân, làm con chim báo bão của cách mạng: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con...

Chế Lan Viên là người luôn tìm tòi. Chân lý cuộc đời, chân lý nghệ thuật luôn nức nở trong ông. Ông là người vinh hãnh cá nhân, nhưng cũng biết rằng, sự bất tử không nằm ở tuổi tên, ở sự nghiệp cá nhân, mà ở mầm sống. Trong "Từ thế chi ca" viết ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29-8-1988, ông viết: Anh tồn tại mãi/ Không bằng tuổi tên mà như tro bụi/ Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên! Có lúc ông băn khoăn con đường không ra đường của kẻ tìm thơ/ Thơ không ra thơ của kẻ tìm đường nhưng ông kịch liệt việc phủ nhận quá khứ, nhất là với những người đã hy sinh cho Tổ quốc:

Máu họ dâng Tổ quốc

thắm tươi rạng rỡ mắt nhìn

Anh đến sau đừng nhỏ vào đấy

giọt buồn cho nó bầm đen.

Viết về Vũ Hạnh, một nhà văn miền nam vùng tạm chiếm, Lê Quang Trang cũng chú ý nhấn mạnh những quan điểm nghệ thuật của ông. Vũ Hạnh đặc biệt phê phán những kẻ cầm bút "gợi cho người ta vật dục mà quên ái tình, khêu gợi cho thiên hạ tiếc điều tai lợi mà xa đạo nghĩa..., đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô đạo"?

Ở mỗi chân dung trong tập sách này, người đọc có thể tìm thấy nhiều câu chuyện hấp dẫn, nhiều bài học quý giá về nghệ thuật.

Đó là phần hai. Phần một của cuốn sách là 17 chuyên luận: "Bốn mươi năm văn học thành phố Hồ Chí Minh 1975 - 2015", "Ðổi mới trong văn học, chuyển động và bước tiếp", "Kinh tế phát triển cần tương thích với văn hóa", "Tư tưởng lý luận văn học nghệ thuật cách mạng ở miền nam 1954-1975", "Phẩm chất dân tộc trong văn học nghệ thuật", "Ðể mỗi chiếc lá đều tận cùng xanh", "Hài hòa giữa yêu cầu xã hội và trách nhiệm nghệ sĩ", "Khuyến khích sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài gia đình"... vừa bàn về những việc thời sự, vừa là những vấn đề cơ bản của văn chương.

Các cụ xưa nói "Quá do bất cập", tức là lời nói, nhận thức, hành động thái quá cũng sai lầm như lời nói, việc làm chưa tới. Lê Quang Trang đã nhận định khá đúng về tình trạng đó trong văn chương nước ta: "Trước kia viết về chiến tranh thì ta thắng địch thua dễ dàng, địch tàn ác, phi nhân; nay thì chiến tranh chỉ là chém giết, huynh đệ tương tàn, không có chính nghĩa và phi nghĩa...". Và anh thẳng thắn phê phán "Lật lại vấn đề mà không xuất phát từ một quan điểm vững vàng, sự phân tích khoa học, đánh giá có cân nhắc toàn diện, thì đó chỉ là một cách a dua, xu thời" (tr.138).

Trong cuốn sách Sóng đồng và cây núi, Lê Quang Trang đã đặt ra và kiến giải khá nhiều vấn đề về văn học. Với giọng văn điềm đạm đôi chỗ thủ thỉ tâm sự, với những dẫn chứng cụ thể, Lê Quang Trang khiến người đọc dễ bị thuyết phục, nhận ra lẽ phải như chính sự chiêm nghiệm của mình. Có thể có chỗ cần thiết hơn sự hùng biện nhưng không vì thế mà giảm đi tính chiến đấu của cuốn sách. Tính chiến đấu ở đây là sự nhận biết về xu hướng vận động, là chống lại những xu hướng, những dự báo xa rời với bản chất văn học, xa rời bản chất con người. Bác bỏ quan điểm cho rằng, thơ sẽ không còn đất sống ở thế kỷ 21, chỉ còn văn học điện tử, tiểu thuyết chỉ còn ba loại tiểu thuyết dự báo, tiểu thuyết đô thị và tiểu thuyết hoài cổ (Dự báo thế kỷ 21 - NXB Thống kê, 1998), Lê Quang Trang viết: "Không thể xóa bỏ được VHNT nói chung, văn học nói riêng. Ðiện tử dù có hiện đại nhưng đó chỉ là phương tiện... Con người từng sản sinh ra nghệ thuật để thỏa mãn những nhu cầu của mình thì không lẽ, khi con người càng tiến hóa lại tiêu diệt chính ước mơ của mình" (tr.215,216).

Trước nhiều ý kiến cho rằng, người nghệ sĩ viết là nhu cầu tự thân, là để thỏa mãn cá nhân, văn học là để giải trí..., mà thực ra để chối bỏ trách nhiệm xã hội; Lê Quang Trang ý nhị dẫn lại câu nói của nhà văn cộng sản Liên Xô Sô-lô-khốp. Năm 1965, Sô-lô-khốp được nhận giải Nobel văn học, một nhà báo phương tây đã khiêu khích hỏi, nhà văn Liên Xô có phải viết theo chỉ thị của Ðảng không, Sô-lô-khốp mỉm cười: "Tôi không viết theo chỉ thị của Ðảng mà theo chỉ thị của trái tim, nhưng trái tim tôi lại thuộc về Ðảng".

Đây chính là bản lĩnh của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ phải có xác tín, phải xác định được nghệ thuật của mình là để phụng sự ai. Chống Ðảng, xa rời sự lãnh đạo văn nghệ của Ðảng đang là một nhận thức rất sai lầm. Bởi lẽ, Ðảng chính là sự nghiệp cách mạng của nhân dân, là khát vọng đoàn kết, khát vọng phát triển của dân tộc. Nghệ thuật vì cái đẹp. Thì khát vọng đó là những điều cao đẹp. Lý tưởng của Ðảng là cái đẹp. Có thể có cái có ích không phải là cái đẹp, nhưng cái đẹp bao giờ cũng là cái có ích, mà là có ích cho nhiều người. Dấn thân vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chính là con đường đi đúng đắn và cao đẹp của người nghệ sĩ. Có thể đổi mới về phương pháp, hình thức, chất liệu, thể loại... nhưng điều đó không bao giờ thay đổi.

Ðó cũng là dấu ấn mà cuốn sách của Lê Quang Trang để lại.

Sóng đồng và cây núi của nhà phê bình Lê Quang Trang, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là một cố gắng tổng kết tình hình văn học Việt Nam ở nửa phần đất nước phía nam và khảo sát chân dung văn học của 18 nhà văn lớn có hoạt động chủ yếu ở phương nam và ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước như Chế Lan Viên, Trần Bạch Ðằng, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Lý Văn Sâm, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Anh Ðức, Nguyễn Khoa Ðiềm...

Ngoài những tiêu đề gọi đúng "hồn vía" của con người và văn chương của nhân vật như "Ðời và văn bi tráng" khi viết về Nguyễn Thi; "Khốc liệt vẫn trữ tình" khi
viết về Anh Ðức; "Quyết liệt và khoan dung" khi viết về Phan Tứ; "Óc lý luận và tim nghệ sĩ" khi
viết về Lê Ðình Kỵ..., trong khi mô tả, Lê Quang Trang đã đúc rút được những kinh nghiệm, xây dựng những luận điểm có tính chất căn bản của lý luận văn nghệ Việt Nam, định hướng cho người cầm bút.

Chẳng hạn, khi viết về Chế Lan Viên, anh kể lại một kỷ niệm. Ðó là Hội nghị các nhà văn Giải phóng lần thứ nhất, ngày 17-6-1975, nhà thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu, hai Ủy viên Thường vụ, đại diện cho Hội Nhà văn đến dự. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có bài phát biểu mang tiêu đề Bay theo đường dân tộc đang bay mà Lê Quang Trang và nhiều nhà văn có mặt nghe như nuốt lấy từng lời. Và từ đó khắc sâu một nhận thức, rằng nhà văn phải luôn bay cùng đội hình dân tộc, cả hai cùng nâng cánh.

Ðó cũng là trách nhiệm công dân, là quan hệ văn nghệ và chính trị. Tác phẩm trước và sau cách mạng, trong đó có phần Di cảo của Chế Lan Viên rất đồ sộ và chất đầy những ý tưởng, những quan niệm khác nhau. Song có một điều luôn nhất quán, đó là nghệ thuật phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Không có nghệ thuật vị nghệ thuật. Trong một hội nghị quốc tế về thơ ở Nam Tư (trước đây) năm 1978, ông viết: "Người ta làm những bài thơ đâu chỉ với chất thơ; cần đủ mọi thứ để làm ra một thế giới". Người nghệ sĩ phải là người chiến sĩ - nghệ sĩ và chiến sĩ phải bước ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của cá nhân, của sự yên ấm riêng để bay vào bầu trời của nhân dân, làm con chim báo bão của cách mạng: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con...

Chế Lan Viên là người luôn tìm tòi. Chân lý cuộc đời, chân lý nghệ thuật luôn nức nở trong ông. Ông là người vinh hãnh cá nhân, nhưng cũng biết rằng, sự bất tử không nằm ở tuổi tên, ở sự nghiệp cá nhân, mà ở mầm sống. Trong "Từ thế chi ca" viết ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29-8-1988, ông viết: Anh tồn tại mãi/ Không bằng tuổi tên mà như tro bụi/ Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên! Có lúc ông băn khoăn con đường không ra đường của kẻ tìm thơ/ Thơ không ra thơ của kẻ tìm đường nhưng ông kịch liệt việc phủ nhận quá khứ, nhất là với những người đã hy sinh cho Tổ quốc:

Máu họ dâng Tổ quốc

thắm tươi rạng rỡ mắt nhìn

Anh đến sau đừng nhỏ vào đấy

giọt buồn cho nó bầm đen.

Viết về Vũ Hạnh, một nhà văn miền nam vùng tạm chiếm, Lê Quang Trang cũng chú ý nhấn mạnh những quan điểm nghệ thuật của ông. Vũ Hạnh đặc biệt phê phán những kẻ cầm bút "gợi cho người ta vật dục mà quên ái tình, khêu gợi cho thiên hạ tiếc điều tai lợi mà xa đạo nghĩa..., đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô đạo"?

Ở mỗi chân dung trong tập sách này, người đọc có thể tìm thấy nhiều câu chuyện hấp dẫn, nhiều bài học quý giá về nghệ thuật.

Đó là phần hai. Phần một của cuốn sách là 17 chuyên luận: "Bốn mươi năm văn học thành phố Hồ Chí Minh 1975 - 2015", "Ðổi mới trong văn học, chuyển động và bước tiếp", "Kinh tế phát triển cần tương thích với văn hóa", "Tư tưởng lý luận văn học nghệ thuật cách mạng ở miền nam 1954-1975", "Phẩm chất dân tộc trong văn học nghệ thuật", "Ðể mỗi chiếc lá đều tận cùng xanh", "Hài hòa giữa yêu cầu xã hội và trách nhiệm nghệ sĩ", "Khuyến khích sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài gia đình"... vừa bàn về những việc thời sự, vừa là những vấn đề cơ bản của văn chương.

Các cụ xưa nói "Quá do bất cập", tức là lời nói, nhận thức, hành động thái quá cũng sai lầm như lời nói, việc làm chưa tới. Lê Quang Trang đã nhận định khá đúng về tình trạng đó trong văn chương nước ta: "Trước kia viết về chiến tranh thì ta thắng địch thua dễ dàng, địch tàn ác, phi nhân; nay thì chiến tranh chỉ là chém giết, huynh đệ tương tàn, không có chính nghĩa và phi nghĩa...". Và anh thẳng thắn phê phán "Lật lại vấn đề mà không xuất phát từ một quan điểm vững vàng, sự phân tích khoa học, đánh giá có cân nhắc toàn diện, thì đó chỉ là một cách a dua, xu thời" (tr.138).

Trong cuốn sách Sóng đồng và cây núi, Lê Quang Trang đã đặt ra và kiến giải khá nhiều vấn đề về văn học. Với giọng văn điềm đạm đôi chỗ thủ thỉ tâm sự, với những dẫn chứng cụ thể, Lê Quang Trang khiến người đọc dễ bị thuyết phục, nhận ra lẽ phải như chính sự chiêm nghiệm của mình. Có thể có chỗ cần thiết hơn sự hùng biện nhưng không vì thế mà giảm đi tính chiến đấu của cuốn sách. Tính chiến đấu ở đây là sự nhận biết về xu hướng vận động, là chống lại những xu hướng, những dự báo xa rời với bản chất văn học, xa rời bản chất con người. Bác bỏ quan điểm cho rằng, thơ sẽ không còn đất sống ở thế kỷ 21, chỉ còn văn học điện tử, tiểu thuyết chỉ còn ba loại tiểu thuyết dự báo, tiểu thuyết đô thị và tiểu thuyết hoài cổ (Dự báo thế kỷ 21 - NXB Thống kê, 1998), Lê Quang Trang viết: "Không thể xóa bỏ được VHNT nói chung, văn học nói riêng. Ðiện tử dù có hiện đại nhưng đó chỉ là phương tiện... Con người từng sản sinh ra nghệ thuật để thỏa mãn những nhu cầu của mình thì không lẽ, khi con người càng tiến hóa lại tiêu diệt chính ước mơ của mình" (tr.215,216).

Trước nhiều ý kiến cho rằng, người nghệ sĩ viết là nhu cầu tự thân, là để thỏa mãn cá nhân, văn học là để giải trí..., mà thực ra để chối bỏ trách nhiệm xã hội; Lê Quang Trang ý nhị dẫn lại câu nói của nhà văn cộng sản Liên Xô Sô-lô-khốp. Năm 1965, Sô-lô-khốp được nhận giải Nobel văn học, một nhà báo phương tây đã khiêu khích hỏi, nhà văn Liên Xô có phải viết theo chỉ thị của Ðảng không, Sô-lô-khốp mỉm cười: "Tôi không viết theo chỉ thị của Ðảng mà theo chỉ thị của trái tim, nhưng trái tim tôi lại thuộc về Ðảng".

Đây chính là bản lĩnh của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ phải có xác tín, phải xác định được nghệ thuật của mình là để phụng sự ai. Chống Ðảng, xa rời sự lãnh đạo văn nghệ của Ðảng đang là một nhận thức rất sai lầm. Bởi lẽ, Ðảng chính là sự nghiệp cách mạng của nhân dân, là khát vọng đoàn kết, khát vọng phát triển của dân tộc. Nghệ thuật vì cái đẹp. Thì khát vọng đó là những điều cao đẹp. Lý tưởng của Ðảng là cái đẹp. Có thể có cái có ích không phải là cái đẹp, nhưng cái đẹp bao giờ cũng là cái có ích, mà là có ích cho nhiều người. Dấn thân vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chính là con đường đi đúng đắn và cao đẹp của người nghệ sĩ. Có thể đổi mới về phương pháp, hình thức, chất liệu, thể loại... nhưng điều đó không bao giờ thay đổi.

Ðó cũng là dấu ấn mà cuốn sách của Lê Quang Trang để lại.

(Đọc Sóng đồng và cây núi của Lê Quang Trang, NXB VHVN, 2020)

NGUYỄN SĨ ĐẠI