GS, TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương:

“Sau dịch Covid-19, cảm nhận rõ hơn cuộc sống bình an là hạnh phúc lớn nhất của dân”

Đại dịch Covid 19 gây ra những biến động lớn trong đời sống kinh tế và xã hội nước ta, tác động nhiều chiều, làm nảy sinh nhiều nhận thức mới. Thực tiễn ấy đã được dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp thu điều chỉnh như thế nào và đâu là những điểm nhấn của văn kiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển đất nước trong thời gian tới? GS, TS Phùng Hữu Phú (ảnh bên), Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đã dành cho Nhân Dân hằng tháng cuộc trao đổi chung quanh những vấn đề này.

“Sau dịch Covid-19, cảm nhận rõ hơn cuộc sống bình an là hạnh phúc lớn nhất của dân”

Ông chia s: Phải nói rằng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII trước đại dịch và sau đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đã có một số nhận thức mới, có một số điều chỉnh. Dịch Covid-19 tác động đến nước ta lẫn thế giới rất mạnh, nhưng tác động đó không chỉ một chiều. Mặt không thuận, dịch tác động đến sức khỏe, đời sống, sản xuất của nhân dân. Nhưng trong cái không thuận ấy có khía cạnh tích cực, đó là buộc chúng ta phải thích ứng với bối cảnh cách ly xã hội, từ đó nảy sinh nhu cầu phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế số, trực tuyến trong hành chính, trực tuyến trong giáo dục... Chúng ta phải nhận thức sâu hai chiều thuận, nghịch của dịch Covid-19 để chủ động ứng phó với mặt không thuận, đồng thời chớp lấy mặt thuận, để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là chuyển đổi số.

Sau đại dịch Covid-19, tư tưởng, tâm trạng của nhân dân và trong triết lý về đời sống đã xuất hiện những cái mới. Trước dịch Covid-19, chúng ta phấn đấu tăng trưởng nhanh, không ngừng nâng cao thu nhập và coi đấy là mục tiêu. Nhưng khi đại dịch diễn ra, mới thấy hóa ra tăng trưởng nhanh, thu nhập cao tuy rất cần nhưng không phải là tất cả, mà cảm giác hạnh phúc lại nằm ở sự an toàn, bình an. Thu nhập có thể chưa cao, tốc độ phát triển có thể chưa cao lắm nhưng Việt Nam phải là một quốc gia bình yên, an ninh con người và an ninh xã hội được bảo đảm. Đó chính là tâm trạng và mong muốn của nhân dân.

Về mặt triết lý, đại dịch buộc nhân loại phải điều chỉnh tư duy, phải biết coi trọng hơn môi trường sống, coi trọng hơn sự an toàn chứ không thể chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. Covid-19 thực chất là hệ lụy của nhân họa khi con người tàn phá tự nhiên, tàn phá môi trường.

Vì vậy, sau đại dịch, dự thảo Văn kiện có sự điều chỉnh, nhấn mạnh hơn việc chủ động phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Điểm nhấn của dự thảo Văn kiện lần này là “Khát vọng phát triển đất nước”. Ban đầu, có ý kiến cho rằng khát vọng đó phải là “xây dựng một nước Việt Nam hùng cường”. Tuy nhiên, cân nhắc toàn diện, Tiểu ban văn kiện mới đây đã báo cáo Bộ Chính trị đưa vào dự thảo “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “hạnh phúc” của nhân dân.

Thưa ông, nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng đề cao hạnh phúc, bình an thay vì phát triển kinh tế bằng mọi giá, thậm chí có quốc gia như Bhutan, chính phủ phát triển một thước đo mang tính khoa học có tên gọi “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) hay “Chỉ số hạnh phúc quốc gia”. Xin ông nói rõ hơn về yếu tố “hạnh phúc của nhân dân” được nhấn mạnh trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII?

Tôi cảm giác sau dịch Covid-19, xu hướng coi chỉ số hạnh phúc, bình an là điều quan trọng nhất đang mạnh lên. Đại dịch cho thấy “người giàu cũng khóc”, vì vậy, hạnh phúc không chỉ được đo bằng “cơm ngon áo đẹp” mà trước hết phải yên lành. Văn kiện lần này nhấn mạnh hạnh phúc người dân, quyền làm chủ của người dân, nhân dân là trung tâm, là chủ thể của toàn bộ quá trình phát triển đất nước. Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII không chỉ nhấn mạnh phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn nhấn mạnh yếu tố “nhân dân thụ hưởng”. Lấy hạnh phúc và sự ấm no của nhân dân làm tiêu chí phấn đấu và đánh giá sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của hệ thống chính trị.

Hạnh phúc là một khái niệm tổ hợp nhiều yếu tố như dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, chỉ số phát triển con người, phúc lợi xã hội cao. Hạnh phúc cũng không phải theo quan niệm “an bần lạc đạo”, mà phải an phú, phấn đấu hướng tới cuộc sống khá giả, phồn vinh. Vừa qua, một tỉnh đã đưa tiêu chí hạnh phúc của người dân vào trong báo cáo chính trị, trong đó đo lường hạnh phúc thông qua các tiêu chí hài lòng về cuộc sống, môi trường, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, hài lòng về cơ quan công quyền... Tôi cho đó là điểm mới độc đáo.

Coi trọng môi trường sống chứ không phát triển kinh tế bằng mọi giá

Mới đây, những thảm họa thiên tai diễn ra liên tiếp ở miền trung nước ta cho thấy việc bảo vệ môi trường càng ngày càng trở nên bức thiết và có ý nghĩa sống còn. Dự thảo Văn kiện đã đề cập như thế nào về vấn đề này?

Thiên tai ở miền trung cho thấy môi trường gắn rất chặt với kinh tế, với xã hội. Bảo vệ môi trường được nhấn mạnh ở những điểm cơ bản của dự thảo Văn kiện.

Trước đây, chúng ta nhấn mạnh mối quan hệ giữa “tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, lần này dự thảo Văn kiện  bổ sung một thành tố thứ tư là “bảo vệ môi trường”.

Trong dự thảo văn kiện, nói về đột phá hạ tầng đã nhấn mạnh “Ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về  giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đáng ra, phải nhấn mạnh yếu tố môi trường hơn nữa, nhưng dự thảo đang trong quá trình lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Ban soạn thảo Văn kiện trao đổi nhiều vòng, nhiều ý kiến mong muốn trong quan điểm chỉ đạo phải đặt vấn đề môi trường cao hơn. Ở đại hội Đảng cấp cơ sở vừa rồi, bên cạnh cụm từ “Phát triển kinh tế xã hội là trung tâm” từ đại hội Đảng lần thứ XII, nhiều người đề nghị thêm vào cụm từ “Bảo vệ môi trường là trung tâm” trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Lần này, nếu đặt ở tầm quan điểm thì nhận thức của Đảng và toàn dân về vấn đề môi trường sâu sắc hơn. Tôi nghĩ nhân dân là người trực tiếp gánh chịu tác động của môi trường, nhân dân thấm thía vị trí của môi trường quan trọng thế nào. Ông cha ta từng nói: “Thiên tai, địch họa”, đặt thiên tai trước địch họa. Thực tế cho thấy vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng khó lường, gây tổn thất kinh tế và bất ổn xã hội, lòng dân phân tâm, bất an. Vì vậy, tôi tin sau khi lấy ý kiến của nhân dân, yếu tố bảo vệ môi trường sẽ trở thành một điểm nhấn của Văn kiện.

Ông cho rng phi chp ly mt thun ca dch Covid 19 để đẩy nhanh ng dng công nghthông tin, nht là chuyn đổi số. Vn đề chuyn đổi số, kinh tế sđược nhn mnh trong dtho văn kin?

Sau dịch Covid-19, dự thảo văn kiện nhấn mạnh phải ứng dụng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kế thừa Nghị quyết số 52-NQ/TW: “Về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Xem việc phát triển hạ tầng số, công nghệ số, chuyển đổi số như một đòn bẩy để giúp chúng ta có thể phát triển nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng không ảo tưởng, nóng vội, mà phải chuẩn bị từng bước chắc chắn, lựa chọn những lĩnh vực mà chúng ta có điều kiện, từng bước đi vào kinh tế số, tránh nhảy từ cực nọ sang cực kia. Nghị quyết số 52 nhấn mạnh, cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tư duy nhạy bén và tinh thần của Nghị quyết này được khẳng định, nâng tầm trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII và đổi mới sáng tạo có thể xem như một điểm nhấn của Đại hội.

Thực tiễn đòi hỏi phải sáng tạo ra các giá trị mới

Đổi mi sáng to được xem như mt đim nhn ca Đại hi XIII, nhưng đổi mi sáng to này có ni hàm khác gì so vi công cuc Đổi mi được Đại hi VI khi xướng?

Kỳ đại hội Đảng nào cũng có điểm nhấn. Vậy điểm nhấn của Đại hội XIII là gì? Tôi nghĩ chính là đổi mới sáng tạo, phản ánh một nhu cầu phải đổi mới sáng tạo ở một trình độ mới. Đây là một tư duy mới, nhận thức mới, nó đánh dấu một bước phát triển của đổi mới. Đổi mới có nhiều cấp độ. Công cuộc đổi mới của chúng ta ở Đại hội VI là tổng kết thực tiễn thời kỳ khủng hoảng. Vướng mắc cái gì thì tìm cách tháo gỡ, bắt đầu từ tổng kết sáng kiến của nhân dân, đi từ nông nghiệp, khoán sản phẩm... Bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo được nâng lên tầm mức mới, dựa trên sự cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào lãnh đạo, quản lý sản xuất kinh doanh, tạo ra sự phát triển trên các lĩnh vực, địa bàn...

Giờ đây, thực tiễn đòi hỏi đổi mới trên cơ sở phải sáng tạo ra các giá trị mới trên tất cả các lĩnh vực, trở thành tư duy, phương thức của thời đại mới. Đổi mới sáng tạo là một đòi hỏi khách quan. Đổi mới sáng tạo chính là sự phát triển hợp quy luật ở tầm vóc, trình độ mới quá trình đổi mới vốn có của Đảng, nhân dân ta trong ba thập kỷ qua; là động lực tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của đổi mới, sáng tạo. Sinh thời, Người căn dặn: Thế giới ngày ngày đổi mới, xã hội ngày một phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ, do vậy, cán bộ, đảng viên không thể “giữ cái kẹp giấy cũ không thay đổi”, “tư tưởng, hành động cũng phải phát triển”.

Thời cuộc thay đổi mà vẫn tư duy, vẫn làm theo cách cũ thì sẽ thất bại. Thời cuộc buộc ta phải đổi mới và thực tiễn có điều kiện cho chúng ta đổi mới.

Xin trân trọng cảm ơn ông!