Email lúc 0 giờ:

Lựa chọn

Cuối năm, bạn tôi vô cùng phiền lòng than thở rằng năm nay mình “thất bại toàn diện”. Lý do thất bại là cô con gái vừa giỏi vừa ngoan vừa xinh của anh chị sau khi tốt nghiệp lớp 12 đã xin bố mẹ không thi đại học mà đi học nghề xăm hình và sơn sửa móng tay để “start-up”, khởi nghiệp. Vốn là giảng viên đại học, anh định hướng và đầu tư cho con thi vào ngành công nghệ hóa sinh, nghề đang hót hiện nay mà cũng phù hợp với con gái. Trước lựa chọn này của con, đủ biết anh choáng váng thế nào! Thuyết phục chán không được, anh chị đành phải chiều theo. Vậy mà mới được vài tháng, cô con gái lại thông báo, nghề này không hợp, bố mẹ cho con vay ít tiền góp cùng ch&

Lựa chọn

Tình hình “thất bại” theo cách nói của bạn tôi hiện nay không còn hiếm. Tôi biết con trai một doanh nhân giàu có sau khi lấy xong bằng tài chính ngân hàng một trường đại học nổi tiếng ở London đã từ chối vào làm việc tại các tập đoàn lớn, ở nhà mở “sốp” bán quần áo online. Con gái một giáo sư khác sau khi nhận bằng tiến sĩ ở Mỹ cũng mở cửa hàng thiết kế thời trang, dù có bao nhiêu cục, vụ, viện khoa học sẵn sàng chào đón.

Điều gì đang xảy ra với những đứa con vàng con bạc, vừa giỏi vừa ngoan của chúng ta? Tại sao cơ hội học tập, việc làm và những tấm bằng nhiều người mơ ước lại bị chúng bỏ phí hoài như vậy?

Tôi hỏi lý do, con gái bạn tôi nói bản tính cháu thiếu kiên nhẫn, không có tư duy sáng tạo, chỉ thích những công việc “nhẹ đầu” nên không hợp theo định hướng của cha mẹ. Công việc pha chế cháu chỉ làm một thời gian thôi, khi thạo nghề, cháu sẽ tự mở cửa hàng cho riêng mình. Con trai doanh nhân kia cũng chia sẻ, làm việc trong tập đoàn lớn rất áp lực và căng thẳng, sức khỏe cháu lại không tốt. Kinh doanh trên Internet và thương mại điện tử phù hợp hơn. Vả lại đừng coi thường nghề “bán quần áo”, ông Jack Ma (Mã Vân chủ tịch tập đoàn Alibaba) trở thành tỷ phú thế giới cũng nhờ thương mại điện tử đó thôi. Còn con gái giáo sư thì bảo đam mê thời trang từ nhỏ, lấy bằng tiến sĩ để hoàn thành “nhiệm vụ” với cha mẹ, bây giờ, cháu bắt đầu sống cho mình...

Bạn ạ, cái thời chúng ta phải học lấy một nghề “kiếm cơm” có lẽ đã lùi xa rồi. Các bậc làm cha mẹ luôn kỳ vọng “con hơn cha, nhà có phúc” mong chúng an nhàn, sung sướng hơn mình là lẽ bình thường. Nhưng nhiều khi tình thương của chúng ta đã vô tình lập thành vòng kim cô trói chặt ước mơ, năng lực thật sự và khát vọng cống hiến của chúng. Có bao nhiêu đứa trẻ đã nhắm mắt đưa chân theo sự sắp đặt của cha mẹ? Và tôi không nghĩ những đứa trẻ đó có thể làm tốt nhất công việc cũng như tìm thấy ở đó niềm vui sống. Vì vậy, tôi nghiêng về ủng hộ những đứa con “biết phản kháng”, tự tin lập nghiệp. Hình như bây giờ lũ trẻ biết điều gì tốt thuận cho chúng hơn chúng ta nhiều. Lẽ dĩ nhiên việc chỉ ra điều hay lẽ phải, định hướng tương lai cho các con không bao giờ được lơ là, nhưng cũng chỉ nên là công cụ mềm, tránh áp đặt. Bởi vì có thể chúng ta đang làm mất đi thời gian và cơ hội của chúng. Khi đã lựa chọn được công việc yêu thích thì dù nó nặng nhọc đến đâu, chỉ cần mang lại đam mê sung sướng (không hẳn đồng nghĩa với nhiều tiền) thì người ta sẽ không thấy vất vả, nỗ lực làm tốt và xa hơn nữa là thành công trong nghề nghiệp.

Bạn thân mến, năm hết Tết đến rồi, hãy quẳng gánh phiền muộn vô lý ấy đi và đặt niềm tin vào lựa chọn của lớp trẻ, tuổi trẻ. Cuộc sống cần những đứa trẻ mạnh mẽ, tự tin vào đời thay vì những kẻ yếu ớt, thụ động, chỉ biết núp bóng cây tùng mà leo, leo quá sức, quá cái tài của mình thì dễ ngã đau, dễ chuyển hóa thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi thấy những cậu bé, cô bé “biết phản kháng” biết tự tin đi trên đôi chân của mình có nhiều cơ may trở thành những người thành đạt, là chỗ dựa và niềm tự hào cho đấng sinh thành.

Minh họa: ĐÀO HẢI PHONG