Khoa cử ở trẻ con

Lịch sử khoa cử ở ta vốn đã lâu đời, nó là một trong những truyền thống văn hóa đáng để người Việt tự hào. Ngay khi hình thành một nhà nước phong kiến tự chủ hùng mạnh thì năm 1075 (năm Thái Bình thứ tư đời vua Thánh Tông triều Lý), đã lập tức mở khoa thi ba kỳ kén lấy người “minh kinh bác học”, chính thức mở đầu nền khoa cử Việt Nam. Các triều đại tiếp theo trân trọng nối giữ, quy chế thi tuyển nghiêm ngặt hơn, tinh tế hơn.

Minh họa: LÊ THIẾT CƯƠNG
Minh họa: LÊ THIẾT CƯƠNG

Có thể nói rất nhiều những học giả tài cao đức trọng, những chính trị gia kiệt hiệt, những văn nghệ sĩ lẫy lừng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trưởng thành nhờ khoa cử. Tất nhiên ngoài những điểm tích cực, khoa cử phong kiến cũng nhan nhản những điều hủ bại. Không xét các tiểu tiết quá cụ thể, chỉ xét đại thể thì cũng dễ thấy rằng “nó chỉ là một con đường rộng rãi phẳng phiu cho bọn sĩ phu, do xuất thân từ đó mới là chính đồ, bởi sự vinh hạnh về sau cũng bởi đó mà ra cả. Bởi vậy nhân tâm nước mình say mê bia đá bảng vàng, cố sức dùi mài truyện hiền kinh thánh, có người đầu bạc vẫn chịu khó đeo bộ lều chiếu để ganh đua với bọn thiếu niên. Mà rút lại thì có gì đâu...” như nhận xét cay đắng của cụ nhà Nho Phan Kế Bính trong cuốn “Việt Nam phong tục” (NXB Văn hóa thông tin, trang 317).

Tất nhiên, thời nào thì thiếu niên cũng phải ganh đua, và cách ganh đua mang vẻ đúng đắn thời thượng nhất vẫn là chuyện thi cử đỗ đạt. Không phải ngẫu nhiên mà theo cách đếm sự nghiệp thành công ở một người có học thời phong kiến, người ta luôn trân trọng “thiếu niên kim bảng quải danh thì”, nôm na là tuổi trẻ đỗ cao. Cái tâm thức “trọng danh” này, đến giờ vẫn hằn đậm. Đủ loại phụ huynh mang đủ loại xuất xứ, tất thảy đều không tiếc tiền bạc công sức để đầu tư cho bọn trẻ luyện thi. Tuổi thơ của vô số đứa hoang mang trôi trong những đề thi của trường chuyên, lớp chọn, của những bài tập về Toán, về Lý rồi Nhạc rồi Họa... Và của không biết bao nhiêu những khát khao mà bố mẹ chúng nó ngày xưa đã trót cố gắng và đã trót hụt hẫng. Cái gì mà mình đã nhỡ không đạt được thì con cái phải nguyện thành. Tín điều cao cả này luôn vững chắc nằm sâu xa trong đầu của hầu hết những vị phụ huynh khả kính. Và ở một mức độ nào đó, nó luôn được sự tiếp sức, sự cổ vũ từ một nền giáo dục đang loay hoay tìm cách “nói không với bệnh thành tích”. Liệu đây có phải là nguyên nhân chính để bọn trẻ hôm nay ở ta bước vào khoa cử từ rất sớm.

Đương nhiên thi c ngày xưa tui tác cũng không hn định, người Vit vn hay st rut mà. “Khoa mc chíchép điu l thi Hương năm 1678 hoc có người chưa đến 18 tui cũng cho đi thi để m rng đường ly người tài gii. Vì thế, thi Lê năm 1700 có Nguyn Đình Úc 15 tui đỗ thi Hương và khoa Sĩ Vng. Còn thi Nguyn, có Ông Ích Kiêm (danh nhân yêu nước gi đây đã đặt tên ph) cũng đỗ c nhân năm 15 tui, khoa 1847. Thm chí, huyn s lãng đãng trong chính s có chép chuyn Nguyn Hin đỗ Trng Nguyên năm mi 13 tui nh thông minh t hc. Nhng giai thoi đỗ đạt vcụ” Trng tí hon này đã được chính thng tranh cãi nhiu nhưng có v đáng tin, bi cách hc ca cụ” va hn nhiên sáng láng va trong tro ngây thơ. Nào là nn con voi biết đi, nào là thng trí s Tàu khi xâu ch qua rut con c. Ngay c đề thi Tam Khôi do chính vua ra đề cũng rt con tr, “Áp t t kê mu du h phú”. Đại loi nghĩa là Vt con tm bit Gà m đi chơi hồ”, ch nghĩa hoàn toàn không siêu hình to tát gì. điu ngày nay, quá nhiu bc b m b ám nh gic mơ thn đồng, sut ngày bt con phi luyn tthượng tng kiến trúc vĩ ” đến h tng cơ s vi mô”. Đã thế, bài viết đấy trang mt phi bng tiếng Anh, trang hai phi bng tiếng Ý.

Có phải thế chăng mà áp lực thi cử bây giờ ở cấp càng bé lại càng lớn. Thi từ tiểu học lên trung học là công phu đệ nhất, đệ nhị công phu là từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông. Các sĩ tử lóc nhóc mắt đứa nào cũng cận lòi, vai mang nặng ba-lô, vất vả y như thời cha ông hành quân trong những cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Áp lực có hơi giảm khi bọn nhóc thi vào đại học (hơi giảm thôi chứ vẫn kinh khủng), rồi mới nhẹ nhàng hơn khi làm tốt nghiệp ra trường. Nhờ cái “lô-gích” này, đâm ra lại hay và may, các cuộc thi cử càng về sau càng nhẹ. Nếu đúng như thế thì ở ngày nay, việc làm tiến sĩ là nhẹ nhất. Hình như đây là một sự tiến bộ. Bởi giáo dục kinh điển cổ hủ ngày xưa luôn theo hình chóp nón, hoặc nói một cách “acađêmíc” là theo mô hình kim tự tháp. Càng lên cao càng phải nhọc nhằn khó. Người xưa quan niệm tiến sĩ đích thực phải hiếm hoi như hiền tài, phải hiếm quý như gấu trúc. Phần lớn cho rằng, nhân tài là thứ không thể định lượng được. Làm sao có thể đặt ra chỉ tiêu đến ngày ấy tháng ấy sẽ có ngần ấy tiến sĩ. Thế nhưng vài “giáo sư” uyên bác trong khi chờ xét tuyển phong danh hiệu, lại cho đây là một quan điểm bảo thủ cứng nhắc.

Một điều nhân văn đơn giản mà hầu như ai cũng hiểu, bọn trẻ đi học ở bất kỳ thời đoạn lịch sử nào ở bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, hoàn toàn không hề là để lấy chữ hay để làm tiến sĩ. “Thành nhân” rồi hãy “thành công”. Thi cử với chúng là điều thỉnh thoảng nên có chứ không phải là chuyện nên trọng. Mục tiêu tối hậu của một nền giáo dục tử tế thường để bọn trẻ hồn nhiên trưởng thành và trở thành những công dân lương thiện có trách nhiệm với dân tộc với đất nước, có tình thương yêu vô bờ với gia đình với những người chung quanh. Hãy trả tuổi thơ cho bọn trẻ như đúng lời dịu dàng của Bác Hồ kính yêu từng khuyên nhủ. “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Bất hạnh thay cho một đứa trẻ liên miên dẫn đầu trong thi cử. Chúng có thể tài, có thể giỏi, nhưng chắc chắn không thể còn trong veo. Đâu phải ngẫu nhiên mà ở thời tần tảo khó khăn bao cấp chưa xa, thì ngày khai giảng ở nhiều trường tiểu học thường đọc đi đọc lại trên loa những tản văn trong trẻo lãng mạn của Alphonse Daudet, của Thanh Tịnh. “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường...”. Người đọc thường là một ông giáo có tuổi, giọng nghèn nghẹn rưng rưng. Đám trò nhỏ tụm năm tụm ba, ngẩn ngơ nghe cho dù nhiều đứa đã thuộc lòng cả đoạn dài. Bây giờ, các cuộc thi đầu vào làm ngày khai trường đã khác nhiều. Nó ít đi hồn nhiên, ít đi ngây thơ, và bớt hẳn đi lãng mạn.

Khắc nghiệt thi cử chỉ nên dành riêng cho đám người lớn, cụ thể là những nghiên cứu sinh đang làm thạc sĩ, đặc biệt là đang làm tiến sĩ. Bởi nói cho cùng, ngay từ thời phong kiến xa xưa, khoa cử chân chính cũng chưa bao giờ mang khuôn mặt trẻ thơ.