Tự ta hại ta:

Ánh sáng xanh của màn hình

TỪ MỘT THÍ NGHIỆM TƯỞNG LÀ VỚ VẨN

Thường để nhìn mầu một vật được chân thực nhất, ta mang ra ngoài ánh sáng mặt trời, vì ánh sáng của mặt trời mầu trắng. Tuy nhiên, nhờ có đi học, ta biết ánh sáng ấy không phải thuần mầu trắng. Cho đi qua một lăng kính, mầu trắng ấy liền “lộ nguyên hình” là tập hợp các tia sáng mang bảy mầu của chiếc cầu vồng, trong đó có ánh sáng xanh.

MINH HỌA: LÊ TRÍ DŨNG
MINH HỌA: LÊ TRÍ DŨNG

Năm 1958, hai nhà nghiên cứu J. Woodland Hastings và Beatrice M. Sweeney đem một mớ tảo biển đặt dưới từng loại ánh sáng đơn lẻ ấy của mặt trời. Kết quả, họ thấy nhịp sinh học của tảo bị đảo lộn, và thủ phạm gây rối loạn nhiều nhất chính là ánh sáng xanh.

Luận án của họ sau khi công bố thì... xếp xó. Thời đó, người ta nghĩ những phát hiện kiểu này thật vớ vẩn. Tảo bị đảo lộn nhịp sinh học thì liên quan gì cơ chứ! Vả lại, khoa học lúc đó tin rằng nhịp sinh học của con người không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng.

Nhưng bốn mươi năm sau, người ta ngỡ ngàng nhận ra ánh sáng nào cũng làm thay đổi nhịp sinh học ở con người. Và đúng như trong thí nghiệm với tảo biển ngày ấy, ánh sáng xanh có tác dụng mạnh nhất.

TIÊN TIẾN HAY TỰ HẠI TA?

Thời chưa có đèn huỳnh quang, chưa TV, chưa máy tính, điện thoại, ánh sáng xanh chỉ có trong tự nhiên, nghĩa là từ mặt trời. Ánh sáng mặt trời - trong đó có một lượng lớn ánh sáng xanh - giúp con người tỉnh táo, vui vẻ. Riêng ánh sáng xanh rất quan trọng: cơ thể căn cứ vào nó để điều chỉnh nhịp sinh học cho năng động đúng kiểu ban ngày.

Thế rồi con người làm ra đủ thứ đèn và màn hình “sáng như ban ngày” - ánh sáng xanh nhân tạo sinh ra từ đấy, rất dồi dào; ta dư thừa ánh sáng xanh ngay cả khi ngoài kia đã tắt nắng. Nhưng cộng tất cả các thiết bị trên Trái đất thì lượng ánh sáng xanh nhân tạo vẫn chỉ là một phần bé nhỏ so với ánh sáng xanh của mặt trời. Tuy nhiên, khốn nỗi, càng nhiều máy móc ta càng ít ra ngoài. Ta ngồi trong nhà, chằm chằm nhìn vào thiết bị ở một khoảng cách gọi đúng là “dán mặt vào”, trong một lượng thời gian mà theo tờ Allaboutvision cho là đáng ngại. Lúc nào “con mắt của cơ thể” cũng thấy có ánh sáng xanh. Nên ngày hay nên đêm đây? Nhịp sinh học trở nên bối rối.

“Duy trì được nhịp sinh học đồng điệu với đất trời là việc quan trọng cho sức khỏe và tinh thần,” các nhà nghiên cứu tại Charité Universitätsmedizin, Berlin, kết luận. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, người bị rối loạn nhịp sinh học dễ mắc nhiều bệnh như trầm cảm, tiểu đường, béo phì và cả ung bướu. Năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố làm ca đêm là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú; và thế là năm 2009, Chính phủ Đan Mạch đã bắt đầu bồi thường cho một số nữ công nhân làm ca đêm mắc bệnh này.

Ngoài ra, theo tiến sĩ Grant Tinsley thuộc Đại học Công nghệ Texas, tuy ngủ là một “cột trụ” của sức khỏe, và con người hiện đại rất quan tâm đến sức khỏe, nào là chạy bộ, ăn kiêng, nhưng rõ ràng họ ngủ ít hơn và không ngon bằng ngày xưa. Một trong những lý do là dùng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh vào ban đêm, khiến bộ não vốn thông minh cũng bị lừa rằng đây đang ban ngày. Chiếc đồng hồ sinh học 24 tiếng trong cơ thể ta luôn phải dựa vào các tín hiệu từ môi trường bên ngoài, quan trọng nhất là ánh sáng và bóng ti. Mt thy tri ti, báo cho não Ti ri đấy!, não bèn ra lnh cho tuyến tùng tiết ra cht melatonin, bảo cơ thể “Mệt rồi, ngủ đi!”.

Ánh sáng xanh, dù từ mặt trời hay từ điện thoại, cũng ngăn chặn tiết melatonin, cho nên khi để đèn sáng ta sẽ khó ngủ hoặc ngủ không sâu. Việc giảm tiết melatonin vào ban đêm do c lp lòe nhn tin, xem báo mun s mang ti nhiu hu qu: làm ri lon chuyn hóa, khó ng, trm cm, béo phì, và thm chí ung thư.

NHƯNG TRƯỚC NHẤT LÀ HỎNG MẮT

Nếu nhịp sinh học đối với nhiều người nghe quá trừu tượng, thì chẳng cần nghiên cứu, ai cũng thấy việc dùng điện thoại, máy tính nhiều rõ ràng làm mắt kém đi.

Nhưng khoa học thì không nói vo như ta. Một bài viết trên tờ Healthline cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Toledo “dường như” (dường như thôi) đã phát hiện ra cơ chế làm hỏng mắt của ánh sáng xanh phát ra từ các màn hình.

Hãy tưởng tượng mắt ta như một hạt nhãn tròn xoe. Ta đọc được báo, ngắm được cảnh là nhờ lớp màng bọc quanh cái hạt nhãn ấy có tên là võng mạc, trên đó có hai loi tế bào: loi hình que để bt được đường vin ca mt hình, giúp ta vn thy các th m m trong bóng đêm; và loi hình nón để bt được mu sc.

Có “bắt” được ánh sáng mới bắt được hình. Ánh sáng tuy nhẹ nhưng “bắt” ánh sáng là một công việc nặng nhọc, bạn cứ đọc liền tù tì 20 trang sách sẽ hiểu. Đó là do mắt vốn quá chu đáo, bắt được hình ảnh là vội vàng gửi ngay tới não báo cáo. Quá trình làm việc ấy, tiếc thay, lại sinh ra nhiều chất độc cho chính mắt. Sau một ngày làm việc, các tế bào của mắt rất mệt mỏi; để tự bảo vệ, chúng cần phải lột bỏ lớp “áo” ngoài đầy chất độc tích tụ, thay vào lớp áo mới, như ta cuối ngày đi tắm để được tinh tươm. Tế bào que chuyên làm việc trong bóng tối sẽ tranh thủ lúc nghỉ ngơi (là ban ngày) để thay áo. Tế bào nón chuyên làm việc vào ban ngày sẽ tranh thủ lúc ra ca (là ban đêm) để thay. Theo đúng nhịp sinh học tự nhiên thì như thế, nhưng ở thời hiện đại, ban ngày ta ngủ vùi, đêm thì lập lòe ánh sáng xanh của các màn hình, các tế bào của võng mạc đứng trước sự đảo lộn không biết phải “thay áo” lúc nào. Không thay áo kịp thì dần dà chất độc tích tụ lại, các tế bào chết. Và các tế bào võng mạc đã chết là chết hẳn, không tái tạo, không sinh ra thêm nữa. Nói tóm lại là hỏng mắt.

RETINAL - CÔNG VÀ TỘI

Để truyn được tín hiu hình nh v não, các tế bào que và nón cần có sự trợ giúp của một chất có tên retinal. Không có retinal thì nón hay que cũng vt, tuy nhiên nó là mt cht có tài, có tt.

Theo The Guardian, các nhà nghiên cứu thấy khi gặp ánh sáng xanh chiếu vào, chất retinal liền nhanh chóng khởi động một chuỗi phản ứng, tuy có công dụng truyền tin nhưng đồng thời sinh ra... các chất độc hại, làm hỏng các tế bào của võng mạc.

Nhà khoa học như những đứa trẻ tò mò. Họ đem tiêm các phân tử retinal vào các loi tế bào khác như tim, não. Ri h chiếu ánh sáng xanh vào. Kết qu: các tế bào đó chết. H lp li thí nghim nhưng tt đi ngun ánh sáng xanh: các tế bào không sao. H chiếu các loi ánh sáng khác vào: các tế bào cũng không sao. H kết lun retinal + ánh sáng xanh = có hi.

Đến đây thì ta đã hiu vì sao có nhng người mt vn rt tinh, sau mt thi gian được tng cái đin thoi thông minh sáng lòa, thích quá sut ngày đọc báo, nhn tin trên y, nhong mt cái nu cơm cũng phi đeo kính mà vn ngơ ngác không biết vì sao.

PHẢI LÀM SAO?

Có người bảo, chuyện ánh sáng xanh kết hợp với retinal làm mt kém đi ch là chuyn trong phòng thí nghim, nào đã ai thc nghim trên mt! Đến tiến sĩ Ajith Karunarathne ca đại hc Toledo, nơi tiến hành thí nghim còn phi dè dt, liu ánh sáng xanh ca các màn hình có gây hi như trên thí nghim không hin còn phi kho sát.

Đối vi nhiu người, cái gì còn trong phòng thí nghim hoc mi làm trên chut thì còn chưa sao. Vả lại, “Mắt thì để nhìn, để đọc, rồi cũng phải hỏng, giữ gìn ghê quá mà làm gì?”. Cho nên vẫn có tình trạng sểnh ra là nhìn vào một màn hình nào đó thay vì nhìn ra ngoài trời; trẻ con bé tí ăn cơm cũng máy, ra quán để ngồi yên cũng máy.

Dĩ nhiên giữa thời thông tin bùng nổ, ta không thể vì bảo vệ mắt mà chỉ đọc báo giấy không đọc báo mạng, chỉ gọi điện thoại bàn mà không nhắn tin trên điện thoại. Nhưng nếu các nhà bác học đã lần mò đến nơi đến chốn như thế, ta vẫn bỏ ngoài tai, không có tí “chùn mắt” nào thì cũng là... dại.

Biện pháp nào đây? Người ta khuyên ban ngày dùng máy thì để xa xa, cách chừng một cánh tay, thỉnh thoảng nhắm một mắt hoặc ngó mông lung ra ngoài cho cơ mắt nghỉ. Buổi tối càng ít dùng máy càng tốt. Nếu dùng máy thì tốt nhất nên đeo kính ngăn ánh sáng xanh; nhà quảng cáo nói đeo kính này thì dù có làm việc với máy tính trong phòng sáng lòa, melatonin vẫn tiết ra như trong phòng tối; nhịp sinh học được điều hòa trở lại phần nào, người đeo kính đỡ căng thẳng và dễ ngủ hơn.

Còn nếu không muốn vướng víu, ta có thể dùng cách đơn sơ, như tắt đèn một, hai tiếng trước khi đi ngủ, chỉ nằm nghe nhạc hay sách nói; hoặc bật đèn mờ mờ mầu vàng. Quan trọng nhất, phải coi các màn hình có ánh sáng xanh là thứ vừa hấp dẫn vừa có hại. Nếu biết yêu đôi mắt thì dùng ít thôi.

*

Cuối cùng, trong cơ thể ta, không gì háu đói bằng con mắt. Tin tức ngập tràn, giải trí long lanh, hoành tráng cũng là để nuôi con mắt. Nhưng mắt chỉ là một bộ phận của cơ thể, như một đứa con trong nhà, ta cho nó ăn và ăn như thế nào cũng còn phải tính đến những “đứa” khác. Sử dụng các bộ phận của cơ thể cũng phải có nguyên tắc. Và nguyên tắc lớn nhất là tôn trọng nhịp sinh học, cái đó xin bàn đến ở một bài sau.