Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19”

NDO -

NDĐT- Đúng 9 giờ sáng nay, 28-2, Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” đã khai mạc với sự tham gia của các khách mời: GS, TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia; PGS, TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương; PGS, TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia; BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; TS Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19”

Các chuyên gia chia sẻ với bạn đọc về công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona - Covid-19 tại Việt Nam; về năng lực điều trị của Việt Nam cũng như cung cấp thông tin khoa học về chế độ thực phẩm đầy đủ, cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng; các biện pháp đơn giản tự bảo vệ bản thân tại gia đình… để góp phần giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng ban Nhân Dân điện tử phát biểu khai mạc:

Kính thưa quý vị đại biểu

Dịch Covid-19 là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Gần hai tháng qua, cho đến sáng nay dịch Covid-19 đã lan sang hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ với con số mắc và tử vong tăng nhanh liên tiếp. Tại Việt Nam, đến nay cũng đã ghi nhận 16 ca dương tính với Covid-19. Với những nỗ lực trong công tác khoanh vùng, dập dịch và hỗ trợ tốt nhất cho các tuyên trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, Việt Nam đã điều trị thành công cho 16 ca xuất viện, trong đó có một ca bệnh người Trung Quốc cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền và đã từng phẫu thuật ung thư phổi.

Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.

Tại buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, các chuyên gia sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin khoa học để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất; những biện pháp cơ bản để phòng chống dịch bệnh ngay từ những bữa ăn trong gia đình. Các chuyên gia cũng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về những khuyến cáo trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 về ăn uống, lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn; bảo đảm vệ sinh môi trường sống hay đưa ra hướng dẫn chăm sóc cho những đối tượng nhạy cảm trong đợt dịch như người già, người mắc bệnh lý nền hay trẻ em…

Một lần nữa, xin thay mặt Ban Nhân Dân điện tử, xin cảm ơn các vị khách mời, các đồng nghiệp báo chí. Xin chúc quý vị sức khỏe và chúc buổi giao lưu trực tuyến thành công tốt đẹp!

Sau phát biểu khai mạc, các khách mời lên sân khấu để nhận hoa cảm ơn từ lãnh đạo báo Nhân Dân điện tử.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 1

Bạn đọc Kiều Thị Hương (Hà Nội): Việt Nam đã điều trị được khỏi 16 ca bệnh, trong đó có ca rất nặng là bệnh nhân người Trung Quốc từng phẫu thuật ung thư phổi. Việt Nam cũng đã phân lập được virus corona từ rất sớm. Ông đánh giá thế nào về công tác dự phòng và điều trị của Việt Nam trước dịch Covid-19?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 2

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương:

Chúng ta phải xác định là rất may mắn vì hệ thống y tế dự phòng cũng như hệ thống kiểm dịch biên giới của Việt Nam đã hoạt động tích cực từ giai đoạn đầu tiên. Cho nên, số lượng bệnh nhân bị bệnh Covid-19 ở nước ta đã được kiểm soát ngay từ đầu, chỉ có 16 ca.

Với số bệnh nhân thấp như vậy, chúng ta có thể bảo đảm cung cấp cho bệnh nhân sự chăm sóc tốt nhất. Điều này khác hẳn so với tình hình dịch bệnh ở thành phố Vũ Hán vì các bệnh viện đều rất quá tải cho nên không thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân được. Đó là sự may mắn của chúng ta.

Việc điều trị hiệu quả cũng xuất phát từ việc chúng ta ngăn ngừa hiệu quả. Và tôi cũng hy vọng rằng, với khả năng chúng ta tích cực ngăn ngừa cùng với sự tham gia tích cực của toàn dân, các cấp chính quyền, các đoàn thể, kiểm soát phòng bệnh chặt, không để bùng phát thì khâu điều trị sẽ bảo đảm hiệu quả.

Bạn đọc Mai Thùy Dương (Quảng Ninh): Thưa bác sĩ, cháu đọc trên mạng thấy nhiều thông tin rất hoang mang. Hiện nay, dịch Covid-19 đã lan sang nhiều nước và sau Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang trở thành điểm nóng về sự lây lan dịch Covid-19. Bác sĩ có thể cho cháu biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến như thế nào trên thế giới. Việt Nam dù đang kiểm soát bệnh dịch tốt, nhưng chúng ta vẫn cần chuẩn bị sẵn mọi biện pháp đối phó thế nào trước dịch này?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 3

PGS, TS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương:

Vâng xin cảm ơn câu hỏi của quý độc giả. Như bác sĩ Cấp đã đề cập thì đúng là dịch Covid-19 có diễn biến rất là phức tạp, tốc độ lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Đến sáng nay dịch đã lan tới 52 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Số liệu cập nhật quý độc giả có thể truy cập vào các nguồn thông tin chính thống và những trang tin của Bộ Y tế.

Từ kinh nghiệm những đợt chống dịch trước đây như dịch SARS năm 2003 đến cúm H5N1 năm 2009, ngành y tế và các ngành liên quan đã có nhiều kinh nghiệm và bài học để chuẩn bị cũng như ứng phó với những tình huống cụ thể diễn biến của dịch. Ví dụ như chúng ta xác định cấp độ, mức độ nghiêm trọng của dịch, từ đó đề ra những chiến lược để ứng phó và chuẩn bị những quy trình chuẩn.

Như bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng đề cập đến điều kiện, đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện cũng như cơ chế chính sách, chế độ thông tin báo cáo trong xử lý vụ dịch và đồng thời chúng ta có một hành lang pháp lý đủ mạnh, ở đây tôi muốn đề cập đến Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm là quyết định tuyên bố dịch của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 1-2-2020 sau khi Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố mức độ toàn cầu.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 4

Đặc biệt là sự vào cuộc của hệ thống chính trị và cơ quan trực thuộc của Chính phủ, cũng như vai trò của chủ động trong ngành y tế. Cùng với sự vào cuộc cũng như chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì vai trò của Bộ Y tế là chủ động tham mưu, phối hợp với các bộ ban ngành liên quan. Đặc biệt là những đơn vị trực tiếp như chúng tôi và các đơn vị liên quan như viện nghiên cứu, Viện Dinh dưỡng quốc gia... cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Ở đây chúng ta cũng thấy rằng Nhà nước và ngành y tế đã đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của dịch và tất cả những câu chuyện liên quan đến phối hợp liên ngành, cơ sở vật chất và đặc biệt nữa tôi muốn nói là hệ thống tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Đây cũng là kênh để chống dịch và tuyên truyền để người dân không hoảng loạn mà cũng không chủ quan. Nếu nghiêm trọng quá thì sẽ ảnh hưởng hết toàn bộ cuộc sống xã hội và việc sản xuất kinh doanh cũng như những công việc khác. Còn nếu mà chủ quan thì cực kỳ dễ lây lan, như bài học lớn ở các quốc gia bên cạnh.

Một con số để các vị độc giả dễ so sánh: con số tử vong toàn cầu của dịch Covid-19 đến hôm nay cập nhật là gần 3.000. Nhưng tôi muốn đưa ra con số của chương trình phòng chống lao quốc gia của riêng Việt Nam, số mắc bệnh hằng năm đã là khoảng 160.000, số tử vong hằng năm vào khoảng 13.000 người. Vậy để so sánh mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tôi không nói vấn đề nào nghiêm trọng hơn, nhưng mà có những bệnh dịch gây ra cái chết thầm lặng, số tử vong vì bệnh lao thôi đã là 13.000 người, nhưng không phải ai cũng biết để ghi nhận số liệu này. Do vậy tất cả các vấn đề sức khỏe đề kháng nếu đều được người dân quan tâm như Covid-19 này thì có lẽ là ngành y tế chúng ta cũng đỡ vất vả hơn, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến GDP cũng sẽ giảm.

Bạn đọc Nguyễn Thị Loan (Mai Dịch, Hà Nội): Bên cạnh công tác dự phòng, điều trị, thì hiện nay có nhiều ý kiến các chuyên gia dịch tễ nhận định, việc quan trọng nhất của mỗi người dân là phải tăng sức đề kháng cho mình. Viện Dinh dưỡng quốc gia tham gia vào công tác phòng chống dịch tại Việt Nam như thế nào?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 5

GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia:

Viện Dinh dưỡng là cơ quan đầu mối của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng theo phê duyệt của Thủ tướng. Do đó khi những thiên tai, dịch bệnh hay các trường hợp khẩn cấp xảy ra, Viện phải điều tra và có số liệu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nhân dân.

Thí dụ như khi xảy ra bão, lụt, hạn hán chúng tôi phải cử các đoàn kiểm tra về để đánh giá. Trong các dịch bệnh tuy chúng tôi không ở trên tuyến đầu, nhưng trong việc tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe của người dân, Viện Dinh dưỡng có trách nhiệm đưa ra những cái lời khuyên hợp lý để bảo đảm tốt sức khỏe trong dịch.

Hệ miễn dịch được chia thành miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch chủ động. Miễn dịch bẩm sinh tuy là nói không đặc hiệu và cơ chế hình thành không giống như cách các vaccine tạo ra hệ thống miễn dịch chủ động, nhưng cũng là hàng rào bảo vệ đầu tiên để tránh virus xâm nhập vào trong cơ thể.

Hơn nữa, kể cả hệ miễn dịch bẩm sinh cũng như hệ miễn dịch chủ động, thì đều hình thành qua các tế bào lympho T, lympho B và đều cần có các nguyên liệu để nó phát triển. Như chúng ta biết là mỗi người sinh ra nặng trung bình khoảng 3kg và nặng trung bình khoảng 52-53kg khi lớn lên. Trọng lượng 50kg mà chúng ta tăng lên do thức ăn, vitamin, chất khoáng, các protein được thu nạp trong quá trình trưởng thành. Cùng với quá trình lớn lên đấy thì hệ miễn dịch của con người cũng ngày càng hoàn chỉnh thông qua hấp thu các chất dinh dưỡng, qua tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và tạo ra kháng thể. Ngoài ra, chúng ta cũng tiêm vaccine để tạo ra các miễn dịch chủ động của chúng ta. Như vậy chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý là hết sức quan trọng và chúng tôi cũng đã đăng những khuyến cáo về vấn đề này trên Báo Nhân Dân điện tử.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh thông qua dịch Covid-19 , chúng ta thấy rằng cẩn phải thay đổi thói quen triệt để như: dùng đũa để gắp thức ăn chung, dùng thớt chung cho thức ăn sạch và đồ sống, dùng chậu rửa mặt chung, ăn các loại động vật hoang dã và không rõ nguồn gốc...

Tất cả những khuyến cáo này đã được Bộ Y tế đã đưa ra hướng cụ thể và kể cả về phần dinh dưỡng. Bạn đọc cần truy cập vào trang web của Bộ Y tế, theo dõi và thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế để cơ thể chúng ta có sức đề kháng tốt.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 6

Bạn đọc Ngô Đức Hải (Tân Yên, Bắc Giang Nội) hỏi: Là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh lý về phổi, Bệnh viện Phổi Trung ương đã hỗ trợ tuyến dưới, cụ thể là Trạm y tế xã Sơn , huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, trong việc khám bệnh, sàng lọc bệnh nhân tại đây như thế nào? Xin bác sĩ cho biết, virus corona gây ra những bệnh lý nghiêm trọng gì về phổi?

PGS, TS Vũ Xuân Phú:

Xin cảm ơn câu hỏi cụ thể, nhưng tôi cũng xin đề cập rộng hơn một chút vì nó liên quan đến ngành và bệnh viện chúng tôi. Rõ ràng, chúng ta đã thấy, mục đích của Chính phủ và ngành y tế ngay từ đầu là khống chế và thanh toán dịch, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Để làm được việc này, cần giảm tỷ lệ mắc mới, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ lây lan trong cộng đồng và dự phòng bằng vaccine nếu có. Chúng ta đã chủ động xây dựng các chiến lược ứng phó rất cụ thể như: phòng bị từ đầu nguồn, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu. Những vấn đề này liên quan đến nhiều ngành khác nhau, Bộ Y tế có chức năng tham mưu. Thứ hai, kể cả điều trị và quản lý về mặt dịch tễ học, chúng ta sàng lọc và phát hiện sớm, điều trị hỗ trợ sớm.

Như các bạn biết, trong giải quyết những bệnh lý này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng đã đề cập điều trị triệu chứng là chính, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu, khuyến khích khai báo và tự khai báo khi phát hiện, cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện. Tuyên truyền giáo dục tránh gây hoảng loạn, hiểu biết bệnh và tự phòng tránh là điều quan trọng, tránh vệ sinh, ho, khạc ở nơi công cộng, cung ứng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp. Hy vọng, thời gian tới sẽ có vaccine dự phòng.

Một điều nữa, với góc độ là những người làm quản lý bệnh viện, quản lý ngành, chúng tôi muốn bảo đảm nguồn lực cho các giải pháp vĩ mô và vi mô. Hệ thống chính trị của chúng ta đã vào cuộc, ban hành các chỉ thị rất kịp thời. Tôi muốn nhấn mạnh những nguồn lực, đặc biệt là các thầy thuốc giỏi của chúng tôi vào cuộc ngay từ đầu. Trong tình trạng khẩn cấp, đã huy động sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông. Ngành y tế cũng đã thực hiện tốt chỉ đạo như vậy không riêng gì với địa bàn Vĩnh Phúc và xã Sơn Lôi. Bệnh viện Phổi trung ương cũng xác định là bệnh viện tuyến 2, tức là tạm thời không thu dung người bệnh mà chuyển trường hợp nghi mắc bệnh sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ở Đông Anh, Hà Nội, để tránh phát tán nguồn lây.

Chúng tôi cũng chủ động thực hiện chỉ đạo của Bộ y tế, Chính phủ về thành lập các đội cấp cứu ngoại viện có đầy đủ xe, phương tiện, vật tư, quần áo phòng hộ, khẩu trang, thuốc men... để hỗ trợ tuyến dưới và bệnh viện bạn trong trường hợp khẩn cấp.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc và chỉ đạo của Bộ Y tế, chúng tôi cũng cử xe X-quang di động, điều phương tiện vận chuyển, đội ngũ lái xe, thầy thuốc, thuốc chống dịch, trang thiết bị bảo hộ, hàng tấn hàng hóa hỗ trợ trực tiếp cho xã Sơn Lôi...

Bạn đọc Triệu Thị Mai (Hà Đông, Hà Nội) hỏi BS Nguyễn Trung Cấp: Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu người bình thường mắc Covid-19. Có nhận định cho rằng, Việt Nam khống chế thành công Covid-19 giai đoạn này vì chúng ta ít ca bệnh và hầu hết có bệnh lý nhẹ nhàng. Liệu khi các ca bệnh nhiều hơn, chúng ta có “vỡ trận” trong kiểm soát dịch bệnh?

BS Nguyễn Trung Cấp:

Về các biến chứng có thể xảy ra với người bệnh mắc Covid-19, theo nghiên cứu từ bệnh nhân số lượng lớn tại Trung Quốc, biến chứng viêm phổi là nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, mức độ viêm phổi cũng rất khác nhau ở các bệnh nhân. Ước chừng có khoảng 15% bệnh nhân có biến chứng viêm phổi rất nặng. Ngoài ra, có khoảng 7% bệnh nhân có biến chứng suy thận. Và trong số các bệnh nhân bị biến chứng viêm phổi rất nặng, có thể có một số bệnh nhân bị tiến triển tổn thương đa tạng.

Tất nhiên là, với bất cứ một hệ thống y tế nào thì cũng có khả năng đáp ứng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu vượt khả năng đáp ứng đó thì chất lượng điều trị sẽ suy giảm đi.

Chúng ta rất may mắn khi vừa rồi số bệnh nhân mắc Covid-19 ở Việt Nam không nhiều so với các nước khác, chỉ có 16 bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng bệnh nhân nhiều hơn, thì Bộ Y tế đã có các chiến lược ứng phó và cung ứng khả năng chăm sóc tốt nhất. Chiến lược đó là “bốn tại chỗ”: điều trị tại chỗ với nguồn lực tại chỗ, nhân lực tại chỗ và thiết bị tại chỗ. Chỉ những bệnh nhân nặng mới chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Thí dụ, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương của chúng tôi là tuyến 1, Bệnh viện Phổi Trung ương là tuyến 2, các bệnh viện tỉnh là tuyến 3… Các bệnh viện tuyến dưới luôn nhận được sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trên về mặt nhân lực và trang thiết bị. Như vậy, trong trường hợp số lượng bệnh nhân nhiều, chúng ta vẫn bảo đảm được việc điều trị chất lượng cao.

Cá nhân tôi cho rằng, với số lượng bệnh nhân không quá nhiều thì hệ thống y tế của chúng ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng được với chiến lược phân tuyến điều trị theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Về số lượng bệnh nhân dự kiến, Bộ Y tế đã lên phương án sẵn sàng cho nhiều nghìn bệnh nhân.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 7

Buổi tọa đàm với chủ đề tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19 hôm nay có sự tham dự của hơn 20 cơ quan báo chí, truyền hình. Các nhà báo cũng đã đưa ra câu hỏi đối với các vị khách mời, các chuyên gia Sau đây là nội dung trao đổi của các nhà báo và các vị khách mời của Tọa đàm.

* Phóng viên Hà Quyên, Báo zing.vn: Trong ngày hôm qua, trong cuộc họp với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC), Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điểm đến có khả năng lây lan Covid-19. Điều này có ý nghĩa như nào trong thời điểm này?

Câu hỏi thứ hai, xin chuyên gia cho biết cụ thể hơn về thông tin Việt Nam là một trong bốn nước đã phân lập thành công virus corona?

PGS, TS Vũ Xuân Phú: Cảm ơn câu hỏi của nhà báo.

Về câu hỏi thứ nhất, thực ra, không phải bỗng nhiên Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng, mà họ đã có sự khảo sát, đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh.

Thông thường, khi họ muốn công bố từng mức độ hay phạm vi của dịch, tất cả đều phụ thuộc vào những can thiệp của chúng ta, phụ thuộc vào những chỉ số định lượng nhất định và những quy chuẩn nhất định. Ở đây, dựa trên các căn cứ về mặt các chỉ số thống kê về dịch tễ học, thể hiện các thành công trong phòng chống và điều trị của Việt Nam đối với dịch. Không phải dịch lần này, chúng ta đã thành công trong nhiều đợt phòng, chống dịch trước. Những biện pháp can thiệp của chúng ta phù hợp với tính thực tiễn của Việt Nam, căn cứ vào tình hình các đặc tính của virus cũng như các mô hình bệnh tật của mỗi quốc gia, cũng như điều kiện cơ sở vật chất y tế…

Nhà nước, Chính phủ chỉ chỉ đạo về mặt nguyên tắc là phương hướng. Còn tất cả những câu chuyện phân tích về xu hướng dịch, các can thiệp về chuyên môn về phòng, chống, điều trị do cơ quan y tế tham mưu. Ngành y tế đã tham mưu đúng, tham mưu kịp thời và đã đạt được những kết quả như vậy. Trong một thời gian theo quy định mà không phát hiện ca mới, và tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc/ca tử vong, hoặc là tỷ lệ chẩn đoán dương tính trên những ca phơi nhiễm theo quy định…. chúng ta được quyền công bố. Và CDC cũng căn cứ vào những tiêu chí rất cụ thể mà họ giám sát, khẳng định để quyết định công bố.

Còn thành công ở phân lập virus corona chủng mới, từ phân lập virus, muốn phòng, chống, tránh điều trị được, chúng ta phải hiểu xuất xứ của virus này, cấu trúc nó làm sao và nói chung là phải hiểu về nhau thì làm cái gì cũng được. Đương nhiên, đã phân lập được virus, chúng ta sẽ có những phương án, phác đồ điều trị hiệu quả. Và quan trọng nhất là, các nhà khoa học sẽ có những hướng để nghiên cứu ra vaccine để phòng trên diện rộng. Và đã có vaccine rồi, tất cả các quần thể dân cư trong ở các quốc gia yên tâm ra khi mà sử dụng vaccine tại vì cái tỷ lệ mà đặc hiệu của vaccine các loại vaccine là tương đối là cao. Thí dụ, câu chuyện vaccine phòng lao, thường gọi là BCG, thường được tiêm cho trẻ em dưới một tháng tuổi. Giá trị của vaccine BCG này từ những năm tháng triển khai đến giờ là một thành tựu lớn của chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta. Những lo ngại ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc của chương trình chống lao quốc gia thế thì cái này là cái rất hiệu quả tất cả các loại vaccine cái phân lập được cái cấu trúc của vaccine của virus nó có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa to lớn ở đây là chúng ta hy vọng là sẽ có một cái vaccine à để đề phòng, chống dịch bệnh này rất sớm và khi đã có vaccine phòng bệnh, những gánh nặng về mặt y tế điều trị sẽ giảm. Y tế dự phòng phát triển, y tế lâm sàng - y tế điều trị sẽ giảm bớt được gánh nặng. Đương nhiên, gánh nặng bệnh tật của cộng đồng dân cư, gánh nặng bệnh tật và kinh tế của quốc gia đó cũng được giảm và có rất có ý nghĩa liên hệ.

* Phóng viên Hồng Nga, Tạp chí Gia đình và Trẻ em: Thưa GS, TS Lê Danh Tuyên, để đối phó với dịch Covid-19, trẻ nhỏ và bà mẹ đang mang thai cần phải làm gì để bổ sung dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa tốt nhất trước dịch bệnh?

GS, TS Lê Danh Tuyên:

Bình thường trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để bảo đảm nền thể lực và hệ miễn dịch bảo đảm thật tốt. Trẻ em là cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, chúng ta càng cần phải chú ý trong nuôi nấng trẻ nhỏ. Mỗi bệnh nhân có mức độ nặng nhẹ khác nhau là do sức đề kháng khác nhau.

Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi phải cho bú sữa mẹ, để các em có được kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ. Về các chế độ ăn uống, tăng cường vi chất, phải hết sức lưu ý để trẻ nhỏ có sức đề kháng tốt.

Với bà mẹ mang thai, phải được cung cấp đủ dinh dưỡng để nâng cao khẩu phần ăn của bà mẹ. Hằng ngày, chúng ta ăn khoảng 60 chất khác nhau, nhưng có 40 chất cơ thể không tự tổng hợp được, khi đó, phải lấy từ thức ăn. Do đó, chúng ta phải cung cấp đa dạng thực phẩm, thuộc nhiều nhóm khác nhau: đạm, dầu mỡ, tinh bột, rau xanh…

Đặc biệt với đối tượng nguy cơ cao như trẻ em và bà mẹ mang thai, phải tránh yếu tố lây nhiễm, tránh đến nơi đông đúc hoặc tiếp xúc người có nguy cơ cao. Khi đó, phải rửa tay thường xuyên khi sờ vào các vật dụng như nắm cửa, tay vịn cầu thang…., sử dụng khẩu trang. Bà mẹ và trẻ em phải thường xuyên duy trì mức độ ăn uống tốt, đa dạng, đủ chất.

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải thay đổi lối sống sinh hoạt như hạn chế uống rượu, bia; hút thuốc lá; tập thể dục đều đặn… để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.

Bạn đọc Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn): Covid-19 được cho là có nhiều triệu chứng giống như cảm cúm. Vậy thì ngoài yếu tố như đi từ vùng dịch tễ về, tiếp xúc đối tượng có nghi ngờ… thì khi nào người dân có biểu hiện cảm cúm, sốt, ho, chảy mũi cần phải đi xét nghiệm? Chi phí xét nghiệm virus corona chủng mới hiện nay là bao nhiêu và đã có những nơi nào có thể xét nghiệm được rồi ạ?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 8

BS Nguyễn Trung Cấp:

Chiến lược giám sát điều trị hiện nay là tập trung cách ly giám sát sàng lọc đối với các bệnh nhân có hai yếu tố. Thứ nhất là yếu tố dịch tễ, đi về từ những vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với người được khẳng định và nghi ngờ nhiễm Covid-19. Thứ hai là có triệu chứng lâm sàng, tức là bệnh nhân có sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở, tức ngực, cảm giác đau mỏi người…, tức là những triệu chứng giống cúm, nhưng bệnh nhân đó sẽ được giám sát, cách ly và sàng lọc.

Chúng ta gặp phải hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người có triệu chứng như vậy thì sẽ được sàng lọc và cách ly theo quy định của Bộ Y tế về giám sát cách ly và sàng lọc Covid-19. Những bệnh nhận không có yếu tố dịch tễ có các biểu hiện lâm sàng, vẫn nên đến khám tại các cơ sở y tế. Những bệnh nhân đó được giám sát, sàng lọc theo các chương trình khác, hoặc là các chương trình giám sát cúm. Đó là những chương trình giám sát. Lúc đó thầy thuốc sẽ đánh giá trên từng bệnh nhân để đánh giá xem nguy cơ bị vius đến bao nhiêu để có thể đưa ra giám sát theo Covid-19 hay là giám sát theo cúm.

Chi phí xét nghiệm Covid-19 cho đến nay, các xét nghiệm virus corona tại hệ thống các Viện Pauster hay Viện Vệ sinh dịch tễ vẫn là miễn phí trên toàn bộ các trường hợp được sàng lọc cách ly đối với cúm. Hiện nay có khoảng hơn 30 bệnh viện và các cơ sở được Bộ Y tế cho phép làm xét nghiệm để chẩn đoán virus corona và các nguồn, chuỗi mồi để xét nghiệm hiện nay vẫn được Tổ chức Y tế thế giới hoặc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC hoặc là một số nguồn tài trợ nên giá thành xét nghiệm chỉ bao hàm những chi phí phụ cận thêm. Thí dụ như chi phí lấy mẫu và xử lý mẫu, còn chuỗi mồi không cho vào chi phí xét nghiệm nên giá thành xét nghiệm chỉ chưa tới một triệu.

Bạn đọc Trần Lệ Quyên (Thụy Khuê, Hà Nội): Người được chữa khỏi Covid-19 liệu có bị mắc lại hay không? Tôi thấy có thông tin virus corona chủng mới ủ bệnh tới 24 ngày và nhiều người bị mắc Covid-19 không có triệu chứng điển hình của mắc bệnh. Xin bác sĩ cho biết, thời gian ủ bệnh của Covid-19 là bao lâu và việc cách ly người nghi ngờ 14 ngày có đủ để an toàn cho cộng đồng?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 9

PGS, TS Vũ Xuân Phú:

Câu hỏi này được rất nhiều người quan tâm, và các thầy thuốc chúng tôi cũng đang quan tâm xem xét đánh giá tại Vĩnh Phúc. Theo các ca bệnh chúng ta quan sát từ đầu vụ dịch, thời gian ủ bệnh trung bình diễn ra từ 12-14 ngày. Các thông tin từ tâm dịch cho thấy có những ca ủ bệnh kéo dài rất nhiều ngày, thậm chí hàng tháng như bạn đọc phản ánh.

Do vậy đây cũng là thông tin gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch, phát hiện, cách ly của ngành y tế và các cơ sở y tế.

Thực tế cho thấy có những ca dương tính đã được điều trị, ra viện nhưng người ta cho rằng bị mắc lại, nhưng thực chất là chưa khỏi, do vậy phải xét nghiệm nhiều lần để xác định trước khi xuất viện. Theo phương án hiện nay là cách ly 14 ngày, ở những diễn biến cụ thể sẽ có những xử lý phù hợp trong từng vụ việc cụ thể.

Tùy từng trường hợp chữa bệnh nặng hay nhẹ, như bác sĩ Nguyễn Trung Cấp có đề cập, như hết số ba ngày, có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan tổn thương bình thường và quan trọng nhất là xét nghiệm PCR âm tính, vì vậy những người xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác là nguyên lý. Còn những trường hợp mà bà con nghi là mắc lại sau khi điều trị, cơ quan y tế chúng tôi xác định là chưa được chữa triệt để. Vì thế tất cả những người đã xuất viện, xét nghiệm âm tính không có khả năng lây cho người khác.

Tất cả những bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi bệnh thì sẽ tạo được miễn dịch đối với bệnh đó, đó là cơ chế của hệ miễn dịch, tuy nhiên thời gian miễn dịch lại tùy vào từng loại bệnh. Và đối với trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona thì chưa có báo cáo cụ thể nào về miễn dịch.

Cụ thể nhất, người dân căn cứ vào các lời khuyên, tư vấn y tế, chỉ định của các thầy thuốc ở gần mình nhất. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 10

Bạn đọc Trần Thị Lệ Hằng (Hoàng Mai, Hà Nội): Việt Nam đã điều trị thành công cho cả 16 ca dương tính với Covid-19. Xin BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác điều trị những ca bệnh này? Ngoài áp dụng theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta có những kinh nghiệm riêng nào từ kiểm soát các dịch bệnh lây nhiễm trước đó được áp dụng vào lần này không?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 11

BS Nguyễn Trung Cấp:

Có thế thấy Việt Nam có bản lĩnh chống dịch và được rèn luyện từ lâu. Ngay từ khi dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam thì cả các hệ thống chống dịch đã được khởi động và tôi nghĩ rằng đấy là cái mà chúng ta thu được lớn nhất.

Về công tác tổ chức, cứ mỗi mùa dịch, nếu khởi đầu có một số điểm chưa ổn thì ngay lập tức được rút kinh nghiệm và được điều chỉnh từ công tác tổ chức cách ly, công tác truyền thông nguy cơ đến công tác tổ chức hậu cần, nhân sự. Cứ mỗi một mùa dịch chúng ta đều triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn, hỗ trợ các tuyến, cho nên càng ngày các năng lực của các tuyến tham gia vào quá trình chống dịch ngày càng tốt lên.

Còn riêng đối với dịch Covid-19 thì rất gần với dịch SARS do cùng họ của virus corona. Theo đó những kinh nghiệm từ dịch SARS cũng hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta trong dịch Covid-19. Và một trong những kinh nghiệm sống còn của dịch SARS là việc mà chúng ta không sử dụng khu cách ly đóng kín mà sử dụng các khu cách ly mở. Do vậy việc cách ly và điều trị, chúng ta có thể đưa về địa phương và thậm chí có thể đưa về đến phòng khám khu vực như ở Vĩnh Phúc mà vẫn bảo đảm được chất lượng điều trị tốt.

Hơn nữa, việc làm tốt công tác thông tin nội bộ cũng giúp cho công tác hỗ trợ của các tuyến cũng tốt dần lên. Việc điều trị mặc dù là ở các tuyến khác nhau nhưng quy trình điều trị và kỹ thuật cũng không khác nhau nhiều lắm do có sự liên kết, chuyển giao kỹ thuật cũng như tăng cường của tuyến trên cho tuyến dưới. Đấy là những cái chúng ta thu được qua nhiều vụ dịch.

Và một điều cực kỳ quan trọng nữa là sự tham gia của người dân. Chúng tôi thấy rằng qua mỗi một mùa dịch, nhận thức của người dân đều tăng lên rõ rệt như việc rửa tay, đeo khẩu trang ... và tôi nghĩ rằng đó không phải là kinh nghiệm của riêng Bộ Y tế mà là của toàn dân. Điều đó cũng đóng góp một phần cho năng lực chống dịch của chúng ta tăng lên.

Còn về phác đồ điều trị, tôi phải khẳng định rằng hầu hết kiến thức về bệnh Covid-19 của chúng ta thu nhận được từ các nghiên cứu ở Vũ Hán. Cho nên phác đồ điều trị thì giữa chúng ta và tổ chức Y tế Thế giới là hoàn toàn thống nhất với nhau, không có gì khác biệt cả. Chỉ có điều áp dụng cụ thể trên thực tế thì chúng ta có những điểm sáng tạo.

Như "quan điểm bốn tại chỗ" của chúng ta, bên Trung Quốc sử dụng "quan điểm bốn tập trung", không phải là cái nào ưu thế hơn cái nào mà "bốn tập trung" phù hợp hơn với hoàn cảnh của Trung Quốc và "bốn tại chỗ" phù hợp hơn với hoàn cảnh của Việt Nam.

Hay việc sử dụng các khu cách ly mở phù hợp với cái điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam, chứ còn nếu như Vũ Hán cách ly mở như chúng ta thì rất lạnh. Do đó Vũ Hán bắt buộc phải sử dụng phòng áp suất chân không để cách ly.

Đó chính là một vài áp dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện khí hậu của chúng ta so với cái hướng dẫn của các phác đồ ở các nước lân cận.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 12

Bạn đọc Trịnh Kim Chi (Nha Trang, Khánh Hòa): Thưa bác sĩ, mẹ cháu bị tiểu đường, huyết áp - được coi là đối tượng nguy hiểm nếu nhiễm Covid-19. Với những bệnh lý nền này, cháu cần phải lưu ý gì về chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho mẹ để phòng, chống dịch bệnh khi Khánh Hòa nơi cháu ở đã có ca mắc bệnh?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 13

TS Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương:

Đối với những người bệnh bị tiểu đường và huyết áp là các bệnh mãn tính, không lây nhiễm, bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc điều trị đúng và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi bị những bệnh nêu trên, làm cho sức đề kháng giảm sút thì người bệnh cần phải thực hiện tốt các hướng dẫn phòng bệnh do Bộ Y tế ban hành.

Còn về chế độ chăm sóc dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp như bác sĩ đã hướng dẫn.

Thí dụ, đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, việc quan trọng là phải kiểm soát được lượng bột đường trong thực phẩm của mình.

Đó là bệnh nhân nên ăn các thực phẩm có chất bột đường như cơm, bún, phở, ngô, khoai… với số lượng ổn định, ưu tiên các loại gạo lức, gạo giã dối. Ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, ăn nhiều rau, ăn rau trước khi ăn cơm, quả chín ưu tiên ăn nguyên dạng hơn là vắt nước quả, xay sinh tố, ăn đủ các loại thịt cá, đậu đỗ…

Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp, họ cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, phải bảo đảm đủ các loại thực phẩm cung cấp các chất đạm tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp, cần tuân thủ chế độ ăn giảm muối, không ăn mặn, hạn chế các loại nước ngọt, bánh kẹo…

Cuối cùng, bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực và giữ cho tinh thần thoải mái để tăng cường khả năng miễn dịch.

Bạn đọc Hải Lý (Vũ Thư, Thái Bình): Tôi đọc một số thông tin được biết, một số địa phương tại Trung Quốc có tỷ lệ người mắc Covid-19 thấp do họ sử dụng bài thuốc đông y. Xin bác sĩ cho biết, các bài thuốc này có thật sự hiệu quả không và Việt Nam có hướng đến nghiên cứu những bài thuốc này không?

BS Nguyễn Trung Cấp:

Như đã biết, với chủng coronavirus nói chung, ở người có bốn chủng coronavirus thường gây tình trạng cảm lạnh. Bản thân chúng ta cũng có một số bài thuốc đông y chữa cảm lạnh. Về điều trị Covid-19, có hai điểm.

Thứ nhất, với đa số các trường hợp diễn biến nhẹ, chúng ta chủ yếu điều trị triệu chứng bằng thuốc tây y hoặc đông y.

Thứ hai, với trường hợp diễn biến nặng, thí dụ người bệnh bị tổn thương phổi nặng thì bắt buộc sử dụng biện pháp hồi sức của y học hiện đại như thở máy, tim phổi nhân tạo. Vậy rõ ràng, giá trị của bài thuốc đông y nằm trong nhóm hỗ trợ triệu chứng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân có thể áp dụng được.

Với câu hỏi bài thuốc này có thật sự hiệu quả hay không, và nhờ nó mà số ca bệnh nặng giảm hay không thì chưa đủ dữ liệu để kết luận. Tại Trung Quốc, cũng mới đưa vào áp dụng và chưa kết luận có nhờ bài thuốc này mà số ca bệnh nặng giảm hay không. Nhưng chắc chắn, những bài thuốc này có thể giảm các triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng cho cơ thể.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 14

Bạn đọc Nguyễn Thị Hạnh (Hạ Long, Quảng Ninh): Chúng ta đã khống chế cơ bản nguồn dịch lan từ Trung Quốc sang, nhưng lại phải đối phó với nhiều nguy cơ khác từ những nơi có dịch bùng phát mới như Hàn Quốc, Iran, Italia… Việt Nam hiện cũng đang phải đưa ra nhiều kịch bản đối phó với dịch trong tình hình mới. Bác sĩ có khuyến cáo gì với người dân lúc này để không hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan.

BS Nguyễn Trung Cấp:

Kinh nghiệm trong việc điều trị 16 ca nhiễm chủng mới của virus corona Covid-19 đợt này cũng như trước kia với các ca điều trị dịch SARS hoặc các dịch bệnh khác đã từng xảy ra ở Việt Nam cho thấy ngành y tế Việt Nam có đủ năng lực để đối phó với những tình huống phức tạp cũng như các bệnh nhân nặng, khó.

Tuy nhiên, cũng một kinh nghiệm của chúng ta qua tất cả các mùa dịch vừa qua là việc khống chế thành công đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, cũng như của mọi người dân.

Đến thời điểm hiện tại, người dân hoàn toàn có thể tin tưởng vào năng lực dự phòng của toàn ngành y tế. Tuy nhiên mọi thành công cũng cần phải có sự chung tay đóng góp của mọi người, chính vì vậy người dân có thể bình tĩnh, tự tin nhưng cũng không thể chủ quan được.

Chúng ta biết ở Trung Quốc chỉ có một trường hợp trốn cách ly khiến ngành y tế phải giám sát 4.000 người; một bệnh nhân của Hàn Quốc không chấp hành cách ly họ đã lây cho vài chục người, mà chưa biết vài chục người đó có dừng lại ở con số đó không, có thể lên đến vài trăm người, nên việc chung tay phối hợp của mọi người dân là rất quan trọng trong việc chống dịch.

Bạn đọc Trần Mạnh Linh (Thành phố Hải Phòng): Xin GS, TS Lê Danh Tuyên tư vấn những thực phẩm nào là tốt cho người dân để tăng sức đề kháng vào thời điểm này? Một bữa ăn như thế nào được coi là cung cấp đủ lượng dinh dưỡng và các vi chất cho cơ thể?

GS, TS Lê Danh Tuyên:

Viện Dinh dưỡng quốc gia đã xây dựng Tháp dinh dưỡng hợp lý cho từng lứa tuổi, với mục đích hướng dẫn cho người dân lượng thực phẩm cần sử dụng trong một ngày để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là

1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổi

2. Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từ 6-11 tuổi

3. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 12-14 tuổi

4. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 15-19 tuổi

5. Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành

6. Tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và nuôi con bú

Tháp dinh dưỡng có sáu tầng từ trên xuống (từ đỉnh tháp xuống đáy tháp), mỗi bữa ăn cần có hơn 10 loại thực phẩm từ các tầng của tháp. Các thực phẩm ở tầng càng cao thì càng cần hạn chế khi cho trẻ em ăn. Tuy vậy, không phải cứ thực phẩm ở tầng dưới là có thể ăn thoải mái mà chỉ nên ăn theo mức đã được khuyến cáo. Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu khuyến nghị, cần ăn theo đúng số lượng đơn vị ăn tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm được thể hiện trên tháp.

Trên Tháp dinh dưỡng có phân các loại thực phẩm theo nhóm khác nhau với từng đơn vị ô, trên cùng của tháp có đơn vị bao nhiêu. Chúng tôi có tính các đơn vị ăn là bao nhiêu, thí dụ như thìa cà-phê là bao nhiêu để dễ hình dung. Hiện nay, các tháp dinh dưỡng này đều có tại các trạm y tế xã, trên các trang web của Viện Dinh dưỡng quốc gia hay Bộ Y tế đều có các thông tin này.

Về chế độ ăn, phải thực hiện nghiêm ngặt việc ăn chín uống sôi, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường các loại thực phẩm cung cấp các vi chất. Nhà nước đã đưa ra Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Theo đó, bắt buộc phải tăng cường vi chất như muối tăng cường i-ốt, bột mì phải tăng cường sắt, kẽm vào. Vì vi chất tham gia vào các phản ứng của cơ thể, đặc biệt là thành phần của các enzym. Vì thế, khi thiếu vi chất dinh dưỡng, sẽ không đủ khả năng để xây dựng hệ miễn dịch tốt cho cơ thể.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 15

Bạn đọc Nguyễn Thị Yến (Đồng Đăng, Lạng Sơn): Việt Nam đã có ca bệnh nhi ba tháng tuổi mắc Covid-19. Làm thế nào để giúp trẻ em có cách tăng sức đề kháng tốt nhất phòng chống các bệnh truyền nhiễm, nhất là virus corona hiện nay. Xin bác sĩ giải thích thêm về vai trò của dinh dưỡng, tiêu hóa đối với việc tăng sức đề kháng?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 16

TS Nghiêm Nguyệt Thu:

Chúng ta biết, đối với bé dưới sáu tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá. Về mặt dinh dưỡng, với trẻ trong độ tuổi cần duy trì nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên và cung cấp kháng thể cho em bé.

Đối với trẻ lớn hơn, quý vị có thể tham khảo thông tin trên trang web hoặc Fanpage của Viện Dinh dưỡng. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ có cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn, với số lượng như tháp dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng quốc gia xây dựng cụ thể cho các loại thực phẩm như cơm, thịt/cá, sữa, rau và quả chín.

Cần cho trẻ ăn đa dạng và đầy đủ các thực phẩm tăng cường miễn dịch tự nhiên như thịt/cá/trứng, các loại quả chín, các loại sữa chua có probiotic cũng giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Bạn đọc Nguyễn Thị Liễu (Hưng Yên): Thưa bác sĩ, tôi có đọc được một số thông tin là bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường đề kháng. Tôi có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách nào để giúp sức tăng đề kháng? Nếu muốn bổ sung lợi khuẩn để tăng đề kháng cho gia đình thì tôi nên dùng loại thức ăn, thực phẩm gì?

PGS, TS Bùi Thị Nhung:

Các nghiên cứu cho thấy, nếu như mà chúng ta có một hệ vi khuẩn đường ruột tốt, có lợi sẽ giúp cho chúng ta tăng cường hệ miễn dịch. Như vậy, để có một hệ vi khuẩn ứng dụng tốt, điều đầu tiên, chế độ ăn của chúng ta phải hợp lý và cũng có đủ chất xơ. Bởi vì, chất xơ là thức ăn của các vi khuẩn probiotic. Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm lên men mà có probiotic như sữa chua và các sản phẩm lên men khác.

Chúng ta cũng nên sử dụng đủ lượng rau khuyến cáo cho người trưởng thành, đó là 3-4 đơn vị rau mỗi ngày, tương đương với 3-4 lần ăn rau, để vừa cung cấp các vitamin và khoáng chất, cũng như là thức ăn do hệ vi khuẩn đường ruột.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 17

Bạn đọc Trần Lệ Quyên (Thụy Khuê, Hà Nội): Bố cháu bị ung thư phổi và được coi là đối tượng nguy hiểm trong mùa dịch Covid-19. Cháu cần làm gì về mặt dinh dưỡng để chăm sóc bố cháu được tốt nhất ạ?

TS Nghiêm Nguyệt Thu:

Khi bố bạn bị ung thư phổi thì sức đề kháng suy giảm hơn so với người bình thường, dễ mắc hơn vì vậy cần nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế phòng chống dịch.

Nên hạn chế tiếp xúc nguồn lây nhiễm, không nên đến chỗ đông người, hoặc tránh gặp gỡ những người ở vùng có dịch, tránh tiếp xúc gần những người đang bị ho sốt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Giữ vệ sinh rửa tay, an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ môi trường sống sạch sẽ… như các chuyên gia y tế đã chia sẻ.

Bệnh nhân ung thư rất cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phòng tránh việc sụt cân, cần phải ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm khác nhau để có thể tăng cường sức đề kháng cho cho người bệnh. Khi đó chế độ ăn không những hỗ trợ để phòng bệnh mà còn có hỗ trợ trong việc điều trị của bệnh nhân ung thư, đồng thời tăng cường chất lượng sống.

Thông thường, ăn đủ ba bữa chính và thêm bữa phụ, trong bữa ăn có đủ khẩu phần chất đạm, các loại hoa quả, các thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất.

Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡngnhư một số loại sữa cho bệnh nhân ung thư. Không nên uống bia, rượu, thuốc lá và cần duy trì hoạt động thể lực, tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Bạn đọc Nguyễn Cường (Thái Nguyên): Trong giai đoạn này, nhiều người dân đang tìm cách bổ sung bằng thực phẩm chức năng. BS có khuyến cáo gì cho người dân về việc có nên bổ sung thực phẩm chức năng hay không?

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 18

PGS, TS Bùi Thị Nhung:

Để có cơ thể khỏe mạnh thì điều đầu tiên là chúng ta có chế độ ăn đủ năng lượng và chất đạm.

Tốt nhất là ăn đa dạng thực phẩm với số lượng cụ thể trong tháp dinh dưỡng cho người Việt Nam. Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, các chất khoáng như sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid. Chế độ ăn nền tảng nhất của một người bình thường là phải đáp ứng đủ theo khuyến nghị đối với từng lứa tuổi. Chúng ta có sáu tầng dinh dưỡng cho sáu lứa tuổi khác nhau. Cần ăn các thực phẩm bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng theo Nghị định 09 năm 2016 của Chính phủ.

Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; sắt; kẽm; selen. Đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Vitamin A và Beta-caroten: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả có màu vàng/ màu đỏ…

+ Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

+ Vitamin E: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào; bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E chủ yếu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

+ Vitamin D: là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của Vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… cho bữa ăn hàng ngày.

+ Selen: Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển…

+ Sắt và kẽm: Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua... là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 19

Bạn đọc Nguyễn Thị Thúy (Hưng Yên): Thưa bác sĩ, cháu đang mang thai tháng thứ sáu. Cháu thấy Trung Quốc đã có em bé vừa chào đời bị lây virus corona chủng mới Covid-19 từ mẹ. Cháu rất lo ngại nếu bị nhiễm bệnh mà lây cho con. Bản thân cháu có cách nào để dự phòng không bị mắc bệnh hay không? Và liệu nếu không may bị mắc virus corona, thì có những nguy cơ nào cho thai nhi?

PGS, TS Vũ Xuân Phú:

Đây là câu hỏi thường trực của các bà mẹ ở trong thai kỳ cũng như gia đình các sản phụ. Các biện pháp phòng, chống lây nhiễm chỉ phòng, chống lây nhiễm ra cộng đồng nói chung. Còn đối với trẻ em, đặc biệt đối với bà mẹ mang thai, khi mắc các bệnh cảm cúm đều có khả năng gây biến chứng cho thai nhi, do đó, cần các bác sĩ sản khoa tư vấn để tránh những biến chứng cho thai nhi qua các biện pháp chẩn đoán trước sinh.

Chẩn đoán trước sinh rất quan trọng. Và tôi nhấn mạnh, không phải chỉ có trong đợt dịch này, bất kể các bà mẹ trong thời kỳ thai kỳ có bất kể một biểu hiện cảm cúm, cần phải tư vấn và chẩn đoán trước sinh để tránh những biến chứng cho thai nhi.

Bạn đọc Nguyễn Diệu Thu (Lạng Sơn): Nhiều gia đình để phòng chống dịch, hiện nay truyền tai nhau bổ sung C, uống nhiều nước cam để tăng sức đề kháng. Theo BS, việc bổ sung nước cam và vitamin C như thế nào là hợp lý. Nếu bổ sung thừa có nguy cơ gì cho sức khỏe không?

PGS, TS Bùi Thị Nhung:

Nhu cầu vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành là 100 mg/ngày. Nếu tính cả sự hao hụt qua quá trình chế biến (tới 50%), cũng chỉ cần 200 mg/ một ngày.

Vitamin C có rất nhiều trong các loại rau hàm lượng khoảng 50-100 mg/100 g rau. Thí dụ, rau cải ngọt: 78.4 mg; rau súp- lơ: 88,1 mg, rau giền đỏ: 89 mg; rau đay: 77 mg… và các loại quả chín nói chung, như bưởi (95 mg); cam (40 mg), đu đủ (54 mg). Như vậy, nếu ăn đủ theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng là 3-4 đơn vị rau củ (tương đương 3-4 lưng bát rau), và 300g quả chín/ngày, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin C và các vitamin cùng khoáng chất khác.

Vitamin liều cao dạng viên sủi (1.000 mg/ngày) nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. Vì nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận

Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C, mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như flavoniod.

Mùa đông, cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin D còn cao hơn cả thiếu vitamin C. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chống nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch. Vitamin D chỉ có khoảng 10-15% trong thực phẩm ,còn 85-90% được tổng hợp khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mọi người cần phơi nắng, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khoảng 15-25 phút cơ thể mỗi ngày có thể tổng hợp 5.000-10.000 UI vitamin D.

Bạn đọc Hoàng Lan Anh (Ninh Bình): Tôi thấy có nhiều thông tin cũng chưa được hiểu đúng để phòng chống dịch Covid-19. Có người bảo hút thuốc, uống rượu có cồn sẽ tăng miễn dịch cho cơ thể; có người đeo liền lúc 2-3 cái khẩu trang… Xin bác sĩ giải thích về mặt khoa học những điều này?

PGS, TS Vũ Xuân Phú:

Câu hỏi này cũng là một dạng tin đồn. Việc cần tăng miễn dịch và sức đề kháng là đúng. Trong tất cả những mùa dịch, chúng ta đều cần tăng miễn dịch và sức đề kháng, nhưng không phải là biện pháp này mà là rèn luyện tăng cường thể lực cũng như bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe, đặc biệt là tuân thủ các chế độ dinh dưỡng như các chuyên gia dinh dưỡng đã tư vấn trên.

Tất cả các bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi sẽ có miễn dịch với bệnh đó, đây là nguyên lý. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch tùy vào loại ca bệnh. Đối với bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra hiện nay chưa có báo cáo chính thức về khả năng miễn dịch.

Còn đối với những thông tin như uống rượu hay hút thuốc tăng miễn dịch chỉ là những tin đồn, chỉ nói cho vui thôi. Việc đeo khẩu trang hai ba cái hay nhiều cái hay không đeo thì cũng có nguyên tắc. Về phần này Bộ Y tế đã có khuyến cáo. Nhân dân không nên quá lo lắng đi đầu cơ khẩu trang, xếp hàng mua khẩu trang, sử dụng lnhiều khẩu trang gây lãng phí, gây khan hiếm trên thị trường.

Chúng ta xác định khi nào cần đeo, đã có những hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế: Những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, bản thân những người đó cần phải sử dụng khẩu trang trước. Nhưng vì tính chất dịch tễ của dịch Covid này, nếu cộng đồng dân cư không tự giác, không khai báo, không cách ly, thì không biết ai nhiễm bệnh ai không nhiễm bệnh, ai không nhiễm ở cộng đồng nên chúng ta đều phải đề phòng, đều phải sử dụng khẩu trang nên dẫn đến tình trạng khan hiếm, cộng với tính lo xa, tích trữ, hoặc một người mua quá nhiều gây ra tình trạng khan hiếm giả trên thị trường. Không nhất thiết phải sử dụng khẩu trang chuyên dụng, ví dụ khẩu trang N95 là loại chỉ cần đối với người bệnh lao. Đối với virus corona này thì không nhất thiết phải dùng đến N95, chúng ta chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế thông dụng, thậm chí chỉ cần khẩu trang vải được vệ sinh sạch sẽ.

Vấn đề đeo hai hay ba cái không hiệu quả bằng việc đeo đúng cách. Tôi khuyến cáo, mọi người nên hiểu rõ đeo khẩu trang nào và khi nào cần đeo. Nếu chúng ta không xác định được ở các đám đông, đông người và có nhiều trường hợp không tự giác khai báo cách ly nên dẫn đến tâm lý gặp ai cũng phải đề phòng nên phải đeo.

Chúng tôi cũng có một lần đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng là chúng ta thấy nhiều khi thầy thuốc không sử dụng khẩu trang mà bệnh nhân sử dụng khẩu trang. Tại vì đối tượng chúng tôi phục vụ trong bệnh viện là xác định rõ nguồn lây. Bệnh nhân đó là người có khả năng lây bệnh thì người đó phải sử dụng khẩu trang đúng cách. Để không lan tỏa ra chung quanh cho các bệnh nhân khác, lây cho các thầy thuốc. Thầy thuốc khi xác định được nguồn lây và nguồn lây đã được ngăn chặn, thì không phải chủ quan mà chúng tôi xác định không phải sử dụng. Do vậy, câu chuyện sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ, đúng loại cũng là một cái cần chúng ta thông thái để xác định vấn đề chứ không có nghĩa là cứ cần đeo nhiều khẩu trang là phòng được bệnh.

Bạn đọc Lê Minh An (Lạng Sơn): Cháu thấy thông tin người ở trong diện cách ly nhưng chưa hợp tác với cơ quan chức năng để tuân thủ các biện pháp cách ly. Cũng có thông tin có người từ vùng dịch về tìm cách trốn cách ly. Việc thiếu ý thức như thế sẽ gây ra hệ lụy gì cho cộng đồng. Họ có phải chịu mức xử phạt gì không ạ?

PGS, TS Vũ Xuân Phú:

Về câu hỏi này, tôi cũng đã đề cập trong phần trả lời đầu tiên. Đó là ý thức của cộng đồng dân cư, ý thức của mỗi cá nhân người dân là rất quan trọng.

Bảo vệ chính mình, bảo vệ cho gia đình mình và bảo vệ cho cộng đồng là vấn đề ảnh hưởng đến cả một quốc gia. Một người kém ý thức sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Ở đây là câu chuyện liên quan đến truyền thông - giáo dục. Về vấn đề sức khỏe đã đành, nhưng còn liên quan đến thói quen, hành vi đạo đức, ý thức về trách nhiệm với cộng đồng rất quan trọng.

Khi người dân hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và có ý thức thì việc chống dịch đối với ngành y cũng đỡ vất vả hơn.

Nếu chỉ cần một vài người không có ý thức, trong diện cách ly mà trốn tránh thì sẽ gây nên sự tốn kém quá sức tiền của và công sức, của cả hệ thống chứ không riêng gì thầy thuốc. Tất cả hệ thống đều phải vào cuộc để can thiệp thì sự vất vả, thiệt hại sẽ nặng nề hơn.

Thực ra, những vấn đề này về mặt hành chính đã có Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được thông qua năm 2007. Trong đó, Điều 7, Điều 8 và Điều 34 cũng nêu rất rõ về trách nhiệm của công dân, về trách nhiệm của người dân ứng xử trong các vụ dịch hoặc là trong cuộc sống hằng ngày với ý thức để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có Luật Khám, chữa bệnh, trong đó quy định trách nhiệm không chỉ của thầy thuốc mà có cả trách nhiệm của người bệnh và người nhà của bệnh nhân nữa.

Như vậy, đã có những căn cứ pháp lý rõ ràng.

Quay trở lại câu hỏi của bạn, khi toàn cầu đã tuyên bố mức độ của dịch, và Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công bố dịch vào ngày 1-2-2020 vừa qua, vấn đề ở đây không phải chỉ là trách nhiệm của của các thầy thuốc, trách nhiệm của Chính phủ mà là trách nhiệm của toàn dân. Nhếu vi phạm thì phải có xử lý. Và cơ quan chức năng cần ban hành những thông tư hướng dẫn để xử phạt, trong đó quy định chi tiết việc xử phạt như thế nào.

Tôi nghĩ rằng, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, cần sớm có những biện pháp xử lý cụ thể để giảm thiểu hậu quả gây ra từ những hành vi thiếu ý thức nếu có.

Bạn đọc Nguyễn Hồng Hạnh (Hai Bà Trưng, Hà Nội): Thưa bác sĩ, tôi là một phụ nữ nội trợ ở nhà rất muốn giúp gia đình có cách phòng chống dịch. Tôi đọc thông tin thấy nhiều người chia sẻ cần sử dụng nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn cao như hành, tỏi, gừng, sả, chanh… Việc bổ sung này như thế nào là hợp lý và nó có tác dụng như thế nào với sức khỏe ạ?

PGS, TS Bùi Thị Nhung:

Các loại rau gia vị ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất còn có kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể phòng bệnh. Với một bữa ăn khoa học và hợp lý thì cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong chế biến món ăn, giúp cho món ăn vừa ngon hấp dẫn và giúp cơ thể phòng bệnh. Ví dụ món rau muống xào tỏi, món thịt bò sốt vang, món canh cá đều cần sử dụng thêm các loại gia vị như gừng tỏi, hành, thì là, mùi…, các món rau xào hoặc canh phối hợp nhiều loại thực phẩm vừa ngon miệng mà vừa sử dụng được thêm các loại rau gia vị.

Ngoài ra nên thường xuyên sử dụng lượng vừa phải một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokine, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…

Như vậy chúng ta có nhiều loại rau gia vị khác nhau, cũng đóng vai trò quan trọng tăng cường. Như vậy chúng tôi nghĩ tất cả các thực phẩm đều nên sử dụng. Nền tảng chúng ta phải có cơ thể tốt thì chúng ta sẽ phòng bệnh tốt.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 20

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 21

Bạn đọc Lê Thị Lý (Nam Định): Thưa GS Lê Danh Tuyên, tới đây, Viện Dinh dưỡng quốc gia có xây dựng những khuyến cáo cho người dân về cả cách phòng dịch cũng như đưa ra những khuyến cáo đặc biệt nào cho chăm sóc những người bệnh phải điều trị về bệnh Covid-19?

GS, TS Lê Danh Tuyên:

Ở đây chúng tôi chỉ nói về chăm sóc dinh dưỡng. Thứ nhất, phải có dinh dưỡng hợp lý để có miễn dịch tốt. Chúng ta phải ăn uống đầy đủ chất theo như tháp dinh dưỡng, cố gắng dùng các thực phẩm được tăng cường các vi chất như Chính phủ đã quy định.

Thứ hai, phải bảo đảm đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi đã phân tích rất rõ, các loại thực phẩm khi đi mua, chế biến đều phải theo quy trình. Điều này Báo Nhân Dân điện tử cũng như một số báo khác đã đăng.

Thứ ba, chúng ta phải uống nước đúng cách, mỗi ngày phải đủ từ 2,5 đến 3l cho mỗi người chứ không nên chờ khi cổ họng khô khát mới uống.

Thứ tư, phải chú ý chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng đặc biệt. Ở trong các bệnh viện, đối với từng loại bệnh khác nhau sẽ xây dựng thực đơn cho từng người, từng bệnh nhân. Còn ở gia đình, ăn uống phải đa dạng. Chúng ta phải thực hiện các quy định về vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh. Như chúng tôi đã nói, tất cả thực phẩm mua về cố gắng biết rõ nguồn gốc càng tốt. Khi đi mua ngoài chợ, hạn chế tối đa thực phẩm không rõ nguồn gốc và không sử dụng động vật hoang dã.

Còn các vấn đề khác về ăn uống hằng ngày , chúng ta tuân thủ theo tháp dinh dưỡng.

Các khuyến cáo được ban hành phòng chống dịch của Bộ Y tế được đăng tải thường xuyên trên các kênh thông tin và mọi người dân phải thực hiện, trong đó có các khuyến cáo về bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm do Viện dinh dưỡng đề nghị. Những khuyến cáo này đã được xây dựng và đăng trên Báo Nhân Dân điện tử và báo Sức khỏe và Đời sống và trang web của Viện Dinh dưỡng (http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc---su-kien-noi-bat/cham-soc-dinh-duong-va-bao-dam-an-toan-thuc-pham-gop-phan-phong-chong-dich-benh-viem-duong-ho-hap-cap-do-chung-moi-virus-corona-2019-ncov.html) bao gồm các hướng dẫn về: Bảo đảm an toàn thực phẩm; Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể;Uống nước đúng cách góp phần phòng chống dịch nCov; Chú ý chế độ dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt; Thực hiện vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.

Bạn đọc Hoàng Lệ Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội): Cháu thấy nhân viên y tế là những người vất vả nhất, chịu nhiều nguy hiểm nhất trong đợt dịch. Cháu rất chia sẻ với những hy sinh của các bác sĩ. Chúng ta có thể làm được những gì để chung tay với những người ở chiến tuyến này, nỗ lực giúp cho cả xã hội chống lại dịch.

PGS, TS Vũ Xuân Phú:

Xin cảm ơn độc giả và các bạn đã chia sẻ với các y, bác sĩ. Bình thường khi chưa có dịch thì các nhân viên y tế, các thầy thuốc cũng tương đối vất vả rồi. Nhưng đặc biệt trong đợt dịch này, chúng tôi cần sự chia sẻ, thấu hiểu hơn vì thực ra điều đó cũng là vì lợi ích của sức khỏe chung của cộng đồng. Ngoài những nỗ lực của ngành y tế về mặt chuyên môn, can thiệp mang tính chất vĩ mô, thì chúng tôi cũng tha thiết đề nghị người dân tìm hiểu những thông tin chính thống của cơ quan truyền thông của Nhà nước để hiểu rõ hơn về bệnh, về nguồn lây, đường lây, hiểu rõ về các phương pháp phòng tránh và xử trí. Hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề để chúng ta không quá hoảng hốt nhưng cũng không quá chủ quan. Điều cần nhất là mọi người hãy thực hiện theo những khuyến cáo của cơ quan y tế trong tất cả mọi giai đoạn của dịch. Đặc biệt như trong giai đoạn này thì quan trọng nhất là hãy cẩn thận với những nguồn lây, những người có nguy cơ phơi nhiễm với dịch, đi từ những vùng tâm dịch trở về, cũng như hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

Cuộc sống của chúng ta vẫn phải tiếp tục, công việc thì vẫn phải thực hiện. Do vậy, cần có những biện pháp đề phòng hiệu quả và chăm sóc tối thiểu trong gia đình mình để không làm ảnh hưởng đến người chung quanh, hàng xóm láng giềng, công sở nơi đông người. Bình thường, thực ra những câu chuyện về ăn uống như Giáo sư Tuyên với các giáo sư của Viện Dinh dưỡng có đề cập, không có dịch thì chúng ta vẫn nên ăn uống có văn hóa.

Chia sẻ lớn nhất của nhân dân mà đội ngũ y tế cần bằng ý thức, nhận thức của mỗi người để phòng bệnh. Chúng tôi không cần nhân dân có kiến thức sâu về y học hay yêu cầu nhân dân chia sẻ ở những gì mang tính chất quá to lớn, vĩ đại. Nhân dân hãy chia sẻ với chúng tôi bằng nhận thức của mình, bằng kiến thức y học phổ thông của mình được cơ quan y tế phổ biến để có ý thức bảo vệ cho chính mình, gia đình mình và những người chung quanh. Nếu chúng ta phòng bệnh tốt thì đương nhiên tổn thất đối với xã hội cũng sẽ giảm, gánh nặng của ngành y tế cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Ở đây có một khía cạnh xã hội học trong phòng chống dịch bệnh, ở khía cạnh đạo đức, văn hóa - đó là sự kỳ thị. Nếu chúng ta có tâm lý kỳ thị thì người mắc bệnh sẽ giấu. Ví dụ bệnh lao hay bị kỳ thị thì người ta càng giấu, do đó lại tăng nguy cơ lây truyền. Còn như với dịch Covid-19 lần này, nếu sự kỳ thị dẫn đến tâm lý che giấu bệnh, che giấu nguồn lây thì có thể sự lây lan sẽ diễn ra theo cấp số nhân. Chúng ta vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đề phòng nhưng tuyệt đối không kỳ thị, trái lại người có nguy cơ lây bệnh cần trung thực khai báo và thực hiện các biện pháp cách ly để không gây nguy hiểm cho cộng đồng. Đó là sự chia sẻ của nhân dân mà đội ngũ y tế làm việc ở tuyến cuối rất cần.

GS, TS Lê Danh Tuyên:

Chúng ta cần phải có sự chung tay, giúp sức từ người dân. Như người thầy của chúng tôi - thầy Hồ Đắc Di đã từng nói, điều quan trọng nhất là người dân phải tự có kiến thức để chăm sóc bản thân. Bệnh viện chỉ có thể chữa trị, giúp cho khoảng 40% trong phòng chống, điều trị bệnh, còn lại 60% cần phải có kiến thức của người dân. Kiến thức thì người dân có thể tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt như hôm nay trên Báo Nhân Dân điện tử chúng ta đã cung cấp cho người dân những thông tin nhận biết và tự biết cách bảo vệ mình. Có thể thấy những thành công bước đầu trong đợt dịch này của chúng ta, đó là nhờ sự vào cuộc, chỉ đạo hết sức quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị cùng với sự chia sẻ, hợp tác rất cao của nhân dân. Dịch bệnh tạm lắng trên đất nước chúng ta, tuy nhiên ở các nước vẫn đang bùng phát, chúng ta không thể chủ quan mà vẫn cần nâng cao hơn ý thức của mỗi người dân.

PGS, TS Bùi Thị Nhung:

Tôi cũng nhất trí với GS, TS Lê Danh Tuyên và PGS, TS Vũ Xuân Phú, chắc chắn toàn xã hội cũng cần chung tay, mỗi người khỏe mạnh thì cũng giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu có thì sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Nền tảng ở đây là nguồn dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất đầy đủ và các biện pháp cách ly, vệ sinh theo như hướng dẫn. Như vậy chúng ta sẽ có sự phòng bệnh hiệu quả hơn, từ đó giảm gánh nặng cho ngành y tế.

TS Nghiêm Nguyệt Thu:

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và xin trân trọng cảm ơn Báo Nhân Dân cũng như các vị khách mời ở đây. Không chỉ riêng vụ dịch, về phía những người làm dinh dưỡng, chúng tôi rất mong người dân sẽ có kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng để có thể tự mình bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, đồng thời có cuộc sống lành mạnh và tìm thấy niềm vui trong việc ăn uống.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 22

Sau hai giờ đồng hồ, đã có rất nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi đến chương trình và các chuyên gia cũng đã giải đáp nhiều thắc mắc, băn khoăn cũng như cung cấp nhiều thông tin cụ thể cho bạn đọc. Vì thời gian có hạn, chương trình tọa đàm kết thúc. Báo Nhân Dân điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về những diễn biến, kiến thức về phòng dịch Covid-19 trong các tin bài thời sự hằng ngày. Kết thúc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh phát biểu:

"Trong một thời gian không dài, hai tiếng đồng hồ, các vị khách mời của chương trình "Tăng sức đề kháng để phòng dịch Covid-19" đã giải đáp cho bạn đọc rất nhiều vấn đề. Từ những vấn đề mang tính vĩ mô cho đến cụ thể hơn nữa là ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt văn minh trong dịch bệnh.

Tôi rất tâm đắc với một kết luận của GS, TS Lê Danh Tuyên đó là "tăng sức đề kháng chính là tăng sức chiến đâu cho phòng tuyến đầu tiên của mỗi người chúng ta trong phòng, chống bệnh, dịch bệnh".

Hiện dịch Covid-19 đã lan rộng trên toàn thế giới đến hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam vẫn đang phòng, chống dịch rất tốt. Tuy nhiên, cũng như các chuyên gia y tế tại đây khuyến cáo, chúng ta không được chủ quan vì nếu một mình ta chống dịch tố,t nhưng các nước chung quanh có dịch bệnh lan rộng thì quả thực rất đáng lo lắng.

Do đó, chúng ta phải tập trung làm sao để ngăn ngừa phòng, chống bằng rất nhiều biện pháp, đặc biệt là tăng sức đề kháng thông qua chế độ ăn, uống hợp lý, đủ chất. Đây là những nội dung rất hữu ích cho bạn đọc, công chúng.

Một lần nữa thì thay mặt Báo Nhân Dân điện tử, tôi xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ngành y trong những lúc bình thường và đặc biệt trong những lúc dịch bệnh đang xảy ra.

Trân trọng cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chương trình.

Tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” ảnh 23