Phòng ngừa các bệnh do nắng nóng

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho người bệnh Chìu Thị M. (49 tuổi, ở Quảng Ninh) bị sốc nhiệt/theo dõi ngộ độc khói do cháy khi đi đốt nương làm rẫy. Người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn ý thức, có tổn thương gan, tụt huyết áp. Sau một tuần được cấp cứu, điều trị tích cực, hiện tại người bệnh đã qua giai đoạn nguy kịch và đang dần hồi phục. Các bác sĩ cho biết, sốc nhiệt xảy ra ngoài cộng đồng trong điều kiện lao động và môi trường nóng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức (thường trên 400C), do kết hợp của việc tiếp xúc với nhiệt nóng từ môi trường và việc tăng thân nhiệt do cơ thể vận động quá mức, lại mất nước. Hậu quả là hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể bị ngừng lại hoặc rối loạn, dẫn tới tổn thương rất nhiều cơ quan, như hôn mê, co giật, trụy tim mạch, tổn thương gan, suy gan, rối loạn đông máu nội quản rải rác, tiêu cơ vân, suy thận… Để phòng tránh các trường hợp sốc nhiệt do lao động và môi trường nóng, người dân không nên đốt nương rẫy, khi chữa cháy rừng nên chú ý uống đủ các nước có chứa muối, hạn chế tiếp xúc với lửa ha

Đối với trẻ em, nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng. Dự phòng bệnh nắng nóng cho trẻ cần tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người; hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm; uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, thí dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước…