Huy động khu vực tư nhân tham gia phòng, chống HIV/AIDS

Hiện nay, nguồn tài trợ quốc tế giảm mạnh đang là một thách thức lớn, khó khăn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chính vì vậy, sự tham gia của khu vực tư nhân cần được đẩy mạnh, nhằm đem lại những cơ hội lớn hơn cho người nhiễm HIV/AIDS và góp phần tiến tới kết thúc chiến dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Theo Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long, hiện nay nguồn tài trợ kinh phí giảm mạnh đang là thách thức không nhỏ đối với việc bảo đảm chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Để giải quyết khó khăn này, Bộ Y tế phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức PATH triển khai chương trình đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Những năm qua, khu vực tư nhân tham gia khá tích cực vào công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhờ đó đã giúp tăng khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV đến các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS. Từ năm 2015 đến nay, hơn 140 nghìn người đã được xét nghiệm HIV/AIDS thông qua các tổ chức cộng đồng và các doanh nghiệp xã hội. Trong đó, phần lớn khách hàng là những người được xét nghiệm HIV lần đầu với tỷ lệ dương tính cao. Các mạng lưới đồng đẳng viên phát triển không ngừng; các tổ chức dựa vào cộng đồng đã tham gia tích cực vào việc tiếp cận các đối tượng có nguy cơ cao... Hàng loạt các chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai hiệu quả với sự đóng góp không nhỏ của khu vực tư nhân, doanh nghiệp xã hội.

Đáng chú ý, đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã cung ứng đủ 100% nhu cầu thuốc Methadone cho điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Cung cấp các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như: phân phát bơm kim tiêm, bao cao-su, các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV... Hơn 50% số vật dụng can thiệp này được cấp phát miễn phí thông qua mạng lưới đồng đẳng viên và các tổ chức cộng đồng. Từ năm 2016, tám phòng khám tư nhân đã được thành lập đáp ứng nhu cầu của cộng đồng những người bị ảnh hưởng bởi HIV mong muốn tìm kiếm dịch vụ tại cơ sở y tế tư nhân. Mô hình hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai toàn diện, phong phú, cập nhật và hiệu quả như: xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine; điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm; mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, điều trị ngay khi phát hiện nhiễm HIV; điều trị đồng nhiễm HIV với lao, viêm gan; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Bà K.Grin, Giám đốc Dự án Healthy Markets và Giám đốc Toàn cầu của PATH về phòng, chống HIV/AIDS cho biết, một trong những dự án nổi bật thời gian qua là Healthy Markets (HM) được USAID tài trợ và do PATH thực hiện. Dự án đã hợp tác với Bộ Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam từ năm 2014 nhằm phát triển thị trường thương mại về hàng hóa và các dịch vụ liên quan phòng, chống HIV/AIDS. Trong 5 năm qua, khoảng 80% các quỹ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến từ các nhà tài trợ nước ngoài do PATH thực hiện. Do vậy, đã đến lúc cần phải khuyến khích, huy động và kêu gọi nguồn tài chính trong nước từ khu vực tư nhân. PATH đã và đang kết nối các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức cộng đồng để cùng nhau đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong chương trình HIV/AIDS.

Bên cạnh nguồn lực tài chính từ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân đóng góp cho các hoạt động tạo cầu, cung cấp hàng hóa và dịch vụ HIV cũng đóng góp vai trò rất quan trọng để duy trì Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận thị trường, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đã đáp ứng các nhu cầu còn thiếu hụt kinh phí trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Đây sẽ là bước đệm nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu 90-90-90, hướng đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Theo Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long, hiện nay nguồn tài trợ kinh phí giảm mạnh đang là thách thức không nhỏ đối với việc bảo đảm chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Để giải quyết khó khăn này, Bộ Y tế phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức PATH triển khai chương trình đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Những năm qua, khu vực tư nhân tham gia khá tích cực vào công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhờ đó đã giúp tăng khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV đến các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS. Từ năm 2015 đến nay, hơn 140 nghìn người đã được xét nghiệm HIV/AIDS thông qua các tổ chức cộng đồng và các doanh nghiệp xã hội. Trong đó, phần lớn khách hàng là những người được xét nghiệm HIV lần đầu với tỷ lệ dương tính cao. Các mạng lưới đồng đẳng viên phát triển không ngừng; các tổ chức dựa vào cộng đồng đã tham gia tích cực vào việc tiếp cận các đối tượng có nguy cơ cao... Hàng loạt các chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai hiệu quả với sự đóng góp không nhỏ của khu vực tư nhân, doanh nghiệp xã hội.

Đáng chú ý, đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã cung ứng đủ 100% nhu cầu thuốc Methadone cho điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Cung cấp các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như: phân phát bơm kim tiêm, bao cao-su, các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV... Hơn 50% số vật dụng can thiệp này được cấp phát miễn phí thông qua mạng lưới đồng đẳng viên và các tổ chức cộng đồng. Từ năm 2016, tám phòng khám tư nhân đã được thành lập đáp ứng nhu cầu của cộng đồng những người bị ảnh hưởng bởi HIV mong muốn tìm kiếm dịch vụ tại cơ sở y tế tư nhân. Mô hình hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai toàn diện, phong phú, cập nhật và hiệu quả như: xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine; điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm; mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, điều trị ngay khi phát hiện nhiễm HIV; điều trị đồng nhiễm HIV với lao, viêm gan; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Bà K.Grin, Giám đốc Dự án Healthy Markets và Giám đốc Toàn cầu của PATH về phòng, chống HIV/AIDS cho biết, một trong những dự án nổi bật thời gian qua là Healthy Markets (HM) được USAID tài trợ và do PATH thực hiện. Dự án đã hợp tác với Bộ Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam từ năm 2014 nhằm phát triển thị trường thương mại về hàng hóa và các dịch vụ liên quan phòng, chống HIV/AIDS. Trong 5 năm qua, khoảng 80% các quỹ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến từ các nhà tài trợ nước ngoài do PATH thực hiện. Do vậy, đã đến lúc cần phải khuyến khích, huy động và kêu gọi nguồn tài chính trong nước từ khu vực tư nhân. PATH đã và đang kết nối các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức cộng đồng để cùng nhau đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong chương trình HIV/AIDS.

Bên cạnh nguồn lực tài chính từ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân đóng góp cho các hoạt động tạo cầu, cung cấp hàng hóa và dịch vụ HIV cũng đóng góp vai trò rất quan trọng để duy trì Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận thị trường, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đã đáp ứng các nhu cầu còn thiếu hụt kinh phí trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Đây sẽ là bước đệm nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu 90-90-90, hướng đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Cả nước có 140 nghìn người bệnh đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế công lập. Ngoài ra, ước tính có khoảng 10 nghìn người bệnh khác đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có cả những cơ sở y tế tư nhân điều trị HIV/AIDS sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT. Sự tham gia của y tế tư nhân đã góp phần tăng sự lựa chọn cho người bệnh, đồng thời giảm gánh nặng về nguồn kinh phí và mở rộng điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam.

(Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)