Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông

NDO -

NDĐT - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trưa nay (28-10), vùng áp thấp đã vượt qua phía bắc đảo Palawan và đi vào Biển Đông.

Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp trên Biển Đông. (Nguồn: nchmf.gov.vn)
Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp trên Biển Đông. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Hồi 13 giờ ngày 28-10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,0-11,0 độ vĩ bắc; 118,0-119,0 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa khoảng 450 km về phía Đông Đông Nam).

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 29-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 115,5 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 120 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 10,0 độ vĩ bắc; phía đông Kinh tuyến 114,0 độ kinh đông

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 30-10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ vĩ bắc; 110,2 độ kinh đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

* Hồi 10 giờ ngày 28-10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,0-11,0 độ vĩ bắc; 118,5-119,5 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa khoảng 500 km về phía Đông Đông Nam).

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 29-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 116,0-độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 180 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 10,0 độ vĩ bắc; phía đông kinh tuyến 115,0 độ kinh đông

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 10 giờ ngày 30-10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ vĩ bắc; 111,0 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Phú Yên -Khánh Hòa khoảng 190 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

* Trước đó, hồi 7 giờ ngày 28-10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,0-11,0 độ vĩ bắc; 120,0-121,0 độ kinh đông, cách phía bắc đảo Palawan khoảng 100 km về phía Đông.

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 7 giờ ngày 29-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 116,5-độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 230 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20 đến 25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7 giờ ngày 30-10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ vĩ bắc; 111,5 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.