Thái Nguyên coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nghị quyết trong giai đoạn 2015 - 2020, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ theo hướng chuẩn hóa đã được các cấp ủy đảng tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Theo đó, Tỉnh ủy ban hành các văn bản chỉ đạo về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ trong quy hoạch. Tỉnh tổ chức thành nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên.  

Thu hoạch vải tại Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Lợi, xã Tam Ða, huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Ảnh: Minh Huế
Thu hoạch vải tại Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Lợi, xã Tam Ða, huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Ảnh: Minh Huế

Ðồng thời chủ động phối hợp các học viện mở các lớp cao cấp LLCT, lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp sở và tương đương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn về hạng chức danh nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ cho cán bộ công chức, viên chức. Chú trọng bồi dưỡng văn hóa công sở, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế...

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hằng năm được thống nhất toàn tỉnh theo hướng gắn liền với yêu cầu sử dụng và công tác quy hoạch cán bộ. Trong đó tập trung bồi dưỡng, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở; nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở; cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành, thị. 5 năm qua, toàn tỉnh đã có 10.241 cán bộ tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn và LLCT.

★ Nhiều năm qua, với sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng việc phát huy lợi thế, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp như: Vùng chuyên canh sản xuất các loại cây ăn quả ở TP Hưng Yên, các huyện Kim Ðộng, Khoái Châu; vùng sản xuất rau màu ở các huyện Tiên Lữ, Kim Ðộng, Yên Mỹ và TP Hưng Yên; vùng sản xuất hoa, cây cảnh các loại ở huyện Văn Giang; vùng chuyên canh gieo cấy lúa ở các huyện Phù Cừ, Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào... Các vùng chuyên canh đã trở thành định hướng để hình thành, nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, từ đó góp phần xây dựng thương hiệu nông sản của tỉnh đi vào chiều sâu theo hướng khép kín từ sản xuất, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm khi gắn với vùng chuyên canh nông nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 306 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, phần lớn các HTX đang sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Ngành nông nghiệp tỉnh đã hỗ trợ xây dựng năm mô hình HTX phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ củng cố 50 HTX nông nghiệp; hỗ trợ thành lập 12 HTX nông nghiệp kiểu mới; 121 HTX nông nghiệp mới thành lập được hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất sản phẩm của nhiều HTX được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm như chương trình "Kết nối tiêu thụ nông sản vào chuỗi bán lẻ hiện đại của Big C Việt Nam cho các HTX nông nghiệp các tỉnh phía bắc"; Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ như: Tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ các HTX tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 36 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 140 HTX đang thực hiện liên kết sản xuất hiệu quả trong quá trình sản xuất…

PV