Mỗi cây bám rễ, một hy vọng bình yên

NDO -

Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước khẳng định rằng Việt Nam là một trong 10 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với các kịch bản nước biển dâng, sự gia tăng về nhiệt độ và lượng mưa.

Mỗi cây bám rễ, một hy vọng bình yên

Năm 2020, thiên tai dị thường liên tiếp ở miền Trung từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 đã làm 192 người chết... Tổng thiệt hại kinh tế khoảng 30.000 tỷ đồng - Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nguyên nhân chính bởi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, cộng với sự khai thác tài nguyên rừng tự nhiên quá mức của con người, đã làm mất dần khả năng phòng hộ của rừng để chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan, bão, lụt, sạt lở, gây hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản nhân dân.

Trước tình thế này, bảo vệ và phát triển rừng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của không chỉ mỗi cá nhân, tổ chức mà là của toàn xã hội. Chú trọng các giải pháp tiếp tục phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp, phát huy hiệu quả trên thực tiễn, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; động viên sự tham gia của toàn xã hội chung sức, đồng lòng, tham gia trồng cây, trồng rừng… cũng chính là những nội dung của Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.

Theo đó nhiều tỉnh, thành, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực thực hiện các hoạt động trồng cây - gây rừng; giúp tạo ra vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến lâm sản; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất và ổn định đời sống.

Mỗi cây bám rễ, một hy vọng bình yên -0
Hàng ngàn cây xanh đã được ABBANK trao tặng cho các hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tây Giang. 

Dự án “Tết An Bình” là một trong những dự án mang tính trách nhiệm xã hội cao của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và đã có hành trình kéo dài 12 năm, từ năm 2010. Theo đó, vào tháng 1/2021, “Tết An Bình” năm thứ 12 với chủ đề “Xanh An Bình – Xanh Việt Nam” đã trao tặng hàng ngàn cây xanh thuộc danh mục cây trồng phòng hộ, chống xói mòn, sạt lở đất cho các hộ gia đình - đồng bào tại các tỉnh vùng xa, vùng cao của Việt Nam. 

Bà Nguyễn Thị Hương – Phó Tổng Giám đốc ABBANK chia sẻ: “Thông qua Tết An Bình 2021: “Xanh An Bình – Xanh Việt Nam”, ABBANK mong muốn sẽ mang tới một cái Tết sớm, một cái Tết không chỉ ấm no, vui vẻ mà còn chung tay kiến tạo một tương lai thật sự an bình cho người dân tại huyện Tây Giang và các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Chúng tôi càng hi vọng chương trình sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân về tầm quan trọng của việc trồng rừng, của rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, trước hết là để bảo vệ cho chính cuộc sống của chúng ta, sau đó là hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và phát triển đất nước theo hướng bền vững”.

Tết An Bình 2021 đã được ABBANK triển khai, phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường trao tặng 11.200 cây xanh (gồm Lim xanh, Keo tai tượng và Quế) cho 10 hộ gia đình là người dân tộc thiểu số tại 03 xã của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tiêu chí để ABBANK lựa chọn trao tặng số cây này cho các gia đình được dựa trên yếu tố: là hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng có đủ diện tích đất để trồng cây, có năng lực trồng, quản lý và chăm sóc. Đây là những loại cây trồng phù hợp với đặc hữu tự nhiên của vùng đất Quảng Nam, mang lại giá trị kinh tế, có giá trị phòng hộ, giúp bà con huyện Tây Giang tăng diện tích rừng trồng, tăng độ che phủ rừng ở chính những nơi bị mất rừng, có thêm thu nhập từ trồng rừng (công nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm) giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt khi nơi đây vừa chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và của do thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất gây ra.

Trong khuôn khổ chương trình, bên cạnh việc trao tặng cây, ban tổ chức đã trao tặng 100 suất quà Tết trị giá 500.000 VNĐ/suất cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Tây Giang.

Mỗi cây bám rễ, một hy vọng bình yên -0
 

Chị Pơ Loong Thị A Tình - Thôn Cr’toonth -Xã Avương nói trong xúc động: “Gia đình rất khó khăn, hai vợ chồng chủ yếu làm dẫy, hay mất mùa không có gì thu hoạch, còn lo tiền nuôi hai con ăn học trong khi nhà khó khăn, hai vợ chồng có ngày kiếm đc 20,000đ, có ngày không có. Lũ lụt nước cuốn vỡ ao, ruộng hư, cây keo, quế đều hư, mất hết. Rất vui vì đã được chính quyền và ABBANK hỗ trợ, gia đình sẽ cố gắng chăm sóc để hưởng được thu hoạch từ cây đó. Có kinh tế mua thêm cây để trồng, chống xói mòn và sạt lở đất”.

“Hành động của ABBANK thể hiện trách nhiệm xã hội, việc làm mang tính thiện nguyên và vì cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho toàn xã hội. Hành trình phủ xanh đất nước là dự án mà Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ABBANK mang tính dài hạn, ý nghĩa, nhằm đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân huyện Tây Giang nói riêng, nhân dân cả nước nói chung, đóng góp một phần công sức vào hiện thực hóa lời kêu gọi trồng 01 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.” - Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá.