Xây dựng Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030

Chiều 4-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có buổi làm việc để nghe Bộ Y tế và đại diện các tổ chức quốc tế báo cáo một số nội dung quan trọng trong dự thảo Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030.

Những năm qua, việc thực hiện Chiến lược đã đạt được kết quả đáng ghi nhận khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em Việt Nam đã giảm từ mức trung bình (29,3% vào năm 2010) xuống mức thấp (dưới 20% vào năm 2020)... Các ý kiến tại buổi làm việc cho rằng, Chiến lược phải đặt ra những mục tiêu cao hơn, mạnh mẽ hơn. Việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cần kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp...  

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, những kết quả đó có sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các nước đối tác... Tuy vậy, vấn đề suy dinh dưỡng vẫn tồn tại dai dẳng ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng hay xảy ra thiên tai... Bên cạnh đó, đã có xu hướng gia tăng bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ em nhiều đô thị, và các bệnh mạn tính có liên quan dinh dưỡng như các bệnh tim mạch và chuyển hóa. Do vậy, cùng với nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, cần phòng ngừa, ngăn chặn sự gia tăng của bệnh thừa cân, béo phì. Theo Phó Thủ tướng, Chiến lược Dinh dưỡng trong giai đoạn mới, cùng với nguồn lực của Nhà nước cần có giải pháp cụ thể để huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội với sự điều phối chung của Bộ Y tế. Bộ Y tế cần khẩn trương triển khai Chương trình sức khỏe Việt Nam với các mục tiêu cụ thể...