Trần Thị Hồng Hạnh đoạt giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng tuần thứ tư

NDO -

NDĐT - Theo Ban Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng, Tuần thi thứ tư đã kết thúc và Giải Nhất đã thuộc về Trần Thị Hồng Hạnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Bạn Trần Thị Hồng Hạnh đoạt giải Nhất Cuộc thi tuần thứ tư. Ảnh: Ban Tổ chức.
Bạn Trần Thị Hồng Hạnh đoạt giải Nhất Cuộc thi tuần thứ tư. Ảnh: Ban Tổ chức.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, trong Tuần thi thứ tư, đã có 118.545 lượt người tham gia thi ở cả 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, với tổng số người dự thi là 34.892 người. So với tuần thi trước (Tuần thi thứ ba), Tuần thi thứ tư vừa qua có số lượt người tham gia thi tăng gần 50.000 lượt; số người trả lời đúng cả sáu câu hỏi là 14.193 người, tăng gần 10.000 người. Tuần thi thứ tư cũng ghi nhận hàng triệu lượt người tìm hiểu lịch sử Đảng trên mạng xã hội VCNET và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, sau bốn tuần triển khai Cuộc thi, đã có 247.297 lượt người tham gia dự thi. Đặc biệt, ở Tuần thi thứ tư, số lượng người tham gia thi và số lượt thi đều tăng mạnh so với các tuần thi trước. Cũng theo thống kê của Ban Tổ chức, những địa phương có nhiều người đoạt giải trong bốn tuần qua là Quảng Ninh, Vĩnh Long, Hà Nội, Hà Tĩnh, Điện Biên, Hải Dương, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh,...

Riêng trong Tuần thi thứ tư, 10 địa phương có số lượng người tham gia dự thi đông nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Nghệ An, Bắc Giang, Bến Tre, Gia Lai, Bình Dương, Hà Nội, Sóc Trăng.

Đáp án đúng của sáu câu hỏi của Tuần thi thứ ba như sau:

Câu hỏi 1. Đáp án đúng là D: Trần Văn Cung.

Câu hỏi 2. Đáp án đúng là 3: Từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943, tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Câu hỏi 3. Đáp án đúng là A: Đảng viên.

Câu hỏi 4. Đáp án đúng là B: Đêm ngày 19-12-1946 tại Vạn Phúc - Hà Đông.

Câu hỏi 5. Đáp án đúng là A: Thơ chúc tết năm Nhâm Ngọ 1942.

Câu hỏi 6. Đáp án đúng là C: 27-3-1948.

Trong Tuần thi thứ tư vừa kết thúc, có 14.193 người trả lời đúng cả sáu câu hỏi, trong đó có 11 cá nhân đoạt giải, cụ thể như sau:

Một giải Nhất trị giá 5.000.000 đồng thuộc về cá nhân mang tên Trần Thị Hồng Hạnh, Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Hai giải Nhì mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng thuộc về hai cá nhân:

1. Đỗ Huyền Trang, Phường Quang Trung, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

2. Nguyễn Cảnh Thanh, Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Ba giải Ba mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng thuộc về ba cá nhân:

1. Phạm Nhựt Minh, Phường 7, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

2. Nguyễn Văn Nhanh, Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

3. Nguyễn Đức Lăng, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương.

Năm giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng thuộc về năm cá nhân:

1. Trần Quang Quân, Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

2. Trần Minh Hải, xã DLiê Yang, huyện Ea H’leo, tỉnh Đác Lắc.

3. Võ Thị Hương, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

4. Đỗ Thị Yến Nhi, 284/34, Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

5. Phùng Thanh Tuấn, Thanh tra tỉnh Đác Nông, phường Nghĩa Tân, tỉnh Đác Nông.

Ngay sau khi kết thúc Tuần thi thứ tư, Tuần thi thứ năm của Cuộc thi đã bắt đầu từ 10 giờ ngày 23-9 và kết thúc vào đúng 9 giờ ngày 30-9-2019. Theo Thể lệ Cuộc thi, kết quả Tuần thi thứ năm cũng sẽ được công bố vào ngày Thứ Hai tuần tới, ngày 30-9, trên MXH VCNET và các phương tiện thông tin đại chúng.

Mời các bạn tiếp tục truy cập vào https://vcnet.vn/contest để tham gia Cuộc thi.

Hướng dẫn cụ thể tại: https://vcnet.vn/p/5d6343d40ebcc82b9a04d602

Câu hỏi của Tuần thi thứ năm như sau:

Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố nào?

A. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

B. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào quốc tế và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.

C. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.

D. Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Câu 2. Do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau nên chủ trương sách lược, hình thức tập hợp và đấu tranh cũng phải khác nhau. Trong những năm 1936 – 1939, nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là gì?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

B. Chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do dân chủ.

C. Chống phong kiến, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình.

D. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ.

Câu 3. Hội nghị lần thứ tám (ngày 10 đến 19-5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939 có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bạn cho biết, Hội nghị này họp ở đâu, do ai chủ trì?

1. Tại Cao Bằng, do Trường Chinh chủ trì.

2. Tại Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

3. Tại Bắc Kạn, do Trường Chinh chủ trì.

4. Tại Tuyên Quang, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Câu 4. Hội nghị nào của Đảng đã đề ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"?

A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh (3-1945).

B. Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào - Tuyên Quang (8-1945).

C. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa - Bắc Giang (4-1945).

D. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó - Cao Bằng (5-1941).

Câu 5. Sau khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị nào?

A. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.

B. Chỉ thị Hòa để tiến.

C. Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến.

D. Chỉ thị Kháng chiến toàn dân.

Câu 6. Bộ phim “Sao tháng Tám” của điện ảnh Việt Nam đã phản ánh thành công nhất cuộc đấu tranh từng giờ, từng phút của những chiến sĩ cách mạng ở nội và ngoại thành Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1945. Bạn cho biết, bộ phim này do ai làm đạo diễn?

1. Đạo diễn NSND Trần Ðắc.

2. NSND Nguyễn Hồng Sến.

3. NSND Hải Ninh.

4. Đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh.

Câu 7. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng là một trong những văn kiện mang tính chất Cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được ban hành ngày, tháng, năm nào?

1. 19-12-1945.

2. 12-12-1946.

3. 19-12-1946.

4. 22-12-1946.

Câu 8. Nói về vai trò của cán bộ trong cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Câu đó Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào?

1. Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước.

2. Sửa đổi lối làm việc.

3. Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

4. Sắc lệnh thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc.

Bạn Nguyễn Thị Thúy Kiều đoạt giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng tuần thứ ba

Hơn 40 nghìn lượt người tham gia thi tuần thứ hai Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng