Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

NDO -

NDĐT - Chiều 15-11, với sự thống nhất cao, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với 444/447 đại biểu có mặt tán thành. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm năm Chương và 28 Điều, sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2020.

Ngày 15-11, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với sự thống nhất cao, với 444/447 đại biểu có mặt tán thành.
Ngày 15-11, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với sự thống nhất cao, với 444/447 đại biểu có mặt tán thành.

Mở đầu phiên làm việc, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Báo cáo kết quả tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và giải trình một số nội dung được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận ngày 25-10-2018.

Tại phiên làm việc, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu bằng hình thức bấm nút, với 444/447 đại biểu có mặt tán thành thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, đạt tỷ lệ 91,55% trên tổng số đại biểu.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khoá XIV, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, và dự kiến thông qua tại kỳ họp lần này.

Như vậy, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XIV, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được chính thức thông qua gồm năm Chương và 28 Điều, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2020, thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 hiện hành.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về bí mật Nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.