Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón"

NDO -

NDĐT - Sáng 19-10, Báo Nhân Dân điện tử tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón” nhằm cùng các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ về thực trạng, tiềm năng và sự cần thiết hoàn thiện khung pháp lý để ngành phân bón phát triển hiệu quả và bền vững.

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón"

Được biết, bên lề Hội nghị Phát triển phân bón hữu cơ (PBHC) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức ngày 9-3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài đã gây ô nhiễm, thoái hóa đất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản.

Thực tế đã và đang khẳng định: Chi phí phân bón luôn chiếm tỷ trọng lớn, tới gần nửa giá vật tư đầu vào, trong trồng trọt, canh tác của bà con nông dân. Nguồn cung phân bón ổn định về giá cả và bảo đảm chất lượng là điều kiện hàng đầu để canh tác hiệu quả và bảo đảm chất lượng nông sản, bảo vệ đất đai canh tác.

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất PBHC, chiếm 24,5% trên tổng số 735 DN sản xuất phân bón đã được Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cấp phép và có tổng công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, bằng 8,5% tổng công suất ngành phân bón trong nước và gần bằng 1/10 tổng công suất phân bón vô cơ. Tính đến tháng 12-2017, lượng PBHC sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trong nước chỉ bằng 1/19 lần so với vô cơ (713 sản phẩm PBHC so với 13.423 sản phẩm phân bón vô cơ). Việt Nam đã có 43.000 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Nhiều bà con ứng dụng bón phân hữu cơ trong sản xuất. Trong tương lai, Việt Nam cần hơn 200 triệu tấn phân bón hữu cơ. Phân bón hữu cơ đang và sẽ ngày càng cần được khuyến khích sử dụng trong nông nghiệp.

Việt Nam có thể sản xuất PBHC chất lượng cao, được các trang trại sản xuất theo hướng an toàn (VietGAP, GlobalGAP) chấp nhận. Nhưng số sản phẩm PBHC sinh học và vi sinh sản xuất trong nước được chứng nhận quốc tế hiện rất ít. Ngoài ra, tình trạng hàng giả, hàng nhái, không bảo đảm chất lượng và không ổn định giá cũng đang gây khó cho nông dân…!

Thực trạng thị trường phân bón nước ta ra sao? Nguyên nhân nào khiến sản xuất PBHC chưa khởi sắc và phát huy hết tiềm năng?

Đặc biệt, cơ sở pháp lý và chính sách quản lý nhà nước cho sản xuất và sử dụng PBHC đang và sẽ cần điều chỉnh như thế nào?

Xu hướng thế giới, tiềm năng và thực tiễn Việt Nam cần làm gì để tăng sản xuất và sử dụng PBHC trong nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản theo yêu cầu sản xuất sạch hơn, đáp ứng nhu cầu ăn sạch là đòi hỏi cấp thiết và xu hướng chung của xã hội.?

Đó cũng là lý do, mục tiêu và nội dung cần làm rõ trong buổi tọa đàm hôm nay với chủ đề “Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón”.

Cuộc tọa đàm do Ban Nhân Dân điện tử thực hiện theo chỉ đạo và được sự đồng ý của Bộ Biên tập báo Nhân Dân với sự tài trợ của Tập đoàn Quế Lâm.

Tham dự buổi tọa đàm, về phía khách mời có: Tiến sĩ Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNN; Ông Đỗ Ngọc Cảnh - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia; Ông Văn Tiến Thanh – Chuyên gia nông nghiệp; Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy – Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam; Ông Khắc Ngọc Bá – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm.

Về phía Báo Nhân Dân có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng ban Kinh tế công nghiệp; đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng ban Nhân Dân điện tử. TS Nguyễn Minh Phong, Phó Ban Tuyên truyền lý luận Báo Nhân Dân dẫn chương trình tọa đàm trực tuyến.

Mời quý vị độc giả theo dõi nội dung diễn biến Toạ đàm TẠI ĐÂY


Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 1

* Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân Dân, Trưởng Ban Kinh tế - Công nghiệp phát biểu khai mạc tọa đàm trực tuyến.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi quá trình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng kém bền vững và còn nhiều thách thức. Trong đó đáng chú ý là chi phí phân bón luôn chiếm tỷ trọng lớn, tới gần nửa giá vật tư đầu vào, trong trồng trọt, canh tác của bà con nông dân, nhưng hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay đang rất thấp. Sản xuất thiếu quy hoạch, công tác quản lý còn nhiều yếu kém, thị trường phân bón thật giả lẫn lộn… đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản, phá hoại sản xuất trong nước, gây hại môi sinh,… đe dọa tính bền vững của ngành nông nghiệp.

Từ trước đến nay, Báo Nhân Dân thường xuyên dành thời lượng lớn trên tất cả các ấn phẩm của mình để tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phản ánh kịp thời những vấn đề bức thiết của ngành nông nghiệp và nông dân, cổ vũ phát hiện những nhân tố mới, cách làm mới, phản biện và đề xuất các chính sách hay, với mong muốn ngành sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, nông thôn và người nông dân văn minh, giàu có hơn.

Chính vì vậy, thay mặt Ban Biên tập Báo Nhân Dân, tôi mong muốn các đại biểu thảo luận thẳng thắn về những tồn tại của ngành phân bón nói riêng và nông nghiệp nói chung. Từ đó, đưa ra được những giải pháp, đề xuất những chính sách giúp ngành nông nghiệp phát triển thật sự bền vững.

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 2

* Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân phát biểu cảm ơn ông Hoàng Trung, ông Đỗ Ngọc Cảnh, ông Văn Tiến Thanh, ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, ông Khắc Ngọc Bá cùng các quý vị đã có mặt tại buổi tọa đàm ngày hôm nay.

Theo Tổng cục Thống kê, trong chín tháng qua, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,78%. Đây là mức tăng cao nhất của chín tháng giai đoạn 2012-2018, cho thấy xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này.

Tuy nhiên, việc sản xuất, lưu thông và sử dụng phân bón trong trồng trọt vẫn đang tồn tại những vấn đề ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển nông nghiệp. Chi phí phân bón luôn chiếm tỷ trọng lớn, tới gần nửa giá vật tư đầu vào, trong trồng trọt, canh tác của bà con nông dân, nhưng hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay đang rất thấp do việc sử dụng mất cân đối phân bón vô cơ và hữu cơ.

Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), việc sử dụng phân bón mất cân đối, lạm dụng phân bón vô cơ đã dẫn tới đất nông nghiệp bị suy giảm độ phì nhiêu. Một số diện tích đã bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa, trong đó diện tích thoái hóa nặng lên tới hai triệu ha. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón vô cơ cũng dẫn tới nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm như dư lượng kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2017, trong khi, nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang sử dụng phân hữu cơ từ lâu để đáp ứng xu hướng sản xuất hữu cơ, sản lượng phân bón vô cơ được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng trong nước vẫn đang nhiều hơn phân hữu cơ tới hơn 19 lần.

Trên thị thường, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn hoành hành, chưa được kiểm soát triệt để, đã ảnh hưởng đến môi sinh, năng suất, chất lượng của cây trồng, mà còn giết chết các doanh nghiệp làm ăn chân chính, phá hoại sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, nhờ các chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp, năng lực sản xuất phân bón của chúng ta hiện nay đã được nâng cao, với ngày càng nhiều các doanh nghiệp được đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại như Công ty CP Quế Lâm, hay Đạm Cà Mau …. Chúng ta cũng có nhiều tiềm năng phát triển ngành, nhưng lại chưa có chính sách phát huy hiệu quả, khiến phân bón nội địa lép vế phân bón nhập khẩu ngay tại sân nhà…

Những thách thức mà ngành trồng trọt đang phải đối mặt đòi hỏi, chúng ta phải có những hành động mạnh mẽ, nhằm tái cơ cấu ngành phân bón, lập lại trật tự thị trường phân bón, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân, đặc biệt trước sức ép hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước.

Chính vì vậy, Báo Nhân Dân điện tử phối hợp Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tổ chức buổi tọa đàm hôm nay, với mong muốn được lắng nghe các đại biểu đóng góp ý kiến, đề ra những giải pháp, kiến nghị giúp ngành phân bón có thể phát triển bền vững trong tình hình mới.

Một lần nữa, thay mặt Báo Nhân Dân Điện tử, tôi xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các vị khách mời ngày hôm nay. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã tài trợ cho buổi tọa đàm hôm nay.

Xin chúc các quý vị mạnh khỏe! Xin chúc buổi tọa đàm thành công!

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 3

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 4

TS Nguyễn Minh Phong: Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc Tọa đàm với câu hỏi trước hết dành cho chuyên gia Văn Tiến Thanh: Ông có thể đánh giá khái quát thực trạng của ngành phân bón trước năm 2017 trên các mặt cung - cầu, chất lượng, thị trường và chỉ ra những hệ quả của thực trạng này?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 5

Ông Văn Tiến Thanh: Là một đất nước với 70% dân số sống tại các vùng nông thôn, Việt Nam hiện tại vẫn được coi là một đất nước nông nghiệp, do đó ngành phân bón đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền nông nghiệp và rộng hơn là kinh tế Việt Nam. Hằng năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, phân hữu cơ chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% phân bón. Tuy nhiên với lượng sử dụng phân bón lớn nhưng Việt Nam chỉ tự đáp ứng 1/3 nhu cầu, phần lớn sản phẩm phân bón được nhập khẩu tại các nước lân cận như Trung Quốc, từ các nước Đông - Nam Á, Hàn Quốc, Nga.

Nhu cầu và cách thức sử dụng phân bón Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian: Trước năm 1972, chúng ta chủ yếu dùng phân đạm; đến năm 1972-1992 sử dụng đạm, lân, hữu cơ. Từ năm 1992 trở lại đây chúng ta sử dụng đạm, lân, kali và hữu cơ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc, Nga và các nước Đông - Nam Á... Trong đó, phân bón từ Trung Quốc chiếm phần lớn thị trường 32,6%, đạt 814,6 nghìn tấn, trị giá 206,2 triệu USD, giảm 27,78% về lượng và 27,94% trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Nga, tương ứng 369,7 nghìn tấn, trị giá 116,1 triệu USD.

Theo đánh giá của tôi, về mặt cung cầu, hiện tại chỉ có Urê, Super lân và một phần DAP là được sản xuất trong nước, phần lớn các loại phân bón còn lại được nhập khẩu hoặc sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. Riêng đối với NPK, hiện tại năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã vượt xa nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên chất lượng NPK vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có giải pháp quản lý triệt để. NPK giả, kém chất lượng là nguyên nhân gây thiệt hại hàng đầu cho người nông dân hiện nay và là thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Với thực trạng như thế, hiện nay chi phí cho phân bón cực cao, nhưng hiệu quả sử dụng lại rất thấp. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực hóa nông ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn Super lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344.000 tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng, hấp thụ. Một lượng rất lớn các loại phân bón khác nhau sẽ bị mất đi qua con đường thoát hơi, qua con đường tự rửa trôi, thấm xuống đất, nước ngầm.

Điều này dẫn đến các hệ lụy như: gây mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, làm ô nhiễm, nước và không khí. Khi đất bị thoái hóa, khi nông dân canh tác thì nhu cầu về phân bón lại tăng lên. Như vậy, vòng tuần hoàn lặp lại, nếu tiếp tục duy trì thì khả năng khôi phục chất lượng đất nông nghiệp phục vụ cây trồng rất khó khăn. Đó là thực trạng liên quan đến phân bón tại Việt Nam.

Về mặt kinh tế, khoảng 2/3 lượng phân bón hằng năm cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng hằng năm. Việc sử dụng quá liều lượng phân vô cơ và tần suất thường xuyên làm chai và chua đất dẫn đến việc lưu trữ dinh dưỡng kém gây đến tình trạng đất đai bạc màu nhanh chóng. Tầng đất canh tác ít độ mùn, vi sinh vật có ích giảm, vi sinh vật có hại tăng.

Có thể thấy là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn vừa qua phần lớn dựa vào sự gia tăng của nguồn cung phân vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhưng chưa chú trọng đến việc phát triển phân bón hữu cơ. Về lâu dài, sẽ dẫn đến sự mất cân đối khi chỉ tập trung vào việc gia tăng năng suất mà bỏ qua tính ổn định của môi trường canh tác và chất lượng nông sản. Thực tế là, sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là khá cao so với các nước khác, tuy nhiên, giá bán xuất khẩu luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung.

Vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng, khiến thị trường rơi vào “tình trạng bát nháo”. Chúng ta đã có những thương hiệu phân bón có uy tín như Đạm Cà Mau, hay các sản phẩm của Quế Lâm đã khẳng định mình bằng chất lượng sản phẩm, nâng cấp dịch vụ sau bán hàng và không ngừng hoàn thiện R và D, trong khi đó, hàng giả, kém chất lượng “cứ mặc sức tung hoành” khi các cơ quan quản lý chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu.

Đặc biệt, mỗi khi thị trường có biến động mạnh về giá cả, nỗi lo về nạn phân bón giả ngày càng lớn; bởi hàng chính ngạch tăng giá mạnh, trong khi đó hàng giả, hàng kém chất lượng giá thấp lại càng có cơ hội đến gần bà con nông dân. Gần đây, thị trường phân bón biến động khá mạnh và đứng trước nguy cơ sốt giá dịp cao điểm mùa vụ cuối năm. Đơn cử, dù vào mùa thấp điểm, giá bán Urê trên thị trường đã tăng xấp xỉ 1.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg.

Chi phí phân bón hiện đang chiếm tới gần nửa giá vật tư đầu vào trong trồng trọt, canh tác vì vậy, bà con nông dân rất cần một sự ổn định giá cả của các mặt hàng này.

Đối với vấn nạn hàng giả, kém chất lượng, nông dân mua giá thấp nhưng không hiệu quả trong sản xuất, Nhà nước bị thất thu thuế, phân bón giả, kém chất lượng còn làm thoái hóa hết đất đai và đang làm "bần cùng hóa" người nông dân, kéo lùi sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

Đến nay, từ góc độ nhà khoa học, quản lý, người nông dân quay lại hướng sử dụng quay lại sử dụng phân bón hữu cơ để tái tạo đất, sử dụng phân bón hợp lý bảo đảm ổn định chất lượng của đất và cây trồng, tạo ra sự bền vững cho sản xuất nông nghiệp.


TS Nguyễn Minh Phong: Thưa ông Đỗ Ngọc Cảnh, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, ông có thể đánh giá về mức độ, quy mô, thủ đoạn của nạn phân bón giả, nhái, kém chất lượng trong giai đoạn năm 2017 trở về trước và cho biết công tác đấu tranh với nạn này gặp phải những khó khăn gì?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 6

Ông Đỗ Ngọc Cảnh: Cùng với sự phát triển chung của xã hội, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, theo đó thành lập Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia là cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại quốc gia để cùng với các cơ quan chức năng giải quyết tình hình phân bón giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho Chính phủ ra các kế hoạch 01, Chỉ thị 15 và đặc biệt là kế hoạch 1239. Có thể nói đây là những nỗ lực rất lớn của Ban Chỉ đạo trong việc cùng với các ngành các cấp trong công tác đấu tranh phòng chống phân bón giả.

Về mức độ quy mô thủ đoạn của việc hoạt động buôn bán gian lận thương mại hàng giả về phân bón tôi đánh giá có thể nói nổi lên của hoạt động sản xuất phân bón giả kể cả vô cơ và hữu cơ là việc lợi dụng các nhãn của nước ngoài và các hãng có uy tín để các đối tượng lợi dụng vào đó để sản xuất phân kém chất lượng và phân giả gây lên hậu quả rất lớn với người tiêu dùng.

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn ra khá phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước, đất trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại lớn cho nông dân, các doanh nghiệp chân chính, nền sản xuất nông nghiệp và đời sống, sức khỏe người tiêu dùng, tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Nổi lên chủ yếu là hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ dán nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngoài, nhưng thực chất chỉ là các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, được sản xuất hoặc đóng gói tại nhiều nơi ở trong nước không đủ điều kiện theo quy định, tại địa bàn các tỉnh, thành phố như: Khu vực phía bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam...; Khu vực miền trung - Tây Nguyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đác Lắc, Đác Nông, Lâm Đồng; Khu vực phía nam: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An...

Như chúng ta đều biết sự nguy hại của hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nói chung và lĩnh vực, mặt hàng phân bón nói riêng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, môi trường, môi sinh, sức khỏe, đời sống của hàng chục triệu bà con nông dân. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc nghiêm trọng về buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là phân bón đã được phát hiện và ngăn chặn. Mức độ, quy mô gây bức xúc trong dư luận xã hội và đã được các đại biểu quốc hội hết sức quan tâm, đưa ra thảo luận tại các kỳ họp vừa qua.

Về phương thức, thủ đoạn, đối tượng thường lợi dụng khe hở trong các quy định của pháp luật về tổng các chất dinh dưỡng để sản xuất phân bón giả kém chất lượng; trộn sản phẩm giá rẻ vào thực phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng để bán ra thị trường; trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét... để tăng khối lượng các sản phẩm phân bón...; vi phạm về nhãn hiệu, bao bì để gây nhầm lẫn, ngộ nhận, đánh lừa người tiêu dùng. Đối tượng thường tổ chức hoạt động sản xuất bí mật, khép kín từ khâu sản xuất, đến vận chuyển, tiêu thụ; chia nhỏ từng giai đoạn, đăng ký sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau để khi có sản phẩm bị phát hiện sẽ thay thế bằng loại khác hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ; thuê nhà để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng trên thực tế không có cơ sở sản xuất, gây khó khăn trong việc truy tìm cơ sở sản xuất khi phát hiện các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường.

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 7

Bên cạnh đó, đối tượng chỉ sản xuất một lô duy nhất, với số lượng nhất định, bán cho một doanh nghiệp, đại lý kinh doanh phân bón duy nhất tại địa phương khác để cung cấp cho người tiêu dùng; ký hợp đồng bán phân bón cho các đơn vị đầu tư để cung ứng trực tiếp cho người sử dụng phân bón, không đưa ra lưu thông trên thị trường; bán phân bón cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng lại thỏa thuận ký hợp đồng gửi kho nhằm trốn thuế nhà nước và tiêu thụ sản phẩm phân bón kém chất lượng.

Lợi dụng vào nhận thức, trình độ dân trí thấp, tâm lý ham hàng hóa giá rẻ của đại đa số người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng có nhu cầu sử dụng phân bón lớn (đồng bằng Bắc bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên), các đối tượng đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, trích khấu, cho nợ gối đầu... với những cửa hàng nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn để buôn bán tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc... gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sức khỏe nhân dân. Thủ đoạn nữa, các đối tượng lợi dụng những người có uy tín (như trưởng các thôn, bản, ấp, chi hội trưởng chi hội nông dân, cán bộ an ninh...) ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng có nhu cầu sử dụng phân bón lớn như khu vực các tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên để quảng cáo, bán phân bón đạt chất lượng cho nông dân sử dụng; khi bà con đã quen, tin và thường xuyên đăng ký mua phân bón thì mới lợi dụng xen kẽ để tiêu thụ một số loại phân bón, giả, kém chất lượng.

Về những khó khăn trong công tác đấu tranh với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo tôi, về mặt pháp lý, thì trước khi Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý phân bón có hiệu lực thì hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, chồng chéo, chưa phù hợp và đáp ứng với tình hình thực tiễn (Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30-9-2014 của Bộ Công thương và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13-11-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…) như: Chưa có định nghĩa về chất chính trong phân bón, dẫn đến mỗi cơ quan có cách hiểu và giải thích khác nhau, gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, làm hạn chế hiệu quả thi hành công vụ của các lực lượng chức năng. Quy định về công tác lấy mẫu và giám định tang vật là phân bón phức tạp, kéo dài nên khó khăn cho quá trình xử lý của các cơ quan chức năng. Quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với phân bón phức tạp, chưa rõ ràng nên một số doanh nghiệp lợi dụng ghi nhãn hàng hóa phân bón mập mờ, phức tạp làm cho người tiêu dùng, nông dân không phân biệt được phân bón thật, giả... Chưa xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về phân bón để doanh nghiệp áp dụng.

Về lực lượng, phương tiện, kinh phí, tôi cho rằng lực lượng thực thi công vụ vừa thiếu và vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ... Phương tiện thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; kinh phí giám định, kiểm tra, thuê kho bãi, xử lý tiêu hủy tang vật vi phạm trong những vụ việc còn rất hạn chế và khó khăn.

Với công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, theo tôi từ khâu cấp phép, quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh chưa cao, thiếu chặt chẽ, đồng bộ, thiếu chia sẻ, cung cấp thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra. Thực tế mới chỉ ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mà chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện (nhất là ở cấp cơ sở) nên hiệu quả đạt được còn hạn chế.

Nhìn thực tế khách quan, tôi xin bổ sung một số lý do, đó là một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón đăng ký hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại một địa điểm nhưng lại tổ chức sản xuất, kinh doanh tại một hoặc nhiều địa điểm khác. Tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, chỉ nghe thông tin tư vấn từ nhà kinh doanh, nên nơi nào bán hàng hóa cùng loại giá rẻ thì mua - tôi cho đây là điểm yếu để các đối tượng nắm bắt, lợi dụng tiêu thụ các loại phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lý do nữa là các đơn vị không có kho riêng để tạm giữ và bảo quản tang vật phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công tác xử lý, tiêu hủy phân bón vi phạm gặp nhiều khó khăn. Cùng với việc công tác tuyên truyền, giáo dục còn thiếu đồng bộ, chưa được các ngành, các cấp chú trọng, còn mang nặng tính hình thức; đại đa số người dân còn thiếu kiến thức, thông tin, không phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả...

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 8

TS Nguyễn Minh Phong: Để bảo đảm thị trường phân bón phát triển lành mạnh, cạnh tranh công bằng thì công tác đấu tranh chống nạn phân bón giả, nhái, kém chất lượng là hết sức quan trọng. Vậy, theo ông, chúng ta cần phải làm gì trong thời gian tới?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 9

Ông Đỗ Ngọc Cảnh: Theo tôi, rất cần các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ cũng như đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới nhằm bảo đảm thị trường phân bón phát triển lành mạnh, cạnh tranh công bằng, đó là:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành chức năng sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về các loại phân bón. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể thực hiện Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 55/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và có cơ chế phối hợp giữa Trung ương với địa phương về việc cấp giấy phép và phân vùng quy hoạch môi trường, các điều kiện sản xuất trước khi cấp giấy phép sản xuất phân bón; rà soát, chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các tổ chức đã để xảy ra sai phạm trong việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hợp quy, cấp phép các sản phẩm hàng hóa để xử lý được chính xác.

Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với phân bón trong Kế hoạch số 1239/KH-BCĐ389, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương phối hợp tốt với các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương thường xuyên, kịp thời đưa tin, đăng bài công khai về các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các sai phạm để nâng cao hiệu quả giám sát của nhân dân.

Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, cung cấp thông tin, hỗ trợ lực lượng thực thi công vụ ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Đặc biệt là việc phát huy đường dây nóng.

Tôi đề nghị cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật chưa phù hợp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm; trước mắt cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19-11-2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thêm chế tài rút Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đình chỉ hoạt động hoặc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng và không được phép lưu hành.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các loại phân bón có giá trị cao, người tiêu dùng sử dụng nhiều, các địa bàn trọng điểm, phức tạp, nổi cộm; rà soát, chấn chỉnh, xác định, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các tổ chức để xảy ra những sai phạm phức tạp, kéo dài.

TS Nguyễn Minh Phong: Có ba nguyên nhân lớn dẫn đến vấn đề phân bón kém chất lượng, bị làm giả từ phía doanh nghiệp, người dân, và đặc biệt từ cơ quan quản lý Nhà nước. Vậy trong thời gian tới, chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Ông Đỗ Ngọc Cảnh: Việc phân bón bị làm giả và làm kém chất lượng vẫn là một vấn đề cả trong nước và ngoài nước. Bây giờ, giải pháp lớn nhất theo quan điểm của chúng tôi sẽ là:

Thứ nhất, trong đó Nghị định 108, cơ sở pháp lý của Nhà nước về sử dụng phân bón, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Như vậy chúng ta phải triển khai tốt nghị định này ngay từ khi cấp phép vào hoạt động, rồi các điều kiện bảo đảm cho việc thành lập một cơ sở.

Thứ hai, kiểm tra sau hậu kiểm. Đương nhiên, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề các cơ sở sản xuất, kể cả cũng giải quyết được những cơ sở nhỏ lẻ kém chất lượng mà trước đây chúng ta không kiểm tra. Vấn đề thứ nhất là, tăng cường công tác kiểm tra hành chính. Kiểm tra từ ngay vấn đề cấp phép và sản xuất, Thứ hai là kiểm tra về lưu thông, thứ ba là kiểm tra về sử dụng. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phải tăng cường kiểm tra về vấn đề kiểm tra thị trường và sản xuất, cũng như kiểm tra ngay từ khi người dân sử dụng.

Thứ ba: Cần nâng cao công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Hiện nay, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có Kế hoạch 1239 triển khai đồng bộ từ T.Ư đến địa phương, các ngành. Đến nay, đã qua chín tháng triển khai, Kế hoạch 1239 rất hiệu quả. Thứ nhất là các tỉnh đã triển khai đồng bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 luôn đồng hành, đôn đốc. Qua hai buổi hội thảo ở An Giang và Đà Nẵng, nhận thức cho các ngành chức năng và các cơ quan thường trực 389, các đơn vị sản xuất và người tiêu dùng. Cùng ngồi với nhau để xác định trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhà sản xuất, cũng như là người tiêu dùng, như vậy phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan chức năng và người sản xuất, người tiêu dùng. Làm tốt việc này, chúng ta cần thực hiện tốt kế hoạch triển khai đồng bộ của Ban Chỉ đạo. Thứ hai là, công tác truyền thông. Tuyên truyền để cho bà con cũng như các cơ quan chức năng nhận thức được. Thứ ba là cảnh báo. Điều này rất quan trọng. Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm thì cần có cảnh báo tích cực sẽ khiến doanh nghiệp phải hạn chế hành vi làm giả.


Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 10

TS Nguyễn Minh Phong: Thưa ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, theo ông, vai trò của doanh nghiệp, hệ thống phân phối ra sao để góp phần giải quyết vấn nạn phân giả, nhái, kém chất lượng trên?

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: Tôi xin nói thêm về phân bón giả. Tình trạng phân bón giả rất nghiêm trọng với các chiêu thức rất tinh vi. Ngoài thay đổi các chi tiết, chữ trên bao bì sao cho gần giống, dễ nhầm như Văn Điền giả làm Văn Điển, thì còn nhái địa chỉ. Có nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Tây Nguyên, người ta còn đặt xe trộn bê tông trong nhà để trộn phân bón giả, thay vào bằng các nhãn mác tên tuổi như Quế Lâm, Bình Điền, Lâm Thao.

Phải nói rằng Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến ngành phân bón, chưa có ngành nào mà có tới năm nghị định: nghị định 113, 919, 15CP, 202 và đến bây giờ là nghị định 103. Nhưng quan trọng nhất là thực hiện pháp luật không nghiêm chỉnh. Tất cả các khâu từ sản xuất đến cung ứng, đến khâu các lực lượng chính quyền kiểm tra không nghiêm chỉnh, và khâu thực thi ở các trung tâm. Trong khi chúng tôi đi thực tế ở Italy, khi phát hiện ra phân bón giả, họ tiêu hủy luôn.

TS Nguyễn Minh Phong: Ở góc độ là Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, theo ông, vai trò của doanh nghiệp cũng như hệ thống phân phối sẽ ra sao, để góp phần giải quyết phân giả, phân nhái như đã nêu trên?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 11

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: Tôi chưa đồng tình đưa ngành phân bón vào Luật Trồng trọt. Trong trồng trọt, ngoài yếu tố giống cây trồng còn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là hai yếu tố rất quan trọng trong trồng trọt nông nghiệp. Như phân bón, nếu sử dụng đồng bộ, cân đối hợp lý cho năng suất tới 35 - 45% (phát biểu của FAO). Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) đánh giá, cứ ba người sống trên hành tinh thì có một người sống nhờ tăng năng suất cây trồng nhờ phân bón. Đối với thuốc bảo vệ và kiểm định thực vật, đã có Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013. Phân bón đã có Nghị định 108, tại sao không đề nghị nâng nghị định này thành Luật Phân bón. Phần phân bón nằm trong Luật Trồng trọt là bất cập.

Một vấn đề nổi cộm là Nghị định 108/201/NĐ-CP ban hành ngày 20-9-2017, Khoản 1, Điều 47, Chương VIII, thì các sản phẩm có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy được tiếp tục sản xuất kinh doanh và sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (nghĩa là được tiếp tục sản xuất, kinh doanh và sử dụng đến ngày 19-9-2018). Nhưng qua số liệu kiểm tra, các sản phẩm phân bón và bao bì đang lưu hành trên thị trường của các doanh nghiệp sản xuất phân bón vẫn còn số lượng tồn kho khá lớn. Điều này là bình thường, bởi các doanh nghiệp đều chủ động kế hoạch sản xuất phục vụ vụ mùa, phải đặt in trước vỏ bao bì cho các sản phẩm của mình.

Mặt khác, do hạn sử dụng của các sản phẩm là hai đến ba năm, dẫn đến việc hàng hóa phân bón và bao bì tồn kho. Nhiều doanh nghiệp như Công ty CP Phân bón Bình Điền, Công ty Sản xuất và Kinh doanh phân bón Tiến Nông, Công ty CP Vật tư Nông sản đã tồn kho hơn một triệu tấn phân bón và hai đến ba triệu bao bì in nhãn mác đến hạn… Vì vậy, theo nội dung Nghị định 108, một số vấn đề nảy sinh, gây khó khăn cho các DN. Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ xem xét, ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Nghị định 108 với nội dung: Cho gia hạn số phân bón và bao bì đến năm 30-12-2019. Thế giới đều có Luật Phân bón riêng, không nằm trong luật trồng trọt. Khi tham gia hội thảo tại Italy, được biết, khi bị phát hiện công ty sản xuất phân bón giả, kém chất lượng sẽ bị cơ quan chức năng thu hồi ngay lập tức, phạt thật nặng để các doanh nghiệp không còn có cơ hội làm giả, làm kém chất lượng phân bón.

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 12

TS Nguyễn Minh Phong: Xin mời ông Nguyễn Đình Hạc Thúy cho ý kiến bổ sung đối với thực hiện Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, nhất là về chính sách thuế liên quan, đặc biệt là VAT?

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: Về Luật Thuế số 71, các bộ đã làm việc nhiều rồi, và cũng đã đề nghị thay đổi.

Thứ nhất, nền sản xuất phân bón Việt Nam là nền sản xuất phân bón tự phát có hơn 1.000 doanh nghiệp. Việc cung ứng phân bón phải qua quá nhiều cầu: Nhà sản xuất, Tổng đại lý, Đại lý cấp I, cấp II, các cửa hàng… mỗi khâu lại làm tăng vài giá, khiến phân bón cung ứng đến tay nông dân tăng giá cao…

Để thiết thực cải tiến giảm giá thành nâng cao đời sống nông dân, Hiệp hội Phân bón Việt Nam có kế hoạch phối hợp Trung ương Hội nông dân Việt Nam vận dụng hệ thống tổ chức nông dân các cấp tham gia cung ứng phân bón đến hộ nông dân, từ hội nông dân, phường, xã đến nông dân, chiết khấu một giá, để bảo đảm đến tay nông dân là chỉ một giá.

Chúng tôi đã làm văn bản đưa những nguyên tắc này thành cơ chế pháp lý, đến nay Hội Nông dân đã làm xong.

Thứ hai, thực hiện Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (gọi tắt là Luật Thuế số 71) về phân bón, ngày 9-4-2015 Hiệp hội Phân bón Việt Nam mời các Bộ: Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo. Trong hội thảo hầu hết các doanh nghiệp và các bộ, ngành đều nhất trí kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa đổi luật 71.

Chúng tôi cho rằng cần sửa đổi Luật Thuế số 71 về phân bón, nếu cứ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung luật về thuế, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì việc giảm thuế GTGT bán phân bón cho nông dân từ 5% = 0 để giảm đầu ra như nói trên mới chỉ có ý nghĩa chính trị. Thay vào đó, nông dân phải gánh chịu giá phân bón tăng hơn vì phải do bị cộng thuế VAT vì các doanh nghiệp (DN) sản xuất phải chịu thuế các mặt hàng đầu vào, không được khấu trừ bình quân 6 đến 6,5%. Điều này cũng làm giảm sức cạnh tranh của phân bón trong nước với các loại phân bón nhập khẩu.

Các doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng chịu thiệt hại không nhỏ từ Luật Thuế số 71 về phân bón. Từ năm 2016, 2017 và đầu năm 2018, do Luật Thuế số 71 giảm thuế nhập khẩu đối với phân bón từ 11 xuống còn 5% ,các doanh nghiệp trong nước ồ ạt nhập khẩu phân bón nước ngoài vào Việt Nam, vì giá cả các mặt hàng đầu vào trên thế giới đều hạ: than, khí…, giá phân bón từ thời kỳ đó đến nay: urê hạ 21,25%, DAP hạ 15% và kali hạ 10%...

Trong khi đó, ở thị trường trong nước, giá nguyên liệu sản xuất phân bón như than, khí không hạ, cộng với Luật Thuế số 71 nên số lượng các loại phân bón nhập khẩu giá rẻ càng tăng làm cho nhiều nhà máy phải giảm công suất tối đa như Đạm Phú Mỹ, Cà Mau, Đạm Ninh Bình, Công ty Super Phosphat Lâm Thao, Công ty Phân đạm Hà Bắc, Tổng công ty Sông Gianh, Công ty Tiến Nông Thanh Hóa, Công ty Phân bón Bình Điền, các nhà máy DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai đều giảm sản lượng, làm giảm doanh thu, thiệt hại tài chính nặng nề… Nhiều DN chịu thiệt từ 400 đến 500 tỷ đồng mỗi năm.

Do thực hiện Luật Thuế số 71, số lượng phân bón nhập khẩu tăng cao mỗi năm, bóp nghẹt sản xuất trong nước. Cụ thể: Năm 2014: 3.710.262 tấn; năm 2015: 4.534.205 tấn; năm 2016: 4.727.900 tấn; năm 2017: 7.622.153 tấn.

Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ, Quốc hội sửa Luật Thuế số 71 về phân bón.

TS Nguyễn Minh Phong: Nếu như nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, thì phân bón của các DN trong nước không cạnh tranh nổi với phân bón giá rẻ nhập khẩu ồ ạt. Vậy tại sao các DN không sản xuất từ nguyên liệu trong nước để giảm giá thành đầu vào?

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: Các DN trong nước nếu sản xuất từ nguyên liệu trong nước thì phải giảm công suất. Thí dụ bình thường mỗi nhà máy phải sản xuất với công suất khoảng 4 đến 500 tấn mới có lãi, nay giảm xuống còn khoảng 250 tấn thì không thể có lãi được.

TS Nguyễn Minh Phong: Thưa ông, nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ thì phía các DN có gặp khó khăn gì không?

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 445/VPCP ngày 17-1-2017 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng gửi Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức hội thảo phát triển chiến lược phân bón hữu cơ từ năm 2017-2020 và tầm nhìn năm 2030. Sau đó, Hiệp hội Phân bón Việt Nam ngày 13-10-2017 phối hợp các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo.

Ngày 9-3-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phát triển mô hình sản xuất phân hữu cơ, nhưng cho đến nay các cấp có thẩm quyền chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phân hữu cơ và chưa có nghị quyết chính sách ưu đãi gì ban hành về sản xuất phân hữu cơ. Bộ trưởng mới đưa ra mục tiêu là đến năm 2030 phải sản xuất được phân hữu cơ.

Cụ thể, có hai mô hình: Hiện nay, chúng ta có bảy đến tám triệu hộ nông dân, vậy sẽ phải sản xuất bảy đến tám triệu nhà máy sản xuất từ tạp phẩm của phế liệu, thứ hai là giun quế. Làm tại hộ gia đình có 7-8m2 đất. Nhưng một hộ làm thì không đủ dùng, để đạt được mục tiêu ba triệu tấn đề ra, thì phải có lộ trình đến năm 2030, phải có công nghệ cao sản xuất phân hữu cơ. Hai đơn vị đảm nhiệm là Tập đoàn phân bón Quế Lâm đã trang bị dây chuyền tự động sản xuất phân bón hữu cơ, một tập đoàn cung cấp giun quế cho nông dân khó khăn của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp phân vô cơ bây giờ không muốn chuyển sang sản xuất phân hữu cơ vì phải đầu tư lại nhà máy. Nhưng chúng ta phải làm theo xu thế của thế kỷ 21, là nông nghiệp hữu cơ, phân hữu cơ là chìa khóa mở cửa cho nền nông nghiệp hữu cơ. Trong xu hướng đó, vai trò của hiệp hội phân bón ra sao? Về phân giả, phân kém chất lượng. Năm 2016, Chính phủ có kết luận về phân bón giả, có bảy đến tám Bộ họp nhưng vẫn chưa có kết quả. Đây là lợi ích nhóm, trong nhóm có lợi ích không thực thi pháp luật, phải lưu ý đến điều này.

TS Nguyễn Minh Phong: Vậy vai trò của DN? Hệ thống phân phối ra sao để góp phần giải quyết vấn nạn phân giả, nhái, kém chất lượng trên, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy: Tôi xin nói thêm về phân bón giả. Chúng ta phải quan tâm đến số lượng nguyên liệu nhập khẩu là DAP và Kali, Kali lên tới gần 1 triệu tấn, và Kali cũng có dùng trong sản xuất NPK. Bình thường chỉ sản xuất NPK hết khoảng 300 nghìn tấn Kali, vậy không thể nói là số Kali còn lại được tiêu thụ hết. Đất của Việt Nam "chịu oan" khi chịu quá nhiều phân vô cơ.

Tình trạng phân bón giả rất nghiêm trọng với các chiêu thức rất tinh vi. Ngoài thay biển, họ còn thay mẫu mã, nhãn mác, số điện thoại. Thí dụ, ở TP Hồ Chí Minhc ó công ty sản xuất giả sản phẩm của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, lấy tên là Văn Điền, chỉ khác mỗi dấu. Đến khi Văn Điển kiện khắp nơi, thì chính quản lý thị trường của TP Hồ Chí Minh báo cho họ biết để tẩy chữ Điền đi, cho nên khi đi kiểm tra thì không còn cái tên đó nữa. Có nhiều nơi ở ĐBSCL hoặc Tây Nguyên, người ta còn đặt xe trộn bê tông trong nhà để trộn phân bón giả, thay vào bằng các nhãn mác tên tuổi như Quế Lâm, Bình Điền, Lâm Thao.

Phải nói rằng Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến ngành phân bón, chưa có ngành nào mà có tới năm nghị định: Nghị định 113, 919, 15CP, 202 và đến bây giờ là Nghị định 108. Nhưng quan trọng nhất là thực hiện pháp luật không nghiêm chỉnh. Tất cả các khâu từ sản xuất đến cung ứng, đến khâu các lực lượng chính quyền kiểm tra không nghiêm chỉnh, và khâu thực thi ở các trung tâm. Trong khi chúng tôi đi thực tế ở Italia, khi phát hiện ra phân bón giả, họ thu hồi và tiêu hủy luôn, đồng thời phạt rất nặng để các DN không làm giả, kém chất lượng.


TS Nguyễn Minh Phong: Thưa Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung, ở góc độ quản lý nhà nước, Cục Bảo vệ thực vật có giải pháp gì để giải quyết các tồn tại và lộ trình để hiện thực hóa công tác quản lý ngành phân bón một cách hiệu quả?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 13

Cục trưởng Hoàng Trung: Với góc độ là cơ quan quản lý nhà nước giúp Bộ NN và PTNN quản lý về phân bón, thì từ ngày 17-2, thực hiện Nghị quyết 15 về chức năng quyền hạn thì lúc đó chính thức giao đầu mối về Bộ NN và PTNN về phân bón, chuyển giao đầu tiên là giao việc sửa đổi và bổ sung lại Nghị định 202, là hành lang pháp lý cao nhất về quản lý phân bón. Bộ đã tích cực bắt tay sửa đổi Nghị định này.

Qua đánh giá, khi thực hiện Nghị định 202 thì mặt tích cực thì đã hình thành các tập đoàn lớn, với quy mô hiện đại, góp phần to lớn cung ứng vật tư phân bón giúp nông nghiệp được mùa năm sau hơn năm trước.

Thứ hai là các nhà máy sản xuất lớn, số lượng nhiều góp phần đã đưa ra các bộ sản phẩm đồ sộ cho thị trường.

Còn những mặt tồn tại của Nghị định 202 là phương thức quản lý của Nghị định 202 là quản lý theo quy chuẩn và tiêu chuẩn, nặng về hậu kiểm nhưng trong quá trình thực thi, việc xây dựng bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn trước đây là không theo kịp, cho đến lúc này thì việc quy chuẩn để kiểm tra chất lượng phân bón vẫn chưa có, đang xây dựng.

Vấn đề hậu kiểm thì được phân công cho hai bộ: Kiểm tra phân vô cơ là Bộ Công thương, hữu cơ là Bộ NN và PTNT. Dẫn đến việc buôn bán, hầu hết các đại lý buôn bán hai loại phân, việc thanh tra kiểm tra ngành nông nghiệp đứng ngoài cuộc, chủ yếu dựa vào lực lượng quản lý thị trường, không thể nào quản lý được khối lượng phân bón khổng lồ như vậy.

Cho đến ngày 20-9-2017, Nghị định 108 chính thức có hiệu lực, giao trách nhiệm quản lý cho Bộ NN và PTNT. Lúc bàn giao mới có 14 nghìn sản phẩm vô cơ, sau một năm chuyển đổi theo Nghị định 108, số lượng sản phẩm lên 20 nghìn. Do cho phép doanh nghiệp tự ra phương thức, tự khảo nghiệm, tự công bố hợp quy, do vậy một doanh nghiệp có 4-5 trăm sản phẩm là bình thường.

Nhưng cũng có hệ lụy là nhiều sản phẩm chưa có trên thị trường nhưng đã có trong các bộ sản phẩm của doanh nghiệp, gây khó khăn cho quản lý.

Về cơ sở sản xuất, có 545 cơ sở sản xuất vô cơ được Bộ Công thương cấp phép, 100 cơ sở của Bộ NN và PTNT cấp phép, đang có 200 bộ hồ sơ đang chờ. Như vậy là quá nhiều.

Bất cập nữa là liên quan đến tiêu chuẩn. Chúng tôi nhận được các tiêu chuẩn đang dự thảo, chưa ban hành, do vậy hơn ba năm là quản lý chất lượng phân bón là theo hai Thông tư 41 và 29 của 2 bộ, nhiều vụ việc cho đến giờ này vẫn chưa giải quyết đuộc do liên quan cơ sở pháp lý là hiểu thế nào cũng được.

Về phòng thử nghiệm hầu hết khi chúng tôi nhận chuyển giao 41 phòng này không còn hiệu lực nữa. Nghịch lý là hầu hết các chỉ tiêu khi làm chặt chẽ lại thì phòng thử nghiệm không làm được nữa.Theo chủ trương của Bộ là siết chặt ngay, chúng tôi đánh giá được 12 phòng thử nghiệm, tiếp tới bốn cái nữa, trong cả nước, không tập trung vào địa phương nào.

Bộ sẽ đầu tư ba phòng kiểm chứng, làm nhiệm vụ trọng tài, không làm nhiệm vụ kiểm chứng thu tiền làm sao công minh, khách quan, quản lý được.

Trước đây, quy định về buôn bán, không đề cập đến quản lý sử dụng và hướng dẫn sử dụng cho nông dân. Muốn làm phân bón tốt, quản lý tốt, đến tay người nông dân cần biết sử dụng tốt, đây cũng là lỗ hổng trong pháp lý.

Đến vấn đề nhãn mác bao bì, không có gì cụ thể, ghi chung chung, làm náo loạn thị trường. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp làm ăn không chân chính.

Một cái nữa là việc phân cấp không rõ ràng. Các vấn đề liên quan đến bất cập liên quan đến nghị định 202 được đề ra khắc phục trong Nghị đinh 108.

Thứ nhất thay đổi quản lý, ngay từ đầu vào. Một loại phân bón giờ để được lưu thông cần kiểm có quyết định lưu hành. Các loại phân bón, trừ phân bón đơn cơ bản, phức hợp, hữu cơ đã có uy tín không phải khảo nghiệm, còn các loại mới là phải khảo nghiệm. Tổ chức đuọc khảo nghiệm phải là đơn vị được Bộ NN và PTNT kiểm tra đánh giá.

Trong thời gian tới, các phân bón đưa ra lưu hành là có đầy đủ đặc tính đã được khảo nghiệm.


TS Nguyễn Minh Phong: Thưa Cục trưởng Hoàng Trung, để nâng dần tỷ trọng phân hữu cơ, tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với trình độ phát triển từng giai đoạn phát triển tới đây của ngành nông nghiệp?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 14

Cục trưởng Hoàng Trung: Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam có một số vấn đề tồn tại trong sử dụng phân bón. Trong vòng 30 năm trở lại đây, người dân chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ do áp lực thâm canh tăng năng suất và những tiện dụng như gọn nhẹ, tác động nhanh đến sinh trưởng của cây trồng. Tập quán, thói quen sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống mai một dần do loại phân bón này cồng kềnh, tăng chi phí vận chuyển và tác dụng chậm. Tình trạng sử dụng mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ sử dụng phân bón vô cơ so với hữu cơ (91% vô cơ so với 9% hữu cơ).

Việc sử dụng phân bón không theo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại phân, đúng loại đất, đúng đối tượng cây trồng, đúng thời kỳ, đúng cách), mất cân đối, chủ yếu do thói quen, tập quán còn chiếm tỷ lệ cao. Lạm dụng sử dụng phân bón hóa học quá mức xảy ra khá phổ biến. Người sử dụng chưa được trang bị, cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về sử dụng phân bón.

Trên thế giới, sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón hóa học đang là xu hướng tất yếu để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, đặc biệt là từ sau thỏa thuận Pari năm 2015 về biến đổi khí hậu nhiều quốc gia đang thực hiện cắt giảm lượng khí nhà kính phát thải thông qua việc giảm thiểu sử dụng hóa chất, nguyên liệu hóa thạch và tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo. Do vậy thị trường phân bón hữu cơ trên thế giới đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, dự báo tăng trưởng lũy kế 6,5% năm giai đoạn 2018-2023. Một số quốc gia châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha) đã giảm 30% mức sử dụng hóa chất nông nghiệp đang tạo đà cho phân bón hữu cơ phát triển.

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ cũng là xu hướng tất yếu để chúng ta phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch và bền vững.

Do vậy thời gian tới định hướng phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ trong nước cụ thể là: Nâng cao công suất sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp trong nước từ 2,5 triệu tấn/năm năm 2017 lên trên 3 triệu tấn/năm đến cuối năm nay (2018) và trên 3,5 triệu tấn/năm đến năm 2020. Trên 50% cơ sở sản xuất phân bón vô cơ hiện nay sẽ tham gia sản xuất cả phân bón hữu cơ. Tỷ lệ phân bón hữu cơ đăng ký lưu hành tăng lên trên 10% cuối năm nay (2018) và đạt 15% đến năm 2020;. 100% đất canh tác đang chỉ sử dụng phân bón vô cơ hiện nay sẽ sử dụng phối hợp với cả phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp hoặc theo phương pháp truyền thống.


TS Nguyễn Minh Phong: Là một đối tượng thụ hưởng trực tiếp các chính sách về phân bón, ông đánh giá thế nào về những thay đổi tư duy và phương pháp quản lý trong giai đoạn chuyển giao đầu mối quản lý ngành? và mong đợi gì trong thời gian tới?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 15

Ông Khắc Ngọc Bá, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm: Như các bạn đã biết, trước đây, quản lý nhà nước về phân bón do hai bộ đảm nhiệm. Cụ thể, Bộ Công thương quản lý về phân bón vô cơ, còn phân bón hữu cơ và các phân bón khác do Bộ NN và PTNT quản lý. Điều này dẫn đến một số bất cập, tạo ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, đặc biệt là những doanh nghiệp làm ăn “chân chính”.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17-2-2017, đã đưa trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón về một đầu mối là Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN và PTNT) là một sự thay đổi đáng ghi nhận trong tư duy quản lý và phương pháp quản lý. Nghị định này đã tháo gỡ các “vướng mắc” của doanh nghiệp như: Thủ tục cấp phép, lưu hành sản phẩm, công tác kiểm tra, thanh tra, tư vấn… Tiết kiệm được nhiều “thủ tục” và thời gian cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tôi xin lấy thí dụ: Như trước đây, doanh nghiệp trước khi đăng ký cấp phép hoặc lưu hành sản phẩm phải tiến hành làm thủ tục cấp phép song song tại cả hai bộ (Bộ Công thương và Bộ NN và PTNT). Nhưng từ khi có Nghị định mới, chỉ một đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về phân bón sẽ “tiết kiệm” được nhiều thời gian và thủ tục cho doanh nghiệp.

Trước đây chúng tôi cũng tham gia một số buổi tọa đàm, làm việc.

Bên cạnh đó, Nghị định 108/2017/NĐ-CP ban hành ngày 20-9-2017 cũng đã đưa ra các phương pháp quản lý phân bón chặt chẽ trong tất cả các khâu, các công đoạn, như: công nhận lưu hành sản phẩm; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng, ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Đồng thời, Nghị định 108 cũng đưa ra phương pháp cụ thể để quản lý các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất/buôn bán phân bón, quy định rõ các đối tượng chỉ được hoạt động khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/buôn bán phân bón.

Nghị định 108 cũng siết chặt việc khảo nghiệm sản phẩm phân bón mới trước khi lưu hành, nhằm ngăn chặn việc sản xuất ồ ạt ra thị trường.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, chủ yếu là phân hữu cơ và các sản phẩm nông nghiệp “sạch”, Tập đoàn Quế Lâm ghi nhận và đánh giá cao những thay đổi trong phương thức và tư duy quản lý của cơ quan chức năng. Tập đoàn Quế Lâm nói riêng, các doanh nghiệp chân chính hoạt động trong lĩnh vực phân bón nói chung, trân trọng sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ trong thời gian gần đây. Việc điều chỉnh phương pháp và tư duy quản lý trong thời gian gần đây đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, có công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt phục vụ cho bà con nông dân.

Đồng thời, chúng tôi cũng mong nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan báo chí, truyền thông, trong việc tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức chung về phân bón hữu cơ, những lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ. Từ đó, nhân rộng phong trào sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hướng đến phát triển một nền nông nghiệp “sạch”.


TS Nguyễn Minh Phong: Ông đánh giá thế nào về tư duy quản lý, cũng như các phương pháp, bước đi và lộ trình của ngành BVTV? Ông có lưu ý thêm điều gì để làm sao chúng ta vừa quản lý được, vừa hỗ trợ được các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bền vững?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 16

Ông Văn Tiến Thanh: Qua trao đổi của các khách mời, tôi thấy vấn nạn sử dụng hàng giả, phân bón kém chất lượng ảnh hưởng nền sản xuất phân bón trong nước. Chúng ta phải tạo hành lang pháp lý bảo đảm minh bạch, giúp phân bón được kiểm soát ngay từ khâu đầu vào, sản xuất, lưu hành đến khâu quản lý, phân phối đưa vào sử dụng. Đó là tư duy hoàn toàn mới trong quản lý mang tính liên kết, chuỗi khép kín bảo đảm chất lượng sản phẩm phân bón, giúp doanh nghiệp sản xuất và nông dân sử dụng tin cậy vào sản phẩm mà họ sử dụng.

Vấn đề phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết được rất nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho sản xuất nông nghiệp là nhu cầu tất yếu, đòi hỏi vai trò công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này phải được tăng cường để bảo đảm tính minh bạch của thị trường và giúp cho người nông dân có được những sản phẩm phân bón, thuốc BVTV tốt, có chất lượng nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Việc Nhà nước ban hành Nghị định 108/NĐ-CP về quản lý phân bón và vai trò của Cục BVTV trong giai đoạn vừa qua là hết sức tích cực. Các doanh nghiệp sản xuất chân chính, bài bản đón nhận Nghị định này và các doanh nghiệp đó tự điều chỉnh lại quản lý sản phẩm cũng như định hướng sản xuất nghiêm túc. Với các doanh nghiệp yếu kém hoặc trước đây làm gian dối, có thể họ không giải quyết được ngay vấn đề ngày một, ngày hai, nhưng rõ ràng đã giảm được một số yếu tố. Tôi thấy, Nghị định mặc dù mới có hiệu lực thời gian ngắn nhưng hiệu quả đối với thị trường là rõ rệt. Nghị định đã bước đầu định hình và góp phần đưa công tác quản lý phân bón đi vào trật tự. Chúng tôi rất ủng hộ Nghị định này và hy vọng với việc giám sát thực thi ở khâu cuối, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ yên tâm ổn định sản xuất và kinh doanh trên nền tảng cạnh tranh công bằng.

Đánh giá thêm về ý kiến “cả nước chỉ có 16 phòng thí nghiệm xã hội hóa có ít quá không? Làm thế nào để tăng thuận lợi trong dịch vụ thử nghiệm cho người nông dân”, chuyên gia Văn Tiến Thanh cho rằng, Nghị định 108 ra đời phân cấp chức năng quy định và cả yêu cầu về phòng thử nghiệm. Quy định rất rõ ràng nhưng chính xác là đến giờ này, Cục BVTV, các cơ quan nhà nước vẫn đang nỗ lực hỗ trợ cho các đơn vị, phòng thí nghiệm, khảo nghiệm đủ năng lực phát triển. Với 16 phòng, rất hạn chế trong khi doanh nghiệp sản xuất phân bón xấp xỉ 500 đơn vị sản xuất. Mỗi đơn vị mong muốn có nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Vậy câu chuyện làm sao giải quyết kịp thời, phân tích đánh giá, làm sao khảo nghiệm kịp thời, giúp rút ngắn quá trình, đáp ứng quy trình nhưng vẫn các doanh nghiệp vẫn không bị chờ đợi xếp hàng. Đó là nỗ lực đổi mới của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, TS Hoàng Trung cho biết, chúng ta sẽ phải tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn quốc gia về phân bón.

Về câu hỏi, hiện đã có công chứng giả thì liệu có sợ khảo nghiệm giả không khi có quá ít đơn vị khảo nghiệm và trách nhiệm chưa rõ ràng? Chuyên gia Văn Tiến Thanh cho rằng, đây là một điểm mới, tức là doanh nghiệp xem xét, cấp chứng nhận lưu hành đang trong xu hướng tập trung, nên phân bón được lưu hành phải qua đầu mối kiểm soát chặt chẽ. Cục BVTV không chỉ xem xét hồ sơ mà còn đánh giá, kiểm soát cả năng lực của các đơn vị thực hiện. Chính vì thế nó nhất quán từ đầu đến cuối. Tôi tin, đến nay đã hạn chế xảy ra trường hợp cấp phép giả.


TS Nguyễn Minh Phong: Thưa chuyên gia Văn Tiến Thanh, xu hướng thế giới và tiềm năng phát triển phân hữu cơ ở Việt Nam như thế nào? Chúng ta cần khai thác thế nào cho hiệu quả tiềm năng này?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 17

Ông Văn Tiến Thanh: Việt Nam là nước nông nghiệp, 70% dân số có liên quan sống nhờ vào nông nghiệp. Việt Nam có 23 triệu người làm trong nông nghiệp. Điểm yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam là chưa bền vững.

Theo Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp năm 2017, về sản xuất nhỏ lẻ, hiện nay số hộ chiếm 99,89%; số HTX chiếm 0,07%; số doanh nghiệp chiếm 0,04%. Với nền nông nghiệp lạm dụng hóa học, mỗi năm chúng ta sử dụng trên 12 triệu tấn phân hóa học, mỗi ngày chi 2,15 triệu USD nhập thuốc trừ sâu (từ Trung Quốc chiếm 54,2%).

Vậy làm thế nào để giảm lượng phân hóa học và thuốc hóa học? Trong đó làm thế nào để nâng cao vai trò của phân hữu cơ vi sinh và canh tác tốt GAP. Chúng ta hiện nay vẫn tồn tại bức xúc trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc. Chúng ta có lúc được mùa rớt giá, chưa có thương hiệu, chưa có đầu ra vững chắc dẫn đến nhiều cuộc kêu gọi giải cứu nông sản. Chúng ta cũng phải đối mặt với môi trường bị ô nhiễm, vấn đề phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu?

Theo tôi, để giải quyết những vấn đề này cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của con người. Đầu tiên, chúng ta phải thực hiện triết lý canh tác ba nuôi: (1) Người nuôi đất (2) Đất nuôi cây (3) Cây nuôi người; Nguyên tắc canh tác 4 khỏe: (1) Đất khỏe (2) Cây khỏe (3) Người sản xuất khỏe (4) Người tiêu dùng khỏe; Canh tác thông minh: (1) Thị trường (2) Hiểu rõ đất, nước, khí hậu (3) Ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật (4) Liên kết sản xuất và tiêu thụ: liên kết ngang (nông dân - nông dân) và liên kết dọc (nông dân và doanh nghiệp).

Tất cả là từ đất và vai trò của hữu cơ – sinh học- vi sinh rất quan trọng. Vì vậy sử dụng phân bón hữu cơ là một xu hướng tất yếu!

Theo số liệu của PGS, TS Mai Thành Phụng, hiện nay, Việt Nam đang thiếu phân bón hữu cơ trầm trọng. Lượng phân hữu cơ cần khoảng 40 triệu tấn, thực tế chỉ cung ứng khoảng 10 triệu tấn (một triệu tấn do doanh nghiệp sản xuất + chín triệu tấn do nông dân sản xuất). Còn thiếu khoảng 30 triệu tấn.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các phương thức sản xuất đều cần phân hữu cơ vi sinh. Vậy Việt Nam cần phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bài bản, căn cơ, khoa học. Chúng ta phải xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

NNHC là hệ thống sản xuất xuất duy trì được lâu dài sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. NNHC dựa trên việc khai thác hợp lý các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, thay vì chỉ hướng đến sử dụng vật liệu tổng hợp từ bên ngoài.

NNHC kết hợp truyền thống với đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ để mang lại cuộc sống tốt hơn, cho tất cả những người trong cộng đồng (IFOAM, 2005).

Sau này, để đơn giản hơn, các nhà nghiên cứu về NNHC đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn là: NNHC là một hệ thống, trong đó từ chối sử dụng tất cả các loại hợp chất hóa học như: thuốc trừ sâu, bệnh, trừ cỏ, phân bón vô cơ và cây trồng biến đổi gen. Hệ thống này hướng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học/đấu tranh sinh học (sử dụng thiên địch) và làm cỏ bằng biện pháp cơ học (không hóa chất).

NNHC có bốn nguyên tắc cơ bản sau: 1) Nguyên tắc sức khỏe: Sức khỏe của đất, cây trồng, gia súc, con người và cuối cùng là sức khỏe cho cả cộng đồng; 2) Nguyên tắc sinh thái: Hệ tự nhiên mô phỏng và bền vững; 3) Nguyên tắc công bằng: Bình đẳng, tôn trọng và công lý cho mọi sinh vật và 4) Nguyên tắc quan tâm: Vì các thế hệ tương lai.

NNHC cũng có các đặc điểm chính sau: 1) Cung cấp chất dinh dưỡng một cách không trực tiếp, thông qua quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật hoặc từ các khoáng chất, phù sa sông suối…; 2) Tự huy động đạm thông qua quá trình cố định bởi hệ vi sinh vật đất và các cây bộ đậu hay tái sử dụng chất hữu cơ, phế phụ phẩm; 3) Phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại chủ yếu thông qua các biện pháp đấu tranh sinh học, sử dụng thiên địch, thuốc bảo vệ thực vật sinh học (dẫn dụ Pheromone)và các giống cây trồng chống chịu và 4) Bảo tồn động vật hoang dã và môi trường sống tự nhiên của sinh vật.

Như vậy có thể nói, để có sản phẩm hữu cơ đòi hỏi rất nhiều điều kiện, cả sản xuất và thị trường, vì vậy, NNHC không có được mức tăng trưởng nhanh như sản xuất nông nghiệp thâm canh.

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 18

TS Nguyễn Minh Phong: Thưa Cục trưởng Hoàng Trung, để phát triển sản xuất trong nước, sắp tới chúng ta cần chính sách gì?

Cục trưởng Hoàng Trung: Tổng sản lượng hiện nay theo thiết kế, chúng tôi tính công suất thực sự các doanh nghiệp đảm đương được chúng tôi tính tổng sản lượng là 29,5 triệu. Trong quá đó tổng hữu cơ đạt hơn hai triệu, còn lại là của các nhà máy phân vô cơ. Trong trình rà soát thấy các nhà máy của chúng ta làm rất tốt: Đạm Phú Mỹ, Đạm Ca Mau, Bình Điền 1, Bình Điền 2…đều có khả năng gia tăng công suất. Đến giờ nhiều nhà máy chưa sản xuất hết công suất do bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi nhập khẩu.Nhập khẩu thì có nhiều lợi thế, về VAT, khi chúng tôi rà soát lại, vấn đề kỹ thuật thì đối với phân bón nhập khẩu thì chỉ cần khảo nghiệm diện rộng, mà có thể nói là họ không làm. Về thời gian đã là lợi thế , vô hình chúng ta đã tạo điệu kiện rất lợi thế cho hàng nhập khẩu.

Bây giờ, về chính sách chung và quan điểm chung thì Bộ NN và PTNT chủ trương là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp từ vấn đề thủ tục, phát triển sản phẩm, điều chỉnh quy mô sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp cả vô cơ và hữu cơ sản xuất hết công suất của mình.

Đã có 180 đơn vị là nhà máy sản xuất phân hữu cơ cam kết sẽ sản xuất hết công suất và khuyến khích các máy sản xuất phân vô cơ chuyển đổi sản xuất phân hữu cơ. Phú Mỹ, Bình Điền đều rất ủng hộ.Các nhà máy tăng công suất cũng là vô hình chung chúng ta tự bảo vệ chính mình trước hàng nhập khẩu. Vấn đề về mặt cơ chế, đối vois hàng nhập khẩu hiện nay bắt buộc phải khảo nghiệm, cả diện rộng và diện hẹp. Và xong phần khảo nghiệm này thì phải mất hai năm, sau đó khi nhập khẩu vào chúng tôi cũng quản lý rất chặt, chịu kiểm tra chặt của quản lý nhà nước. Đây cũng là siết chặt chất lượng vì không phải cứ hàng nước ngoài là chất lượng tốt.

Hết tháng 11 này chúng ta sẽ ban hành được chất lượng quản lý phân bón cả vô cơ và hữu cơ. Đây cũng là động lực cho các nhà máy sản xuất trong nước và làm lành mạnh hoá thị trường phân bón trong nước.

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 19

TS Nguyễn Minh Phong: Thưa ông Khắc Ngọc Bá, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm, tại sao doanh nghiệp không làm vô cơ cho lợi hơn, ông lại chọn đầu tư phân bón hữu cơ và trong quá trình làm DN có đề nghị và cần Nhà nước hỗ trợ gì?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 20

Ông Khắc Ngọc Bá: Hiện nay, ở nước ta, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ chiếm tỷ trọng rất ít, chỉ khoảng dưới 10% trên tổng nhu cầu phân bón (khoảng 11 triệu tấn phân bón) được sử dụng mỗi năm trên toàn quốc.

Trong một thời gian dài, bà con nông dân quen dùng phân bón vô cơ để tiện, bốc nhanh, tăng năng suất và sử dụng rất ít phân bón hữu cơ, phân vi sinh bà con nói rằng nặng hơn, bốc không nhanh, vì họ chưa rõ về những lợi ích kép (chất lượng nông sản, môi trường) mà phân bón hữu cơ mang lại. Đây là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ như Tập đoàn Quế Lâm chúng tôi.

Năm 1991, công nghệ vi sinh cho sản xuất phân bón lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam, do Việt kiều Phạm Văn Hữu đưa về và được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chấp thuận. Kể từ đó đến nay, trải qua gần 30 năm khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh đã không thể duy trì, thậm chí, một số doanh nghiệp đã phải chuyển sang sản xuất phân bón vô cơ để tồn tại.

Nhưng đối với Tập đoàn Quế Lâm, trải qua bao khó khăn, chúng tôi vẫn kiên trì theo con đường sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nói riêng, phân bón hữu cơ nói chung. Có thể nói rằng, đến một thời điểm nào đó nếu chúng ta sử dụng phân vô cơ nhiều quá thì ưu điểm của nó về năng suất, nhưng nó sẽ phá vỡ hệ sinh thái nông nghiệp. Vì vậy, muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần sử dụng phân hữu cơ vi sinh để dần dần tái tạo lại nền nông nghiệp và chất lượng nông sản. Cho đến nay, chúng tôi đã dần khẳng định được vị thế và hiện đang phát triển lớn mạnh hơn.

Sự kiên trì của chúng tôi bắt nguồn từ một nhận thức, rằng sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ (phân bón hóa chất) sẽ phá vỡ hệ sinh thái môi trường trong canh tác nông nghiệp. Chúng tôi tin rằng, để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, phân bón hóa học, thay vào đó, cần sử dụng phân bón hữu cơ để phục hồi dần lại môi trường canh tác mà vẫn bảo đảm sản xuất. Về lâu dài, việc sử dụng phân bón hữu cơ không chỉ nâng cao chất lượng nông sản, mà còn góp phần bảo vệ môi trường canh tác nói riêng, môi trường sống nói chung, để phát triển bền vững.

Chúng tôi ghi nhận và trân trọng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua đối với việc định hướng phát triển nền nông nghiệp “sạch”. Đặc biệt, sự quan tâm, động viên và tạo điều kiện của Bộ NN và PTNT trong thời gian gần đây đã “thổi luồng sinh khí” mới cho việc phát triển nền nông nghiệp “sạch” nói chung, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, và phát triển ngành sản xuất phân bón hữu cơ nói riêng.

Thưa các đồng chí, doanh nghiệp chúng tôi đã tự làm tuyên truyền về phân hữu cơ vi sinh. Vì khi chúng tôi mang bán đơn thuần trong hệ thống phân phối , ai hiểu được thì dùng nhưng rất ít nhưng chúng tôi vẫn bắt buộc phải làm mô hình trình diễn, cùng bà con nông dân ban đầu làm vài héc-ta, sau đó xem xét chất lượng trên diện tích sử dụng, bà con nông dân thấy được và quan tâm đăng ký dần tăng lên và lan tỏa...

Trong thời gian tới, chúng tôi mong tiếp tục nhận sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi từ cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương… để ngành sản xuất phân bón hữu cơ nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung được phát triển ổn định, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Một lần nữa, chúng tôi cũng mong nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan báo chí, truyền thông, trong việc tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức chung về phân bón hữu cơ, những lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ, giúp bà con nông dân hiểu được và ủng hộ đưa sản phẩm phân hữu cơ vi sinh vào cây nông nghiệp nước nhà, bảo đảm chất lượng nông sản, đặc biệt là môi trường sống tốt đẹp hơn. Từ đó, nhân rộng phong trào sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hướng đến phát triển một nền nông nghiệp “sạch” và bền vững.

TS Nguyễn Minh Phong: Thưa ông Đỗ Ngọc Cảnh, với tư cách là Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông có thể có một lời kết chung quanh những ý kiến, khuyến nghị về phía Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cũng như báo chí để bảo đảm thị trường phân bón nước ta cải thiện theo hướng giảm nhập khẩu, tăng phân bón hữu cơ, sản xuất sạch hơn, và lành mạnh hơn, chống tất cả hàng giả, hàng nhái?

Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 21

Ông Đỗ Ngọc Cảnh, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Trong thời gian tiếp theo là phải bảo đảm môi trường, nông nghiệp phải thật lành mạnh và sạch. Còn vấn đề không lành mạnh cũng là trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với phân bón. Trên góc độ này, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo các bộ, ngành địa phương. Bảo đảm triển khai đồng bộ kế hoạch 1239 chính là kế hoạch lõi then chốt về đấu tranh chống gian lận thương mại về thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giải quyết tốt được kế hoạch 1239 chính là giải quyết những vấn đề đang nổi cộm mà chúng ta đang nghiên cứu, tạo nên môi trường lành mạnh của sản xuất nông nghiệp và mong muốn của các doanh nghiệp chân chính.

Để bảo đảm điều này, không chỉ một ngành, một lĩnh vực mà là một hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương và của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bảo vệ mình trước khi người khác bảo vệ. Doanh nghiệp phải có những tiếng nói cụ thể, tại sao người ta lại xâm hại những lợi ích của tôi thì mới bảo vệ được. Như vậy, doanh nghiệp phải có tiếng nói để chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ.

Truyền thông, vấn đề ở đây là các công ty, doanh nghiệp lớn đều nắm được sự chỉ đạo nhưng người tiêu dùng sử dụng phân kém chất lượng lại không phải là các công ty, doanh nghiệp lớn mà lại là những người tiêu dùng nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa. Làm sao để thông tin ngay từ nhãn mác phải đạt được người tiêu dùng hiểu được. Thứ hai, người sản xuất sản phẩm phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người dân. Ba là truyền thông phải đến tận nơi. Có nhiều cách truyền thông, nhưng theo tôi người dân bao giờ cũng muốn nghe những gì có lợi cho mình và tự bảo vệ mình. Khi ta truyền thông tốt, bà con nông dân nhận thức được thì lần sau họ sẽ không mua cái sản phẩm kém chất lượng nữa. Như vậy, muốn giải quyết tốt được thì phải bảo đảm ba vấn đề: Hành lang pháp lý; quản lý nhà nước; tăng cường kiểm tra như vậy mới mong thay đổi được nhận thức của người dân.


Tọa đàm trực tuyến: "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" ảnh 22

TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ: Thưa các đồng chí, thời gian hơn hai giờ đồng hồ là không dài, nhưng cũng cho phép chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh và cận cảnh sâu một số vấn đề cấp thiết trong quản lý nhà nước đối với thị trường phân bón ở nước ta thời gian qua và tới đây.

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức, cả về năng suất và thu nhập của người sản xuất; sự phức tạp, khắt khe về quá trình sản xuất và giám sát; sự thiếu tổ chức và lòng tin trên thị trường tiêu thụ.

Thời gian tới, Bộ NN và PTNT thống nhất quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón khác. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh hỗ trợ, nâng dần tỷ trọng sản xuất và sử dụng phân hữu cơ trong nước; góp phần bảo đảm thị trường phân bón phát triển lành mạnh, thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch hơn, an toàn hơn, nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường… đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững,.

Đây cũng là một thuận lợi lớn và cũng đòi hỏi cần có sự tiếp tục hoàn thiện về pháp lý, nhất là sớm hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm hữu cơ, hài hòa với quốc tế; Chuẩn hóa các điều kiện tham gia sản xuất, phân phối PBHC cho các tổ chức, cá nhân; Tăng cường thông tin, tuyên truyền định hướng, tập huấn cho nông dân về tác dụng của PBHC, cách thức phối hợp cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ, về các mô hình sử dụng PBHC cân đối hiệu quả. Đẩy mạnh thanh tra, thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định của pháp luật; Cụ thể hóa quy trình và trách nhiệm của tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón, bảo đảm tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm.

Nhu cầu ăn sạch và yêu cầu sản xuất sạch hơn là đòi hỏi cấp thiết và xu hướng chung của xã hội. Lực đẩy mới cho thị trường nông sản sạch được kỳ vọng từ phát triển thị trường PBHC sạch và thị trường phân bón nói chung lành mạnh. Tăng cường sản xuất và sử dụng PBHC sạch là động lực và điều kiện góp phần hiện thực hóa mục tiêu này; đồng thời, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

Nhiều vấn đề đặt ra đang và sẽ từng bước được nhận diện và tháo gỡ. Tất cả đòi hỏi và cho phép chúng ta kỳ vọng về một tương lai tích cực hơn trên thị trường phân bón nói chung và quản lý nhà nước về phân bón nói riêng.

Thời gian đã hết, xin cảm ơn các khách mời đã tham gia tích cực và có những ý kiến sâu sắc, thẳng thắn, có trách nhiệm và hữu ích. Những nội dung ý kiến trong tọa đàm hôm nay đã, đang và sẽ được Báo Nhân Dân ghi nhận, xử lý và truyền tải đầy đủ tới các cơ quan chức năng và bạn đọc Báo Nhân Dân.

Xin trân trọng cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi.


Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân, phát biểu: Buổi tọa đàm có thời gian không dài nhưng đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến phân bón và các vấn đề mang tính pháp lý với phân bón.

Như vậy, muốn làm tốt về thị trường phân bón, chúng ta phải hoàn thiện khung pháp lý. Và chúng ta đã có Nghị định 108 được triển khai rất thành công. Thứ hai, tôi tâm đắc với ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Phân bón. Đó là Luật đã chuẩn, quan trọng là chúng ta phải thực thi luật này nghiêm. Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, bảo đảm môi trường, bảo đảm sức khỏe và đặc biệt tăng giá trị nông sản, hướng tới xuất khẩu.

Qua buổi tọa đàm, chúng ta cũng nhận biết được phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ tốt hay không tốt như thế nào. Theo đó, chúng ta phải nâng phân bón hữu cơ lên, phân bón vô cơ chỉ sản xuất ở mức vừa. Đến nay, nhiều bà con nông dân chưa hiểu được nên nghĩ phân vô cơ tốt. Nhưng trên thực tế, đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ này tuy năng suất không cao nhưng giá trị của nó cao. Khi việc được thực thi trong thực tiễn, đời sống sản xuất của người nông dân sẽ được cải thiện đáng kể. Chúng tôi sẽ phải làm rõ ở góc độ truyền thông những giá trị này để người nông dân biết.

Cuối cùng, quan trọng nhất trong việc quản lý ngành phân bón khi hành lang pháp lý đã có, là vấn đề con người: Con người làm luật, con người thực thi công vụ trong vấn đề quản lý phân bón phải được đặc biệt nâng cao về đạo đức công vụ. Đó là mấu chốt quyết định tất cả để hướng tới nền nông nghiệp sạch, tăng giá trị GDP của ngành nông nghiệp, đóng góp vào GDP của đất nước.