Vì sao dễ vay từ “ngân hàng cột điện”?

Tín dụng đen - hình thức cho vay lãi nặng, vi phạm pháp luật nhưng tại sao vẫn phát triển mạnh trong thời gian gần đây?

Vì sao dễ vay từ “ngân hàng cột điện”?

Còn khó tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức

Muốn trả lời câu hỏi này trước hết cần nhìn thẳng vào thực tế mà Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra, khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng. Số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp. Một thống kê khác cho thấy 47% người Việt có tham gia vay tiền, nhưng chỉ có 18,5% là vay từ những tổ chức tín dụng, còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc tín dụng đen. Các chuyên gia kinh tế ước tính tín dụng phi chính thức đang chiếm khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng (khoảng 1,2 triệu tỷ đồng). Nguồn vốn này hiện có quy mô lên tới 500 nghìn tỷ đồng, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế.

Câu chuyện tín dụng đen vì thế cần phải nhìn từ khía cạnh cung - cầu của thị trường. Tiến sĩ Lê Đạt Chí, chuyên gia kinh tế phân tích: “Nhu cầu của tín dụng đen” đang rất nhiều. Đó là những người có thu nhập thấp, người dân ở các tỉnh, thành phố khác di dân về, tạo môi trường cho tín dụng đen. Phần đông khách hàng tiếp cận tín dụng đen do không còn kênh huy động vốn nào khác có thể sử dụng, hay nói một cách đơn giản họ là nhóm khách hàng “dưới chuẩn”. Để vay được vốn ngân hàng phải vượt qua rất nhiều “cửa ải” thủ tục giấy tờ, chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ rõ ràng... Những “cửa ải” đó không phải ai cũng có thể vượt qua hoặc muốn vượt qua, trong khi tìm đến với tín dụng đen thì không cần hợp đồng, dấu đỏ, xác minh thu nhập trả nợ, thậm chí chỉ bằng thỏa thuận miệng giữa người cho vay và người cần vay, khoản tiền từ vài triệu đến vài chục triệu đồng đã có thể được giải ngân. Các đối tượng cho vay tín dụng đen đã “đánh” thẳng vào điểm yếu của người dân là ngại rườm rà và không có gì thế chấp để vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp.

Một thực tế khiến tín dụng đen phát triển là phần nhu cầu tín dụng, đầu tư nhỏ lẻ chưa được đáp ứng đầy đủ, kịp thời bởi khu vực chính thức. Thị trường vốn chưa phát triển, tài sản thế chấp vẫn là một rào cản và cho vay tín chấp còn hạn chế (chủ yếu do thông tin về bên vay thiếu minh bạch, thiếu độ tin cậy) trong khi vấn đề hình sự hóa quan hệ tín dụng vẫn phổ biến. Sản phẩm - dịch vụ của các tổ chức tài chính chưa hoàn toàn phù hợp (thí dụ, việc vay tiền để chữa bệnh, lo đám hiếu, vay nóng, vay nhỏ lẻ... từ kênh tín dụng chính thức chưa dễ dàng). Mức độ bao phủ của kênh tín dụng chính thức vẫn còn thấp, phân bổ chưa hợp lý.

Ông Nguyn Xuân Thng, Ban điu hành Qu h tr nông dân Trung ương đặt câu hi: “Tín dụng chính thức đang phủ kín nhưng vì sao tín dụng đen vẫn tăng? Tại sao có những điểm tín dụng chính thức phát triển rất mạnh nhưng cũng có những điểm tín dụng đen lại hoành hành? Như Thanh Hóa, tín dụng chính thức phát triển rất tốt cả về số lượng lẫn chất lượng, nhưng nạn tín dụng đen cũng rất khốc liệt”. Ông Thắng cho rằng nguyên nhân sâu xa là do các tổ chức tín dụng chưa có hệ thống mạng lưới cấp cơ sở đủ mạnh để có thể tiếp cận kịp thời nhu cầu vốn của người dân. Trong khi đó, tín dụng đen lại phát triển các mạng lưới chằng chịt vươn tới tận hang cùng ngõ hẻm, mồi chài vay tiền tới tận những người nông dân nghèo. Họ dễ dàng vay tiền từ các “ngân hàng cột điện” hơn là các tổ chức tín dụng của Nhà nước.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ người lớn có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam cuối năm 2017 mới là 40%, so với mức 80% của Trung Quốc, 70% của ASEAN-5 hay 58% của khối các nước thu nhập trung bình thấp. Tương tự, tại Việt Nam mới có 27% người lớn sở hữu thẻ ghi nợ so với mức 67% của Trung Quốc, 55% của ASEAN-5; số chi nhánh ngân hàng tính trên 100.000 người lớn tại Việt Nam mới chỉ đạt mức 3,9 so với con số 8,8 của Trung Quốc, 11,8 của ASEAN-5 hay 12,6 của thế giới, v.v. Đây là các con số khá thấp cho thấy còn nhiều nhu cầu tín dụng, đầu tư có thể được đáp ứng bởi khu vực tín dụng chính thức nhưng chưa tiếp cận được. Không những vậy, mạng lưới của các tổ chức tài chính phân bổ chưa đồng đều, chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị, ven đô, trong khi tại các khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, miền núi còn khá thưa thớt và mức độ ứng dụng công nghệ (như tài chính số, vay tiền di động...) còn hạn chế.

Bên cạnh đó, kiến thức, trình độ hiểu biết về các sản phẩm - dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp nhỏ cũng hạn chế. Theo báo cáo của một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 điểm, xếp thứ 112/176 trên thế giới và đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á. Những hạn chế về hiểu biết tài chính của phần lớn người dân, doanh nghiệp nhỏ đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm - dịch vụ tài chính của họ. Đồng thời, tâm lý chung của dân ta là ngại tìm hiểu, ngại đến các tổ chức tài chính để được tư vấn, trong khi một số nhân viên của các tổ chức này chưa có kỹ năng tư vấn khách hàng tốt, v.v.

Cần chế tài rõ ràng, nghiêm khắc hơn

Ông Trn Văn Tn, Phó V trưởng V Tín dng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước nhn mnh nguyên nhân khiến tín dng đen phát trin là do các quy định pháp lut hình s, hành chính và dân s v x pht hành vi vi phm pháp lut liên quan đến hot động tín dng đen chưa c th, rõ ràng và nghiêm khc. Đối tượng cho vay thường rt tinh vi còn đối tượng đi vay li thường giu diếm, không chu nói ra. Tín dụng đen là hoạt động ngầm nên việc nắm bắt thông tin gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vụ việc chỉ khi đổ bể mới bị phát hiện.

Đồng tình vi nhn định v căn nguyên nói trên, chuyên gia kinh tế Cn Văn Lc nêu rõ bt cp: “Trong Bộ luật Dân sự 2015, theo Điều 468 quy định trần lãi suất 20%, nhưng cũng có mở ngoặc trừ khi luật chuyên ngành có quy định khác. Luật chuyên ngành ở đây là Luật Các tổ chức tín dụng. Thực tế, nhiều ngân hàng hay công ty tài chính vẫn áp dụng luật này vì nó cho phép thỏa thuận về trần lãi suất không bị xem là vi phạm. Thí d, cho vay tiêu dùng hin nay có lúc 40-45% nhưng không vi phm lut. Ngoài ra, trong B lut Hình s điu khon quy định ti cho vay nng lãi nếu gp 5 ln 20% (tc 100%) b xem là vi phm, và mc thu li bt chính 30-100 triu đồng s b x pht, c pht hành chính và giam gi, tuy nhiên trong lut chuyên ngành li có điu khon quy định cho phép tha thun v lãi sut. Do đó khi áp dng B lut Hình s li vướng vào lut chuyên ngành”. Bên cnh đó, ông Lc nhn định ở Việt Nam kinh tế phi chính thức vẫn còn quy mô lớn, đây là mảnh đất màu mỡ để tín dụng đen phát triển. Ngoài ra sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện những hình thức cho vay ngang hàng, vay trực tuyến rất tinh vi và ngày càng phổ biến, dễ bị biến tướng và đi theo hướng tiêu cực.

Theo đại tá Phạm Văn Tám, Cục phó Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), việc phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ trong các vụ án liên quan đến tín dụng đen gặp nhiều khó khăn do các đối tượng tìm cách “lách luật” như lập hợp đồng vay không thể hiện lãi suất; thế chấp bằng giấy tờ tùy thân (không được coi là tài sản); lập các hợp đồng “giả cách” để có thể ép người đi vay vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu không trả đủ nợ; cho vay dưới dạng chơi họ, hụi trong thời gian ngắn. Tinh vi hơn, nhiều đối tượng chia nhỏ các gói vay để tiền thu lời thấp tránh bị xử lý hình sự; thu tiền gốc trước, sau khi người vay trả hết gốc thì tiếp tục thu tiền lãi hoặc chuyển tiền lãi thành tiền gốc nên nếu bị phát hiện nửa chừng thì không thể kết luận các đối tượng thu lời từ tiền lãi; cất giấu hợp đồng ở những nơi kín đáo, thỏa thuận lãi suất vay thông qua Facebook, Zalo, tin nhắn để dễ tiêu hủy, tẩu tán nhằm che giấu hành vi phạm tội...

Bên cạnh đó, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mới điều chỉnh kinh doanh cầm đồ, dịch vụ đòi nợ, chưa đề cập đến kinh doanh tài chính, hỗ trợ tài chính, cho vay không cầm cố tài sản, hoạt động kinh doanh vay ngang hàng, vay trực tuyến (P2P Lending- Fintech) nên lực lượng công an không có vai trò trong cấp, rút giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, kiểm tra, xử phạt đối với các công ty, cá nhân trong hoạt động kinh doanh tài chính. Mặt khác, theo Nghị định 104/NĐ-CP, lực lượng công an cũng không có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đòi nợ. Mức xử lý hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần, làm nhục để đòi nợ... còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.