Wikipedia nhìn thế giới qua lăng kính của các nước phương Tây

NDO -

NDĐT - Theo một nghiên cứu mới đây của Trường đại học Oxford thì cho dù Wikipedia được xem như là từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến lớn nhất thế giới thì gần nửa các biên tập viên của tờ này đều đến từ các nước phương Tây là Anh, Mỹ, Pháp, Đức và Italia.

Wikipedia đang bị ảnh hưởng nhiều bởi các biên tập viên đến từ các nước phát triển.
Wikipedia đang bị ảnh hưởng nhiều bởi các biên tập viên đến từ các nước phát triển.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng vị trí địa lý (geocoded), bao gồm kinh độ và vị độ, của các biên tập viên trong các bài viết để gắn kết họ với một nước cụ thể thì cho thấy năm nước gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức và Italia chiếm đến 45% tổng số biên tập viên.

Chẳng hạn, chỉ tính riêng Hà Lan là một nước không phải thuộc 10 nước có số lượng biên tập viên nhiều nhất thì số lượng biên tập viên của họ đã nhiều hơn tất cả các nước châu Phi cộng lại.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Mark Graham đến từ Viện Internet của Trường đại học Oxford, cho biết kết quả cho thấy rất ít bài viết về các vùng đất được biên soạn bởi các biên tập viên đến từ các nước này. Thay vào đó, các nước giàu có đã có tiếng nói lớn hơn một cách không cân đối do đã có nhiều biên tập viên Wikipedia để gần như thống lĩnh trong việc tạo ra các bài viết về các nước nhỏ hơn.

Các nhà nghiên cứu tập trung đặc biệt vào các bài viết về các vùng đất nhưng lại không được phân bổ đồng đều về tác giả theo vùng địa lý. Theo các nhà khoa học thì việc đánh giá tác giả bài viết theo vùng địa lý có thể không phù hợp với một bài viết về vật lý nhưng sẽ phù hợp khi tác giả bài viết một bài viết về vùng đất Nairobi, thủ đô của Kenya, lại chưa từng đến vùng đất này.

Bên cạnh đó, việc rất ít biên tập viên đến từ các nước nghèo mà lại đến chủ yếu đến từ châu Âu và Bắc Mỹ đã làm tăng thêm khoảng cách về sự thống trị kiến thức của các nước phát triển trên thế giới thông qua các nội dung trên Wikipedia.

Tiến sĩ Graham cho rằng, ngay cả trên Wikipedia, một hệ thống có tính mở nhất thế giời hiện nay, thì đại diện của các nước nghèo đã ít hơn nhiều so với các nước có nền kinh tế phát triển nên các nước giàu có tiếng nói lớn hơn và định nghĩa cách nhìn của thế về các nước nhỏ thay vì những người đang sống ở các nước này.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét dữ liệu của hơn 300 phiên bản Wikipedia theo ngôn ngữ khác nhau thì cho thấy ngay cả các phiên bản bằng tiếng ít được biết đến như tiếng Sotho, Xhosa hay Fijian Hindi thì cũng không vượt qua được xu hướng phân bổ người biên soạn tin.

Theo tiến sĩ Graham thì để giảm bớt sự thống trị của phương Tây lên Wikipedia thì không cần phải thay đổi ngay các công nghệ Internet mà cần tập trung vào những vấn đề như văn hóa và giáo dục ở những nơi cần có sự hoạt động của biên tập viên.

Tiến sĩ Graham cho rằng việc tìm nguyên nhân tại sao các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đang thống lĩnh Wikipedia là không cần thiết vì không phải họ tốt hơn mà vì rằng họ có tất cả những lợi thế mà Wikipedia cần chứ không phải một lý do nào khác.