Đằng sau sự thành công của Uruguay với 95% điện năng đến từ năng lượng tái tạo

NDO -

NDĐT - Trong khi các nhà lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới đã phải cùng đến Paris dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP21) để bàn về một nhiệm vụ khó khăn là chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo thì một đất nước nhỏ bé bên kia bờ Đại Tây Dương đã thực hiện điều này bằng một phương pháp đơn giản với chi phí thấp.

Năng lượng tái tạo đã cung cấp 94,5% điện năng cho Uruguay.
Năng lượng tái tạo đã cung cấp 94,5% điện năng cho Uruguay.

Ông Ramón Méndez, người đứng đầu cơ quan chính sách biến đổi khí hậu của Uruguay, cho biết Uruguay chỉ mất chưa đến 10 năm để cắt giảm một lượng lớn khí thải carbon mà không cần tài trợ hay bán điện với giá cao.

Thực vậy, ông Méndez cho biết hiện nay năng lượng tái tạo đã cung cấp 94,5% năng lượng điện cho toàn quốc với giá thấp hơn so với trước đây khi đang có lạm phát. Hơn nữa, tình trạng cắt điện cũng được giải quyết do sự đa dạng hóa nguồn năng lượng nên điện đã không bị thiếu hụt khi hạn hán xảy ra.

Đây là một câu chuyện rất khác so với 15 năm trước đây ở đất nước nhỏ bé với 3,4 triệu dân này. Vào thời điểm trước năm 2000, nhập khẩu dầu của Uruguay chiếm đến 27% và các ống dẫn dầu được thiết lập để nhập khẩu năng lượng từ Argentina.

Nhưng nay những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất trên bản cân đối xuất nhập khẩu của Uruguay lại là turbin gió để đáp ứng nhu cầu lắp đặt của các nhà máy điện.

Năng lượng sinh học và năng lượng mặt trời cũng được đẩy mạnh để bổ sung vào các nhà máy thủy điện đang cung cấp để năng lượng tại tạo cung cấp đến 55% toàn bộ nguồn năng lượng nước này so với mức trung bình trên toàn thế giới là 12%.

Những tiến bộ của Uruguay trong giảm lượng khí carbon đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thành công của Uruguay đã được vinh danh bởi Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Kinh tế khu vực Mỹ Latinh và cùng Caribe. Gần đây nhất là Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã xếp Uruguay là một trong những nước “đứng đầu về năng lượng xanh” với tuyên bố “Đất nước này đã xác định các xu hướng toàn cầu trong đầu tư vào năng lượng tái tạo.”.

Cùng với danh tiếng của mình, ông Méndez đã đến dự Hội nghị COP21 như là một nước có nhiều tham vọng nhất trong thực hiện mục tiêu: cắt giảm 88% lượng khí thải carbon vào năm 2017 so với mức trung bình của giao đoạn 2009-2013.

Ông Méndez cho biết thành công của nước ông không hề có phép lạ của công nghệ, vắng bóng của điện hạt nhân và không một nhà máy thủy điện được xây dựng mới trong hơn hai thập niên qua. Thay vào đó, chìa khóa thành công khá đơn giản nhưng đầy khích lệ: rõ ràng trong việc ra quyết định, ủng hộ các quy định về bảo vệ môi trường và đẩy mạnh hợp tác công tư.

Bên cạnh kết quả thu được thì sản lượng khí gas lỏng của Uruguay cũng đã tăng mạnh lên 7 tỷ USD, tương đương 15% tổng thu nhập GDP hàng năm của nước này. Con số này cao gấp năm lần so với mức trung bình của các nước châu Mỹ latinh và cao gấp ba lần so với con số khuyến nghị được đưa ra bởi nhà kinh tế học Nicholas Stern.

Ông Méndez cho biết “Điều chúng tôi học được từ năng lượng tái tạo nó như kinh doanh tài chính. Khi giá thành xây dựng và bảo dưỡng thấp cùng với đảm bảo môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư thì sẽ hấp dẫn họ.”.

Hiệu quả của những quyết sách đúng đã rõ ràng. Khi đi từ Montevideo lên phía bắc của Uruguay trên đại lộ số 5 thì chúng ta sẽ đi qua ba nhà máy điện sử dụng năng lượng sinh học và ba nhà máy điện gió. Nhà máy điện lớn nhất trong số này là nhà máy Peralta có công suất 114 MW được vận hàng bởi công ty Enercon đến từ Đức.

Các nhà máy này sử dụng các turbin rất lớn, mỗi cái cao 108 mét, được lắp đặt trên các đồng cỏ đang chăn nuôi gia súc và trồng trọt.

Cùng với mức gió ổng định ở vùng này (trung bình 8 mét/giờ) thì điều hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như Enercon còn là giá điện được nhà nước đảm bảo trong 20 năm. Hơn nữa, chi phí bảo dưỡng thấp (chưa đến 10 nhân viên) và ổn định cũng sẽ đảm bảo khả năng sinh lời trong dài hạn các các doanh nghiệp.

Từ sự hấp dẫn trong môi trường đầu tư, các nhà đầu tư đã phải xếp hàng dài để được tham gia nhà máy điện sử dụng sức gió. Cạnh tranh cũng đã làm giảm giá các gói thầu và giá bán điện ra đã giảm 30% trong vòng ba năm qua.

Christian Schaefer, phụ trách kỹ thuật của Enercon, cho biết công ty ông hy vọng sẽ được mở rộng quy mô hoạt động và một công ty khác đến từ Đức là Nordex cũng đã xây dựng một nhà máy điện gió lớn hơn dọc theo đại lộ số 5.

Khi so sánh với các nước nhỏ khác có tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo cao thì nguồn năng lượng tái tạo của Uruguay đa dạng hơn. Trong khi While Paraguay, Bhutan và Lesotho chủ yếu dựa vào thủy điện và Iceland dựa vào năng lượng địa nhiệt thì Uruguay đã sử dụng đa dạng nguồn năng lượng tái tạo nên sẽ đứng vững hơn trước sự thay đổi của khí hậu.

Sự bổ sung điện từ các nhà máy điện gió như Peralta đã giúp các nhà máy thủy điện giữ nước lâu hơn sau mùa mưa. Ông Méndez cho biết điều này đã giúp giảm nguy cơ hạn hán đến 70% và lợi nhuận mang lại cho nền kinh tế trong những năm khô hạn lên đến 2% GDP.

Ông Méndez cho biết những thành quả từ chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ đến từ lợi ích kinh tế. Trước đây, Uruguay phụ thuộc điện nhập khẩu từ Argentia nhưng nay lại xuất khẩu sang Argentina. Mùa hè vừa qua, Uruguay đã xuất khẩu một phần ba lượng điện năng sản xuất, sau ba năm đã không phải nhập khẩu một KW điện nào.

Ông Méndez cho rằng ba yếu tố quyết định cho thành công của Uruguay là: nền chính trị ổn định, có điều kiện thiên nhiên tốt (gió mạnh, bức xạ mặt trời tốt và nhiều năng lượng sinh học đến từ nông nghiệp) và các doanh nghiệp công mạnh (tin tưởng vào đối tác tư nhân và làm việc với chính phủ để tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn).

Theo ông Méndez thì không phải tất cả các nước trên thế giới đều có thể sao chép mô hình thành công của nước ông nhưng Uruguay đã chứng minh rằng năng lượng tái tạo có thể giảm giá điện, có thể đóng góp hơn 90% nhu cầu điện năng mà không cần phải khai thác nguồn năng lượng hóa thạch hay xây dựng nhà các máy điện hạt nhân, và hợp tác công tư có thể rất hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng.

Nhưng, hy vọng lớn nhất có lẽ là bài học của Uruguay sẽ cung cấp cho các đại biểu dự COP21 rằng vai trò rất quan trọng của việc ra các quyết định mạnh mẽ. Trước đây, tại các hội nghị về biến đổi của Liên hợp quốc, Uruguay là một trong những nước bị chỉ trích nhiều nhất về chính sách năng lượng.

Tất cả đã thay đổi khi chính phủ cuối cùng đã đồng ý với một kế hoạch dài hạn và có sự tham gia các các thành phần kinh tế.

Ông Méndez cho biết “chúng tôi đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng để có được ngày hôm nay. Chúng tôi đã mất 15 năm trong tình trạng tồi tệ. Nhưng trong năm 2008, chúng tôi đã đưa ra một chính sách dài hạn về năng lượng bao trùm tất cả mọi thứ ... Cuối cùng, chúng tôi đã đúng.”.

Hướng đi mới của Uruguay đã cho phép thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi từ phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, năng lượng nhập khẩu sang năng lượng tái tạo và nay họ đã thành công.