Vĩnh Phúc với chương trình hành động cụ thể thiết thực năm 2021

Với những kết quả đã đạt được trong năm 2020 bước sang năm 2021, tỉnh ủy HĐND UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt tay tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, đồng thời không chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục duy trì sức căng “chống dịch như chống giặc”. 

Một góc thành phố Vĩnh Yên.
Một góc thành phố Vĩnh Yên.

Với quyết tâm khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh vì mục tiêu. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm các chế độ an sinh xã hội. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính, tăng lợi thế cạnh tranh.

Tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tăng  từ 8,5-9%. Trong đó: Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,5%; ngành công nghiệp  xây dựng tăng 11,1%; các ngành dịch vụ tăng 8,5% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 6,6% so năm 2020. Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 62,65%; các ngành dịch vụ chiếm 29,23%; ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 8,13%; Huy động vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành. Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 30,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt 27,1 nghìn tỷ đồng. Phấn đấu thu hút đạt 400 triệu USD vốn FDI và 5.500 tỷ đồng vốn DDI. Cùng với các chỉ tiêu kinh tế, Đảng ủy HĐND, UBND quyêt tâm đạt các chỉ tiêu xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) còn dưới 1%, giải quyết việc làm mới cho khoảng 16-17 nghìn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 77,2%.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 10-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội”. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, vận hành hiệu quả Trung tâm phục vụ hành chính. Có cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, khơi dậy nội lực trong nước. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; hoàn thiện các dịch vụ cung cấp như: Điện, nước, viễn thông, ngân hàng, các dịch vụ khác đảm bảo đồng bộ với hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Rà soát và kiên quyết giảm quy mô đầu tư, loại bỏ phần diện tích đất chưa giải phóng mặt bằng, xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các khu công nghiệp chưa giải phóng mặt bằng hoặc tiến độ giải phóng mặt bằng chậm so với quy định.

Xây dựng và ban hành Chiến lược thu hút vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; chính sách hỗ trợ giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho nhà đầu tư vào tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các đối tác tiềm năng, trong đó chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với các dự án đã đầu tư hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Tận dụng tốt làn sóng chuyển dịch đầu tư từ khu vực Đông Bắc Á vào ASEAN, trong đó có Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực kinh nghiệm, tài chính, các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ “xanh”, thân thiện với môi trường. Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20-10-2017, về đầu tư tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025. Tăng cường chỉnh trang đô thị. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Tập trung nguồn lực xây dựng các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh. Tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh

Tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động, tích cực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo; có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm việc trục lợi chính sách. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh về giảm nghèo bền vững. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên y tế tốt về y đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tăng cường cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển y tế ngoài công lập, hình thành các cơ sở khám, chữa bệnh theo hình thức hợp tác công tư và mô hình quản lý bệnh viện như doanh nghiệp công ích. Tăng cường kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, hành nghề y dược tư nhân. Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Trong lĩnh vực giáo dục, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo theo Quyết định số 628/QĐ-TTg, ngày 11-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tri số 23-TT/TU ngày 27-8-2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30-5-2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI). Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và văn hóa dân tộc. Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; từng bước cải thiện, nâng cao giá trị đạo đức xã hội. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội.

Triển khai, thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính công qua mạng và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Vĩnh Phúc tiếp tục củng cố tiềm lực quân sự địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, toàn diện, chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp. Nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh. Lực lượng công an bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng, an ninh mạng, các sự kiện chính trị, ngày lễ lớn, hội nghị, các mục tiêu trọng điểm về an ninh. Đẩy lùi, làm giảm các điều kiện nảy sinh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật; tập trung đấu tranh với các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, tội phạm ma túy, tội phạm công nghệ cao...; giảm thiểu cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ.

Ba khâu đột phá

Bảo đảm hiệu quả những mục tiêu đề ra tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh quyết tâm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Nâng cao trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo của tập thể và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị- xã hội, cơ quan đơn vị trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội. Bám sát năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm với 26 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và ba khâu đột phá để thực hiện các mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020-2025; Tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng

Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh cải cách tư pháp; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của UBND, Chủ tịch UBND các cấp. Xác định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm công vụ, tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư công, đất đai, tài nguyên, môi trường, tài chính ngân sách, nội vụ, xây dựng… chống thất thoát lãng phí. Đồng bộ thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân 5 năm trước, xây dựng Vĩnh Phúc thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của vùng và cả nước.

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Chuyển mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, trọng tâm là tăng năng suất lao động dựa trên khoa học công nghệ; nâng cao năng lực quản trị; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao chất lượng lập, quản lý và thực hiện quy hoạch. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn xây dựng cơ sở hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc. Giữ vững và nâng cao thành quả xây dựng nông thôn mới. Cải thiện môi trường đầu tư, khai thông nguồn lực, tháo gỡ nút thắt phát triển kinh tế.

Tăng cường quản lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất đai. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai. Với mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, yêu cầu. Tập trung phát triển văn hóa, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới luôn được đưa lên một trong những yêu cầu quan trọng. Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục bảo đảm vững chắc an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát huy vai trò, sức mạnh toàn diện của thông tin và truyền thông, góp phần trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ.

Thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tỉnh ủy có chủ trương tăng cường đầu tư từ ngân sách cho hoạt động y tế dự phòng, chủ động theo dõi, kiểm soát tốt dịch bệnh. Bố trí tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế. Đẩy mạnh phát triển ngành dược, bảo đảm cung ứng đủ thuốc về số lượng, tốt về chất lượng. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ y tế. Thực hiện cơ chế hỗ trợ đào tạo, thu hút đội ngũ nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho bệnh viện các tuyến. Bồi dưỡng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc.

Phấn đấu bảo đảm vững chắc an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tập trung các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến tạo ra nhiều việc làm cho người dân; giải quyết việc làm gắn đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng lao động cho người lao động đáp ứng chất lượng lao động cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế mang tầm chiến lược. Phát huy vai trò, sức mạnh toàn diện của thông tin và truyền thông, góp phần trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội; nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương mình; phân công nhiệm vụ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chủ yếu khác; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các điển hình thực hiện tốt nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm và cả nhiệm kỳ. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ Chương trình hành động này, xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết và Chương trình hành động của Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Chương trình hành động của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy và từng đồng chí Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy ở các cấp, các ngành, các đơn vị được phân công phụ trách định kỳ hằng năm báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy những kết quả cũng như kịp thời giải quyết những phát sinh nếu có bảo đảm kết quả tốt mực tiêu toàn diện nhiệm kỳ 2021-2025