Masan High-Tech Materials cung cấp vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới

Masan High-Tech Materials( MHT, trước đây là Masan Resources) là nhà sản xuất và cung cấp vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới, như Vonfram, Florit, Bismut..., những vật không thể thiếu trong ngành sản xuất máy bay, máy tính, điện thoại, công nghiệp vũ trụ. MHT hiện đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu thế giới tại Việt Nam và có các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc.

Tổ hợp sản xuất chế biến của MHT tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam.
Tổ hợp sản xuất chế biến của MHT tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam.

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, vật liệu bị đình trệ, điều đó tác động không nhỏ đến MHT, doanh nghiệp cung ứng và sản xuất vật liệu công nghệ cao mang tính toàn cầu, chuỗi giá trị có tính chất quốc tế rất cao.

Tuy nhiên, ông Craig Richard Bradshaw, Tổng Giám đốc MHT chia sẻ: “Năm 2020, MHT đã hoàn tất giao dịch mua lại Công ty H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) và thiết lập liên minh chiến lược Mitsubishi Materials Corporation thông qua khoản đầu tư 90 triệu USD từ Tập đoàn Nhật Bản này, tương ứng 10% cổ phần của MHT. Các giao dịch này đã giúp MHT có được là một nền tảng tuyệt vời giúp Công ty có thể hợp nhất theo chiều dọc với các dòng sản phẩm hiện có của hai công ty con là Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo và Công ty TNHH Vonfram Masan, đồng thời mở rộng cơ cấu danh mục sản phẩm, mạng lưới khách hàng và phạm vi địa lý, khẳng định vị thế là nhà chế biến vật liệu công nghiệp công nghệ cao có quy mô toàn cầu”.

 “Vượt qua các thách thức và biến động do tình hình Covid-19, MHT đã ứng phó nhạy bén, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đặc biệt đã quản trị dòng tiền hiệu quả”, ông Craig Richard Bradshaw chia sẻ thêm.

Năm 2020, doanh thu thuần của MHT đạt 7.291 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2019 do hợp nhất mảng kinh doanh của HCS. Nhờ được cấp phép xuất khẩu tinh quặng đồng, doanh thu sản phẩm đồng năm 2020 tăng so với năm 2019. Tổng cộng có 82.000 tấn tinh quặng đồng đã được vận chuyển theo đúng hạn mức trong giấy phép xuất khẩu đã cấp cho Công ty.

Dù bị tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhưng năm 2020 MHT duy trì lượng cấp liệu đầu vào Nhà máy chế biến Núi Pháo ở mức 3,87 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm 2019. Tổng thời gian hoạt động của Nhà máy chế biến Núi Pháo đạt 95,4%, tăng 1,3% so với năm 2019. Về sản xuất, sản lượng đồng đã tăng 13% so với những năm trước trong khi sản lượng theo hàm lượng vonfram tương đương tăng 68% nhờ hợp nhất nền tảng kinh doanh HCS.

Việc tập trung và tối ưu hóa hoạt động sản xuất được tiếp tục thực hiện vào năm 2020 đã giúp MHT cắt giảm 16,5 triệu USD chi phí vận hành so với năm 2019. Đáng chú ý, chi phí sản xuất mỗi tấn quặng tại Nhà máy chế biến Núi Pháo giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Masan High-Tech Materials cung cấp vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới -0
 Đại hội đồng cổ đông MHT năm 2021.

Ông Danny Le, Chủ tịch HĐQT MHT, cho biết: “Năm 2021 chúng tôi tiếp tục làm việc với các khách hàng để không ngừng đẩy mạnh phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao. Song song với việc tìm kiếm các cơ hội đẩy mạnh nền tảng tái chế vonfram, MHT còn tập trung mở rộng nền tảng tái chế các vật liệu khác như coban, tantali và molypden. Rất tuyệt vời là mới đây, Công ty HCS (Công ty thành viên của MHT) nhận được khoản tài trợ của Chính phủ Đức trị giá 800.000 euro để phát triển một quy trình công nghệ cao tái chế coban mới.”

Với tiềm lực vượt trội về khoa học công nghệ trong ngành sản xuất vật liệu công nghệ cao và năng lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo để gia tăng năng suất, mang lại kết quả tốt cho khách hàng, đối tác, MHT nhận thấy năm 2021 những dấu hiệu tích cực từ nhu cầu và tâm lý thị trường đang khởi sắc trở lại, số lượng đơn hàng ngày càng tăng cùng với giá kim loại cũng tăng lên.

Nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 trên toàn cầu, từ năm 2021 các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng, thúc đẩy cuộc cách mạng 4.0, tăng chi tiêu cho năng lượng tái tạo, xe điện, công nghệ pin nhiên liệu, cùng với sự trở lại của nhu cầu sản xuất ô-tô và cơ khí, triển vọng thị trường đối với các sản phẩm của MHT rất khả quan. Bên cạnh đó, việc hợp nhất của HCS, doanh số bán hàng cao hơn, cắt giảm chi phí nhờ các nền tảng công nghệ và quản trị tốt, MHT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần năm 2021 tăng 50% so với năm 2020.