Độc đáo và tinh tế, thanh thoát và bay bổng, kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã đặt nền móng và trở thành biểu tượng hoàn hảo cho vẻ đẹp cổ điển mà cả thế giới sau này ngưỡng mộ và học hỏi.
Độc đáo và tinh tế, thanh thoát và bay bổng, kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã đặt nền móng và trở thành biểu tượng hoàn hảo cho vẻ đẹp cổ điển mà cả thế giới sau này ngưỡng mộ và học hỏi.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ngày 3-11, một bé gái đã được đưa ra khỏi đống đổ nát tại huyện Bayrakli, tỉnh Izmir, sau hơn 90 giờ xảy ra trận động đất kinh hoàng gây nhiều thương vong tại nước này.
19 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã thiệt mạng sau khi một trận động đất mạnh khoảng 7,0 độ làm rung chuyển khu vực biển Aegean, ngày 30-10. Động đất còn khiến hàng trăm người bị thương, hàng chục người mất tích, nhiều tòa nhà bị sập và nhiều khu vực ven biển bị nước biển tràn vào.
Ngày 30-10, trận động đất có độ lớn khoảng 7,0 đã xảy ra tại khu vực biển Aegean, có thể cảm thấy cường độ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ít nhất bốn người thiệt mạng và 120 người bị thương sau trận động đất.
Trước chuyến du hành tới “xứ sở của những vị thần”, tôi đã gom nhặt được chút ít thông tin về những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, vốn được đánh giá là “cơ sở đầu tiên và cũng là mẫu mực của nền văn minh phương Tây sau này”. Nhưng kinh ngạc, thậm chí choáng váng vẫn là trạng thái cảm xúc xuyên suốt của tôi, khi có dịp lang thang trong Bảo tàng Công nghệ Hy Lạp cổ đại Kotsanas và chiêm ngưỡng những cỗ máy diệu kỳ, những sáng chế vượt tầm thời đại từng được người Hy Lạp cổ phát minh cách đây cỡ… vài chục thế kỷ!
“Chưa ngắm evzones thực hiện nghi thức đổi gác trên quảng trường Lập hiến là coi như chưa tới Athens, chưa biết Hy Lạp”. Cô bạn tốt bụng cứ nhắc đi nhắc lại, khi tỉ mẩn lập một danh sách những điều cần làm cùng những nơi cần tới cho tôi, ngay trước ngày lên đường. “Đổi gác thì có gì lạ, ở đâu mà chẳng giống nhau” – tôi làu bàu. “Nhớ tới xem, rồi thay đổi góc nhìn cũng chưa muộn” – bạn cười độ lượng.
Nằm dưới chân ngọn đồi thiêng Acropolis - “trái tim của thành bang Athens”, Bảo tàng New Acropolis được cắt băng khánh thành vào năm 2011, sau chục năm trời xây dựng với kinh phí đầu tư khổng lồ lên tới 180 triệu USD.
Từ vị trí nào của Athens, người ta cũng có thể nhìn thấy thành cổ Acropolis, sừng sững trường tồn qua bao biến thiên thời cuộc. Người Hy Lạp cổ đại có lý, khi coi Acropolis là trái tim của Athens nói riêng và Hy Lạp nói chung. Họ càng có lý hơn, khi chọn ngọn đồi trung tâm thành phố này làm nơi dâng lên nữ thần bảo hộ Athena những lời nguyện cầu từ tận đáy lòng.
Từ một thành bang đã vắt qua bề dầy mấy nghìn năm lịch sử tới một thành phố toàn cầu (global city) của ngày nay. Từ một trung tâm của những thành tựu văn hoá nghệ thuật, khoa học và triết học phát triển cực thịnh thời cổ đại tới một đô thị quốc tế (cosmopolis) sôi động, trẻ trung ở thế kỷ XXI. Athens đã đi qua một quãng đường rất dài, đã ấn định những dấu mốc vàng son lộng lẫy trong dòng chảy lịch sử nhân loại để trở thành “cái nôi của nền văn minh phương Tây”. Nói như F.Engels, “nếu không có cơ sở văn minh Hy Lạp thì cũng không có châu Âu hiện đại”.
Ngày 27-9, giới chức Hy lạp thông báo có thêm 218 ca mắc và ba tử vong do Covid-19, trong đó có một người di cư. Đây là ca tử vong đầu tiên do Covid-19 trong trại tị nạn của nước này.
©2021. Bản quyền thuộc về Báo Nhân Dân
Tổng Biên tập: Thuận Hữu
Phó Tổng Biên tập phụ trách: Đinh Như Hoan
Trụ sở Bộ biên tập: 71 Hàng Trống - Hà Nội.
Tel: (84) 24 382 54231/382 54232 Fax: (84) 24 382 55593.
E-mail: nhandandientu@nhandan.org.vn - nhandandientutiengviet@gmail.com