Người du mục đang rời bỏ thảo nguyên

Với khoảng 100 con dê và cừu, ông Jugder Samdan chỉ vừa đủ hình thành một đàn gia súc trên thảo nguyên. Ông ngồi sưởi nắng, vừa trông coi đàn gia súc của mình vừa lo lắng về tương lai. Trong hơn 70 năm sống trên thảo nguyên mênh mông ở trung tâm tỉnh Arkhangai, ông Samdan đã thấy những thay đổi lớn về chính trị và xã hội của Mông Cổ, ảnh hưởng sâu sắc đến một trong những tập tục văn hóa du mục cuối cùng còn sót lại.

Ông Samdan trong khu trại mùa đông.
Ông Samdan trong khu trại mùa đông.

Đồng cỏ bị sa mạc hóa

Khoảng 1/3 người Mông Cổ vẫn sống cuộc sống du mục truyền thống ở đất nước vùng Trung Á này. Nằm giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ có diện tích lớn gấp bốn lần nước Đức nhưng dân số thưa thớt với khoảng ba triệu người.

Điu làm ông Samdan và ông ch ca các đàn gia súc khác lo lng nht là biến đổi khí hu, hn hán kéo dài, mùa đông khc nghit khiến sinh kế bng cách chăn th truyn thng đang b đe da, buc nhiu thanh niên phi ti th đô đông đúc để sinh sng. Đứng cnh căn lu vi tròn mu trng truyn thng ca người du mc, ông nói rng có th nhng thy du hiu khác l: thn ln biến mt, mt s thc vt khác cũng mt đi. “Trước đây tng có mt loi lá mà chúng tôi thường đun sôi ly nước ung để cha đau bng, gi không tìm được nó na”, ông nói.

Cảm nhận của những chủ đàn về biến đổi khí hậu được khẳng định bởi các số liệu từ chính phủ. Nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 2,2oC kể từ khi được ghi lại năm 1940, cao hơn mức trung bình toàn cầu 0,85oC. Mùa hè khô hơn và những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn. Những thiệt hại do tuyết dày và khí hậu lạnh thêm nặng nề do dzud- một mùa đông khắc nghiệt đến sau một mùa hè khô hạn. “Nếu có cỏ dưới tuyết thì vật nuôi sẽ sống. Khi không có cỏ dưới tuyết thì đó là dzud”, ông Altangerel Dolgor một chủ đàn gia súc giải thích. Mùa đông trước ở Mông Cổ đã giết chết hơn 700.000 vật nuôi vốn đã ốm yếu sau một đợt hạn hán kéo dài. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2011, theo cơ quan thống kê quốc gia. Thảo nguyên quanh thị trấn Tuvshruulekh (tỉnh Arkhangai) la liệt động vật chết vì lạnh. Chó hoang và những bầy kền kền rải rác đến rỉa những cái xác lạnh cứng.

Theo một khảo sát do chính phủ Mông Cổ tiến hành, khoảng 850 hồ, 200 con sông và dòng chảy đã khô cạn. Điều này dẫn tới việc Mông Cổ bị sa mạc hóa, 25% đất trở thành sa mạc trong vòng 30 năm qua. Môi trường thay đổi đe dọa lối sống du mục người Mông Cổ truyền qua nhiều thế hệ trong hàng nghìn năm, ông Damdin Dagvadoji, Giám đốc điều hành của Viện phát triển và biến đổi khí hậu nhấn mạnh. Trên bãi cỏ bên ngoài thị trấn Altanbulag (tỉnh Selenge), anh Banzragch Batbold 47 tuổi và vợ Altantuya nhớ lại những dòng nước đã từng chảy từ những ngọn núi khi họ còn trẻ, ngựa đắm mình trong các vũng nhỏ làm dịu bớt cái nóng ngày hè. “Giờ không còn nước nữa”, cô Altantuya than phiền.

Bên cạnh đó, những thay đổi về kinh tế- xã hội cũng tác động sâu sắc tới đời sống của dân du mục. Mông Cổ đang ở trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc: từ đất nước một đảng với nền kinh tế kế hoạch hóa tới nền cộng hòa và kinh tế thị trường, từ một nền văn hóa du mục hoàn toàn tới một lối sống đô thị hiện đại. Thời trước, việc chăn thả du mục do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Nhà nước sở hữu đàn gia súc, đất chăn thả, số vật nuôi bị giới hạn phù hợp với khả năng của đất. Nhà nước cũng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, cung cấp cỏ khô vào mùa đông và thị trường được bảo đảm.

Sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, Mông Cổ trở thành một nước cộng hòa, và ba năm sau đó đàn gia súc được tư nhân hóa. Tiếp đó là sự bùng nổ số lượng gia súc khi các chủ đàn được xác định giá trị bởi số vật nuôi họ có. Sự hỗ trợ của Nhà nước trước đây không còn nữa. Hiện có 66 triệu gia súc trên đồng cỏ Mông Cổ, gần gấp ba 23 triệu con thời trước. Việc chăn thả quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái đất vùng đồng cỏ.

Người du mục đang rời bỏ thảo nguyên ảnh 1

Những ngôi lều tạm bợ mọc quanh thành phố Ulan Bator.

Những “quận lều” tạm bợ

Cuộc sống thay đổi nhanh chóng và theo Phó Thị trưởng Ulan Bator Batbyasgalan Jantsan, khoảng 68 nghìn chủ đàn gia súc chuyển tới thành phố mỗi năm kể từ 2001, hình thành nên những quận mới không chính thức ở vùng ven đô. Những căn lều ngổn ngang mọc trên các quả đồi quanh thành phố, thiếu những điều kiện sinh hoạt cơ bản như nước và điện. Dân số của thủ đô đã tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua tới 1,4 triệu người, theo cơ quan thống kê quốc gia với 55% dân thành phố sống trong những “quận lều” như vậy. “Số dân đó gần tương đương một tỉnh ở Mông Cổ”, ông Jantsan khẳng định.

Thành phố phủ một lớp khói dầy trong suốt những tháng mùa đông do ô nhiễm không khí. Khi nhiệt độ mùa đông giảm xuống dưới âm 30oC, những người sống trong lều phải đốt than sưởi ấm khiến mức ô nhiễm tăng từ tám đến 14 lần, cao hơn mức chuẩn toàn cầu theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ô nhiễm không khí khiến khoảng 4.000 người chết một năm ở Mông Cổ và hiện là một trong những thách thức lớn nhất. Từ tháng 11 tới tháng 4, khí thải từ than đốt chiếm tới 80% ô nhiễm không khí .

Việc di cư hàng loạt về thành phố làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Ông Bayarmaa Vanchindorj, Phó giám đốc Trung tâm sức khỏe tâm thần quốc gia nói rằng những vụ nghiện, trầm cảm, buôn lậu và lạm dụng ngày càng tăng. “Trong nhiều thế kỷ, người du mục Mông Cổ lang thang trong khoảng không gian rộng lớn theo ý chí tự do. Tôi nghĩ đô thị hóa đã ảnh hưởng xấu tới họ”. Chưa kể họ thiếu kỹ năng và chỉ có thể kiếm những công việc với mức lương khá thấp như nấu bếp, lái xe hay bảo vệ trong lúc phải chi trả đủ mọi chi phí.

Con trai ông Samdan sống với gia đình nhỏ tại thành phố. Anh đã thích nghi với cuộc sống tại đây và mua một mảnh đất nhỏ xây nhà, học các kỹ năng để bắt đầu lập nghiệp. Cháu trai của ông cũng không có một cái nhìn lãng mạn nào về cuộc sống du mục cả. “Thiên nhiên đang thay đổi. Đồng cỏ đang biến thành sa mạc. Sông ngòi dần biến mất. Tôi dự định vào đại học ở thành phố sau khi tốt nghiệp. Tôi sẽ tìm việc làm ở thành phố và xây dựng cuộc sống ở đó”.

Chính phủ cùng một số tổ chức quốc tế đang tìm cách trợ giúp những người ở lại. Những gia đình dễ tổn thương nhất dựa hoàn toàn vào gia súc để có cái ăn cái mặc và thu nhập, một khi gia súc bị chết, người chủ buộc phải tới thủ đô tìm việc. Vì thế họ có sáng kiến gây dựng lại đàn gia súc để chủ đàn ở lại thảo nguyên. Năm ngoái, Cơ quan quản lý khẩn cấp quốc gia cùng với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ như Save the Childen đã h tr nhng vùng bnh hưởng nhiu, bng cách dành mt khon tin cho nhng gia đình b thit hi nng n nht và thay thế gia súc b chết bng nhng con t đàn khác. Mt khác, chương trình giáo dc ti nhà cũng được cung cp cho mt s gia đình sng nhng vùng xa xôi, xa trường hc mun cho con tới thủ đô học tập. Ý tưởng rất hay tuy nhiên quy mô và hiệu quả của chương trình còn hạn chế do nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí.

Trong căn lều vải tròn mầu trắng truyền thống giờ đã có tấm pin mặt trời, điện thoại thông minh và ti-vi nhưng cuộc sống cũng không dễ dàng hơn. Nhiều gia đình chia cách hầu hết thời gian trong năm khi bọn trẻ tới trường nội trú ở thị trấn gần nhất. Vào mùa đông, cô Altantuya thức dậy lúc bình minh đào những đống phân bò đông cứng ra khỏi tuyết để nhóm lửa, anh Batbold ra ngoài bảo vệ đàn gia súc khỏi sói, gió và tuyết. “Mùa đông rất cô đơn. Bạn không đi đâu được. Chỉ có ti-vi. Trẻ con thì ở trường. Phụ nữ buồn bã, đàn ông thì uống vốt-ca”, anh nói. Bọn trẻ của cặp đôi này học ở thủ đô, chúng cũng không hề mong muốn theo bước chân cha mẹ. Anh Batbold lo ngại: “Khi tôi già và không thể cưỡi ngựa nữa thì chẳng còn ai chăm sóc vùng thảo nguyên này”.