Mái nhà của tình yêu thương

NDO -

NDĐT - Làng Văn hoá Hữu Nghị Việt Nam là mái nhà nuôi dưỡng và học tập của những trẻ bị ảnh hưởng chất độc da cam. Dù không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng chính tình yêu từ các thầy cô và các mẹ đã giúp cuộc sống của các em tràn đầy niềm vui và hành phúc.

Niềm hạnh phúc của mỗi thầy cô dạy trẻ khuyết tật chính là nhìn thấy sự tiến bộ, lạc quan và niềm tin trong cuộc sống của những học trò nhỏ, giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập cộng đồng.
Niềm hạnh phúc của mỗi thầy cô dạy trẻ khuyết tật chính là nhìn thấy sự tiến bộ, lạc quan và niềm tin trong cuộc sống của những học trò nhỏ, giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập cộng đồng.

Bắt đầu hoạt động từ 18-3-1998, hiện nay làng Văn hóa Hữu Nghị Việt Nam thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội có khoảng 200 em nhỏ, với các lớp học đặc biệt giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập với cộng đồng. Mỗi ngày lên lớp, các em được gặp bạn bè, thầy cô, được học từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những tiếng cười nơi đây đã phần nào lấn át đi niềm đau do chất độc da cam/dioxin để lại.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 1

Nơi đây có những thầy cô chọn cách âm thầm cống hiến, gắn bó với những học trò “đặc biệt" trong những lớp học “đặc biệt". Cô Phạm Thị Phương Thảo là một trong những giáo viên như thế.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 2

Niềm hạnh phúc của cô chỉ đơn giản là những nụ cười trên khuôn mặt các em.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 3

Vừa là giáo viên vừa là người mẹ thứ hai của các em chịu ảnh hưởng chất độc da cam dioxin, 13 năm trôi qua, cô Phạm Thị Phương Thảo vẫn ngày ngày thầm lặng, kiên trì, đồng hành cùng các em, giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập với cộng đồng.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 4

“Khi mỗi bạn nhỏ có sự tiến bộ chính là động lực cho mình cố gắng. Mình chọn làm việc tại đây để giúp các em có thể làm những việc đơn giản như tự phục vụ bản thân hay có thể viết chữ trên chính đôi tay của các em”, cô Thảo tâm sự.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 5

Bố của cô là cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh, em chồng cô cũng chịu ảnh hưởng chất độc da cam, cô Thảo hiểu hơn ai hết nỗi đau chiến tranh để lại. Điều cô trăn trở nhất chính là việc các em không biết cách thể hiện cảm xúc của mình, chính vì thế việc giao tiếp với người khác gặp rất nhiều khó khăn. Các giờ học thực hành vừa giúp các em vận động vừa giúp tăng khả năng giao tiếp với các bạn.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 6

Ngoài giờ học trên lớp, các em cũng được học các kỹ năng khác như văn nghệ, may vá hay các hoạt động thể thao… để giúp các em không nhàm chán và có thật nhiều niềm vui khi đến trường.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 7

Em Linh (19 tuổi) luôn có mơ ước khi lớn sẽ trở thành giáo viên.

Mái nhà của tình yêu thương ảnh 8

Không chỉ cô Thảo mà tất cả các thầy cô cũng như các mẹ trong làng Hữu Nghị Việt Nam luôn cố gắng mỗi ngày trau dồi đạo đức, kỹ năng chuyên môn. Việc lên lớp không chỉ đơn thuần là dạy cách đọc, cách viết mà là dạy cả cách đi đứng, nói chuyện, thể hiện cảm xúc, sinh hoạt cá nhân. Chính vì lòng yêu nghề, sự cảm thông cho hoàn cảnh khác biệt của học sinh, các cô đã chọn ở lại công hiến và đồng hành cùng các em trên con đường hoà nhập với cộng đồng.