Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm

NDO -

NDĐT - Chỉ còn hơn hai tuần là đến Tết Nguyên Đán, làng hương Cao Thôn (Hưng Yên) đang tất bật mùa thu hoạch lớn nhất năm, phục vụ nhu cầu sử dụng tăng cao của người dân vào dịp cuối năm.

Công đoạn sàng lọc thảo dược được thực hiện kỹ lưỡng trước khi đem trộn keo làm hương
Công đoạn sàng lọc thảo dược được thực hiện kỹ lưỡng trước khi đem trộn keo làm hương
Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 1

Hình ảnh hàng loạt các phên phơi hương được trải từ đầu làng, bày ra thành từng khoảng rộng vô vùng quen thuộc ở nơi đây.

Nhắc đến các làng nghề làm hương, chắc chắn không thể bỏ qua Cao Thôn. Cách Hà Nội khoảng 40 km, làng Cao Thôn (Hưng Yên) với lịch sử hơn 200 năm, là một trong những làng nghề làm hương lâu đời nhất cả nước.

Hương Cao Thôn thường có mùi thơm đặc trưng không nơi nào có được. Đó là mùi hương tự nhiên thanh nhẹ được pha trộn từ hơn nhiều loại thảo dược như trầm, hoàng đàn, hoa hồi, tùng, thau, trám, hoa ngâu, quế chi, rễ cây hương bài…

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 2

Mùn cưa, một trong những nguyên liệu làm hương, xay từ rễ cây hương bài.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 3

Mỗi nhà làm hương đều có công thức trộn keo riêng, được giữ như bí quyết gia truyền.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 4

Tăm hương sau khi được nhập về, sẽ được nhuộm chân và phơi khô.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 5

Ngày nay, đa phần các hộ làm hương đều sử dụng máy bắn hương, thay vì se bằng tay như trước.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 6

Một nhân công làm máy có thể làm được 20.000 - 30.000 nén hương một ngày.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 7

Không phụ thuộc nhiều vào máy móc, gia đình ông, bà Nguyễn Đình Quảng là gia đình duy nhất còn se hương bằng tay ở làng, các hộ khác chỉ se bằng tay khi có khách đặt hoặc làm để phục vụ nhu cầu của gia đình. Thợ se hương bằng tay phải có tay nghề khéo léo và học việc trong thời gian dài mới có thể bắt đầu làm nghề. Bà Quảng chia sẻ: “Hương làm bằng máy thường sẽ đẹp hơn, nhanh hơn nhưng hương se tay đốt sẽ tạo được nhiều khói hơn và hương thơm hơn. Nhà tôi vẫn giữ phương pháp truyền thống, tuy se tay số lượng ít hơn nhưng bảo đảm chất lượng”. Trong ảnh: Chị Phạm Thị Toàn (38 tuổi) một thợ làm hương bằng tay được 20 năm.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 8

Ngoài hương nén, hương vòng cũng là một trong những loại hương được sản xuất chính tại làng.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 9

Hương vòng không có tăm tre hay vật cứng để cố định ở tâm hương mà được ép ra sợi bằng máy thủy lực.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 10

Sợi hương sau đó được thợ làm hương uốn bằng tay thành vòng tròn.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 11

Hương được phơi trên phên tre, để khô tự nhiên. Nếu trời nhiều nắng, hương chỉ cần phơi một ngày, trời ít nắng thì lâu hơn từ hai đến ba ngày.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 12

Dịp cuối năm công việc bận rộn nhưng thời tiết lại hay mưa phùn cộng nồm ẩm, các gia đình phải sử dụng lò sấy để hương khô nhanh và không bị mốc.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 13

Hương sau khi khô được đem về nhà đếm từng nén cho vào túi để đem bán.

Làng hương Cao Thôn những ngày cuối năm ảnh 14

Bên cạnh bánh chưng hay hoa đào, hương cũng là một nét đặc trưng của văn hoá Tết cổ truyền Việt Nam.