Cầu Hiền Lương - Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông

NDO -

Cầu Hiền Lương là trung tâm của cụm Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cầu nằm ngay trên vĩ tuyến 17, bắc qua sông Bến Hải, đoạn chảy qua thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền bắc -nam.

Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải (phía bắc thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía nam thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải (phía bắc thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía nam thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Toàn cảnh cụm Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương nhìn từ bờ bắc nơi cắm cột cờ giới tuyến.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Hai chiếc cầu Hiền Lương, góc nhìn từ bờ nam.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
 Di tích cầu Hiền Lương được phục chế với cổng chào, nhà liên hiệp, đồn công an giới tuyến, tháp canh thời điểm hiện tại.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Năm 2001, chiếc cầu sắt được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ. Chiếc cầu phục chế dài 182.97m chia làm 7 nhịp với mặt cầu chuyển sang lát gỗ lim.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cầu mang 2 màu xanh vàng, kết quả của cuộc chiến màu sơn từng diễn ra quyết liệt giữa 2 bờ nam bắc. Cứ phía bờ bắc sơn màu xanh thì bờ nam sơn lại màu vàng. Cuộc chiến này cứ kéo dài mãi đến 1960 thì giữ nguyên 2 màu xanh-vàng. Năm 2014, cầu Hiền Lương lần đầu tiên được phục dựng 2 màu xanh-vàng như từng tồn tại, nhằm nhấn mạnh khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Ghé thăm Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại những ký ức hào hùng, bi tráng, để tôn vinh và tri ân sâu sắc sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông vì độc lập tự do của Tổ quốc. 
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Năm 2008, chiếc cầu phục chế được khánh thành, được sử dụng như một chứng tích lịch sử của giai đoạn chia cắt hai miền bắc-nam Việt Nam.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cấu Hiền Lương phục chế, góc nhìn từ bờ nam. 
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cột cờ giới tuyến ở bờ bắc hiện tại. 
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cứ gần đến ngày 30/4 hằng năm, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, những người con yêu nước lại trở về đây ôn lại những kỷ niệm ngày "Thống nhất non sông".
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cột cờ Hiền Lương (Kỳ đài Hiền Lương) gồm phần đài và cột cờ. Phần đài là tổng thể khối kiến trúc được xây cao hơn so với mặt bằng của di tích. Cột cờ có tổng chiều cao 28,00m, được làm bằng 6 đoạn thép ống, liên kết với nhau.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”. Tượng đài nằm ở bờ nam sông Bến Hải, phía Đông quốc lộ 1A, có diện tích 2.700m2, gồm hai phần: phần bệ đài, với mặt cạnh là mảng phù điêu, được ghép từ nhiều khối đá, có kích cỡ khác nhau; phần tượng đài là hình tượng bà mẹ miền Nam (cao 7,70m) và người con trai (cao 5,50m), được tạo trên chất liệu đá xanh Thanh Hóa.
Cầu Hiền Lương – Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông -0
Hơn nửa thập kỷ đi qua, “vùng đất lửa” năm xưa đã thay da đổi thịt. Vùng đất khói bom nghịt trời năm xưa nay đã nhường chỗ cho những cánh đồng bạt ngàn lúa, hồ tiêu, rừng cao su xanh ngút ngàn.