Tạo môi trường, cơ hội để cán bộ trẻ rèn luyện, phấn đấu

Tạo môi trường, cơ hội để cán bộ trẻ rèn luyện, phấn đấu

Tuổi trẻ với khát khao cống hiến, sức sáng tạo và trên nền tri thức đã, đang và sẽ luôn là lực lượng xung kích trên các mặt trận phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Với cán bộ trẻ, không hẳn là chế độ đãi ngộ tài chính cao mà cái cần nhất là được giao việc trong môi trường làm việc tốt, cho phép tiếp cận các cơ hội và nguồn lực để phát huy năng lực của bản thân. Khó khăn và thách thức là động lực để họ trưởng thành. Cán bộ trẻ cần được đối xử công bằng, đánh giá đúng những nỗ lực và kịp thời động viên, ghi nhận.

Tăng cường cho cơ sở, ứng dụng khoa học công nghệ, giữ vững an ninh trật tự địa bàn

Tăng cường cho cơ sở, ứng dụng khoa học công nghệ, giữ vững an ninh trật tự địa bàn

Hòa Bình là một tỉnh miền núi địa hình phức tạp, có đông bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Khi nhận nhiệm vụ Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, tôi dành thời gian đi cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, những địa bàn nóng, phức tạp về an ninh trật tự (ANTT) để nắm tình hình, chỉ đạo sát sao cấp dưới thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra; lắng nghe ý kiến của các cấp chính quyền, người dân; đồng thời có cái nhìn tổng thể để tham mưu kịp thời, đúng và trúng cho lãnh đạo tỉnh đường hướng chỉ đạo lĩnh vực ANTT, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế của tỉnh... Trong bối cảnh tỉnh nghèo, chưa thu hút nhiều đầu tư, Công an tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, giải quyết những kiến nghị chính đáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, qua đó nổi bật vai trò của lực lượng công an.

Công tác dân vận: “mưa dầm thấm lâu”

Công tác dân vận: “mưa dầm thấm lâu”

Là Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, tôi đảm nhiệm hai lĩnh vực công tác có sự tương hỗ lẫn nhau, đòi hỏi nghiên cứu chiều sâu hơn, luôn trăn trở, suy nghĩ, sắp xếp hài hòa, dành nhiều thời gian gần dân, hiểu dân để tham mưu đúng và trúng.
 

Đưa cán bộ xã lên huyện, huyện xuống xã để đào tạo

Đưa cán bộ xã lên huyện, huyện xuống xã để đào tạo

Cán bộ cơ sở có ưu điểm là sâu sát, nắm chắc tình hình và có kinh nghiệm giải quyết công việc cụ thể gắn với đời sống nhân dân, nhưng còn thiếu tầm nhìn bao quát, tổng thể. Cách khắc phục là đưa cán bộ từ cơ sở lên công tác ở các phòng chuyên môn để có điều kiện nghiên cứu, nắm bắt sâu, toàn diện các nhiệm vụ và sau đó tiếp tục trở lại cơ sở công tác. Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm điều động nhiều cán bộ huyện trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện về cơ sở giữ các chức danh bí thư, phó bí thư thường trực, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, thị trấn để rèn luyện, cọ xát, khẳng định năng lực bản thân, thời điểm chín muồi đưa về đảm trách vị trí cao hơn. Cán bộ về cơ sở với cách làm bài bản, chắc chắn đã giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề tồn tại, trưởng thành hơn, đóng góp tích cực thay đổi bộ mặt của huyện.

Khát vọng dân tộc Việt Nam trong thời khắc trọng đại của lịch sử

Khát vọng dân tộc Việt Nam trong thời khắc trọng đại của lịch sử

Sau thời khắc lịch sử đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã nói trước Hội đồng Chính phủ ngày 3-9-1945: Cần phải xây dựng ý thức Cần - Kiệm - Liêm - Chính, diệt giặc đói, giặc dốt. Đây là những đường hướng cơ bản đưa dân tộc thoát khỏi đói nghèo, làm nền tảng cho việc xây dựng đất nước giàu mạnh. Chính sách ấy của Bác vẫn là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta cho đến tận bây giờ.

Phòng, chống thiên tai gắn với bảo vệ môi trường

Phòng, chống thiên tai gắn với bảo vệ môi trường

Những ngày này, cùng với đồng bào cả nước, người dân Quảng Bình hướng về Ðại hội XIII của Ðảng với niềm tin tưởng, phấn khởi vì những thành tựu của đất nước trong năm qua. Trong đó, có nhiều điểm sáng, đặc biệt là tinh thần chủ động, quyết liệt của Ðảng, Chính phủ và nhân dân ta trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cũng như các đợt bão lũ, hạn hán, thiên tai… đã góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế đất nước, được các nước trong khu vực và thế giới đánh giá cao.

Khẳng định vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

Khẳng định vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

Những ngày này, cùng với đồng bào cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hướng về Ðại hội XIII của Ðảng với niềm tin tưởng và những kỳ vọng. Việc Ðảng ta tổ chức công bố các dự thảo Văn kiện trình Ðại hội XIII lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, trong đó có NVNONN, thể hiện Ðảng và Nhà nước Việt Nam thật sự coi NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý

Ba đột phá chiến lược do Ðại hội lần thứ XI, XII của Ðảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài và được cụ thể hóa phù hợp từng giai đoạn phát triển. Theo dự thảo Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng, nội dung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được cụ thể hơn trong giai đoạn 5 năm tới là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo…

Giao diện bài viết trên trang báo mạng “Mùa xuân nước Nga” (Ảnh chụp màn hình).

Bí quyết thành công của Việt Nam

Ngay trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, ngày 23-1 vừa qua, tờ báo mạng hàng đầu “Mùa xuân nước Nga” (Rusvesna) đã đăng tải bài viết với tựa đề “Trung tâm quyền lực” mới của thế giới hay bí quyết thành công của Việt Nam, của Giáo sư (GS) Alexander Sokolovsky, thuộc Khoa châu Á - Thái Bình Dương, Viện Phương Đông -  Đại học Liên bang Viễn Đông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt tỉnh Primorsky. 

Bác Đào Trọng Lý, kiều bào người Việt Nam tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan.

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước đạt thêm nhiều thành công

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ ngày 25-1 tới 2-2-2021 tại thủ đô Hà Nội. Sự kiện quan trọng này không chỉ nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân trong nước mà còn cả từ các kiều bào, người dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. Nhân Dân điện tử xin giới thiệu một số nhận xét của kiều bào và sinh viên Việt Nam tại Thái Lan về những thành tựu của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và kỳ vọng đối với Đại hội.

Phật giáo đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc

Phật giáo đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc

Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh, những nhận định, quan điểm về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện trình Ðại hội XIII của Ðảng. Tôn giáo là nguồn lực để phát triển xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nên Ðảng, Nhà nước luôn đề cao những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt hợp pháp, gắn bó với dân tộc; kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo.

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng với nhân dân

Trước thềm Ðại hội, tôi xin được gửi ý kiến tâm huyết về mối quan hệ giữa Ðảng với nhân dân. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, mối quan hệ giữa Ðảng với nhân dân luôn gắn bó máu thịt, khăng khít. Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao, đã củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Ðảng.

Phát triển văn hóa cần đi vào chiều sâu

Phát triển văn hóa cần đi vào chiều sâu

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xem trọng và đề cao vai trò, vị trí của văn hóa, thể thao. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành ba Nghị quyết quan trọng để lãnh đạo phát triển văn hóa, thể thao là: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng theo yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 1-12-2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.

Tăng cường trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát

Tăng cường trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách, quy định nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước, nhất là đối với người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác kiểm tra, giám sát mang lại nhiều kết quả trên hầu hết các lĩnh vực, nhất là trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đầu tư công, cải cách hành chính, các chương trình an sinh xã hội,... Nhưng công tác giám sát, kiểm tra ở một số nơi còn lúng túng, thậm chí nặng tính hình thức; giám sát, kiểm tra, kiểm toán chưa thật sự mang lại kết quả như mong muốn.

Phát huy vai trò nòng cốt của đảng viên trẻ ở địa bàn khó khăn

Phát huy vai trò nòng cốt của đảng viên trẻ ở địa bàn khó khăn

Xây dựng tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đảng viên luôn là vấn đề được Đảng quan tâm, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua nhiều nhiệm kỳ, tình trạng thôn, bản chưa có tổ chức đảng, đảng viên đã cơ bản được khắc phục. Vai trò của các đảng viên gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Tôi sinh ra ở vùng nông thôn, cả đời gắn bó với nghề nông. Vài năm trở lại đây, nông thôn ngày càng khởi sắc và ngành nông nghiệp có những hướng đi mới, đem đến cho người nông dân mức thu nhập khá và ổn định, nhiều người đã biết làm giàu trên mảnh đất vốn xưa kia không phải là "bờ xôi ruộng mật".

Quan tâm phát triển khu vực biên giới, hải đảo

Quan tâm phát triển khu vực biên giới, hải đảo

Tôi là người dân tộc Hà Nhì ở vùng biên giới cực tây của Tổ quốc. Trước những năm 2000, người dân trong nhiều bản của xã Sín Thầu phải sống trong tình trạng cô lập do không có đường đi, thiếu thốn thông tin dẫn đến dân trí thấp, năng lực phát triển kinh tế kém.

back to top