Thay đổi để đồng hành cùng doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành với chỉ số cao nhất 92,36%. Đây là năm thứ ba liên tiếp Ngân hàng Nhà nước đứng ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng này.

Nhiều ngân hàng chủ động cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng.
Nhiều ngân hàng chủ động cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng.

Điu này cũng được th hin Báo cáo mi nht v môi trường kinh doanh ca Ngân hàng thế gii (WB), ch s tiếp cn tín dng ca Vit Nam đã được ci thin đáng k n định, nm trong nhóm 30 nước có ch s cao nht.

Tại báo cáo năm 2018, Việt Nam xếp hạng 29/190 nước, đạt 75 điểm trên thang điểm 100. So với năm 2017, chỉ số này đã tăng năm điểm, cải thiện ba bậc và là chỉ số cao thứ hai trong 10 chỉ số của Việt Nam trong báo cáo. Cùng với năm chỉ số tăng bậc khác, chỉ số tiếp cận tín dụng đã giúp cho xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, đứng vị trí 68/190.

Để được kết qu trên, Phó Thng đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tính riêng trong hai năm 2016 và 2017, Ngân hàng Nhà nước đã rà soát, đơn gin hóa và ban hành theo thm quyn các thông tư bãi b 22 th tc hành chính, ban hành phương án sa đổi 48 th tc; ct gim hơn 20% chi phí tuân th th tc hành chính. Điu này cũng đã được nhiu doanh nghip đánh giá cao nhng ci cách thay đổi ca các ngân hàng trong my năm qua làm cho dòng vn chy vào lĩnh vc sn xut kinh doanh nhanh hơn.

Bà Nguyễn Thu Hà, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lexim đánh giá từ những trải nghiệm của bà và doanh nghiệp sau sáu năm. Năm 2012, bà tiếp cận vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và chỉ nhận được những lời hứa suông. Nhưng vài năm trở lại đây, khi tiếp cận với ngân hàng, bà Hà đã cảm nhận sự thay đổi cả về nhận thức và hành động trong hoạt động cung ứng tín dụng của ngân hàng. Niềm tin với ngành ngân hàng dày thêm với việc lãi suất hạ từ 18% xuống 15% năm 2012 và giờ thấp hơn nhiều đã bổ trợ cho doanh nghiệp nguồn vốn trung dài hạn kinh doanh, bên cạnh nguồn vốn của đối tác nước ngoài. “Chỉ có niềm tin thì ngân hàng và doanh nghiệp mới đồng hành được, từ đó có hỗ trợ cụ thể chứ không đơn thuần chỉ là đáp ứng vốn,” bà Hà chia sẻ.

Cũng cùng quan điểm với bà Hà, lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt Viễn thông (COMAS) cho biết, những năm qua bên cạnh huy động nguồn lực tài chính sẵn có, COMAS luôn có sự hợp tác đồng hành của các tổ chức tín dụng, trong đó có MB. Có thể thấy rằng MB luôn có những cải tiến về mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng trên cơ sở ứng dụng CNTT, triển khai phần mềm bán hàng thông minh Smart RM hỗ trợ cho khách hàng trong việc mở tài khoản, đăng ký các dịch vụ điện tử, phát hành thẻ ghi nợ, cho vay mua ô tô, nhà đất... Từ những cơ sở đó, COMAS xác định MB là ngân hàng đồng hành chiến lược trong suốt chặng đường phát triển sắp tới của doanh nghiệp.

Mặc dù đánh giá cao những cải cách thay đổi của các ngân hàng trong mấy năm qua nhưng ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cũng cho rằng, việc tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay không khó so với trước đây. Các ngân hàng cũng có nhiều giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù vậy, khả năng hấp thụ các nguồn vốn tín dụng ngân hàng chưa được cao. Điều tra của Hiệp hội cho thấy, có 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị các ngân hàng từ chối hoặc chỉ được giải ngân một phần.

“Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản thế chấp chưa đủ điều kiện và khả năng kinh doanh còn yếu kém. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất hạn chế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị và tiếp thị, thậm chí còn kinh doanh theo kinh nghiệm hay chụp giật, thiếu tài sản thế chấp,” ông Quốc Anh cho biết.

Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dành nhiều tâm huyết, sản phẩm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong ba năm qua VPBank đã đưa ra những cải cách đột phá là sự thay đổi về tư duy và hệ thống quy trình tập trung vào cung cấp tín dụng mà không cần tài sản thế chấp, hay còn gọi là vay tín chấp. Quy trình mới đòi hỏi có hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí đa dạng như tình hình kinh doanh, dòng tiền, năng lực doanh nghiệp... cũng như có năng lực quản trị rủi ro tốt. Quy trình được cải tiến theo mô hình tập trung, bảo đảm tính chất khách quan trong từng công đoạn như phê duyệt, giải ngân, theo dõi nợ.

“Sau giai đoạn ba năm âm thầm tăng trưởng đều đặn, đến năm 2017, riêng tại phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay tín chấp đã trở thành sản phẩm ấn tượng nhất của VPBank SMS, tăng trưởng gấp 2,5 lần từ mức dư nợ 2,481 tỷ đồng năm 2016 lên 5,312 tỷ đồng cuối năm 2017. Quan trọng hơn, cải tiến này đã làm thay đổi được câu chuyện mà nhiều doanh nghiệp vẫn than thở là không vay được vốn”, lãnh đạo VPBank chia sẻ. Được biết, VPBank hiện vẫn tiếp tục theo dõi phản ứng của khách hàng để liên tục chỉnh sửa quy trình và cải tiến các điểm tiếp xúc khách hàng, bảo đảm trải nghiệm ngày càng đơn giản và nhanh gọn.

Cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất cả nước có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao, ông Nguyễn Đình Vinh, Phó Tổng Giám đốc VietinBank khẳng định: VietinBank hiểu tài sản bảo đảm trong quá trình vay vốn là yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên VietinBank quan tâm nhất tới hiệu quả phương án dự án mà khách hàng trao đổi với ngân hàng. Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, quản lý được dòng tiền sẽ được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Với quy trình thẩm định: VietinBank có quy trình khung, đục lỗ, khách hàng đáp ứng được quy định đó sẽ có được quyết định cho vay nhanh nhất, tạo điều kiện sớm nhất.

Cũng theo ông Vinh, VietinBank đã điều chỉnh khẩu vị rủi ro phù hợp với đặc thù “thiếu tài sản” của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, ngân hàng thẩm định và cấp tín dụng dựa nhiều trên dòng tiền từ phương án, dự án, nâng tỷ lệ cho vay không có bảo đảm của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có tình hình tài chính lành mạnh. Đặc biệt, VietinBank tăng cường xây dựng giải pháp tự động cho vay thấu chi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các chuỗi cung ứng - chuỗi phân phối của các doanh nghiệp lớn, đầu ngành của nền kinh tế.