Tập trung khởi động lại nền kinh tế

Với những thành công trong việc kiểm soát được dịch Covid-19, các tổ chức quốc tế đều đồng loạt đánh giá cao Việt Nam và nhận định kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc.

Họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. ẢNH | TRẦN HẢI
Họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. ẢNH | TRẦN HẢI

Việt Nam ở nhóm nền kinh tế an toàn

Trong Bản tin kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5-2020, Ngân hàng Thế giới nhận định, kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tờ The Economist bình lun Vit Nam thuc nhóm nn kinh tế an toàn sau đại dch Covid-19 nh các ch s tài chính n định. T chc Fitch Ratings là mt trong ba t chc xếp hng thng kê hàng đầu thế gii đã điu chnh trin vng ca Vit Nam t mc tích cc sang mc n định và gi nguyên xếp hng tín nhim quc gia ca Vit Nam mc BB. Các t chc quc tế cũng đánh giá Vit Nam là mt trong s ít nước đạt được mc tăng trưởng dương và có nh hưởng ca dch thp hơn các nước khác. Trin vng kinh tế Vit Nam trong trung hn được đánh giá thun li do nhu cu trong nước và xut khu vn mc cao.

Tuy nhiên, các t chc quc tế cũng d báo tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam năm 2020 ch đạt mc 2,7% - 4,9% do nn kinh tế b tác động cphía cung và cu. Theo Tng cc Thng kê, sau khi cm c khá tt trong quý I năm 2020 vi mc tăng trưởng GDP ước đạt 3,8%, kinh tế Vit Nam có du hiu suy gim do tình trng giãn cách xã hi toàn quc trong tháng 4. Ch s sn xut công nghip trong tháng 4 gim 13,3% so vi tháng 3, tương đương 10,5% so cùng k năm trước, là mc gim ln nht t trước đến nay. Doanh s bán l cũng gim đáng k, gim 9,6% so cùng k năm trước do người tiêu dùng gp phi nhiu xáo trn và hn chế đi li, k c khi dch chuyn sang thương mi đin t. Vn ti hành khách và hàng hóa gim ln lượt 27,5% và 7,2%.

Trước nhng d báo nêu trên, trong phiên hp Chính ph thường k tháng 4, Th tướng Chính ph Nguyn Xuân Phúc vn khng định quyết tâm phn đấu GDP năm 2020 đạt mc tăng trưởng hơn 5% và nêu rõ, phi tp trung hơn na khi động li nn kinh tế để đạt được mc tiêu trên.

Tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh

Các thành viên Chính phủ thống nhất cho rằng, về nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cùng đồng hành, chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ quyết liệt phòng, chống dịch; đồng thời quyết tâm cao độ để vượt qua khó khăn trên các lĩnh vực do dịch bệnh gây ra, với tinh thần “khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba”; phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trong thời gian có dịch và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh sau dịch.

Thủ tướng thường xuyên nhấn mạnh, phải đạt được mục tiêu kép trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu sớm nghiên cứu và triển khai kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với diễn biến của dịch trong và ngoài nước, kiên quyết ngăn ngừa không để dịch bệnh bùng phát trở lại; cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, bảo vệ quyền lợi người nông dân và bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm cân đối nguồn để triển khai các gói hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phù hợp, trong đó có nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế, vay trong nước qua phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác, kể cả từ dự trữ ngoại hối để bổ sung nguồn lực cho ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết. Báo cáo Quốc hội, Chính phủ quyết định việc giãn, hoãn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, lưu ý miễn giảm các loại phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính, dịch vụ công, dịch vụ vận tải, logistics... Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

“Thành công hay thất bại trong tăng trưởng kinh tế năm 2020 phụ thuộc nhiều vào việc giải ngân vốn đầu tư công. Các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nhất là các cơ quan Trung ương phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch được giao và các nguồn vốn từ các năm trước chuyển sang” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu cần tập trung đẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới, khi các đối tác lớn đang có nhiều động thái thay đổi chiến lược đầu tư kinh doanh, phân tán rủi ro trong đầu tư, nhất là đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực, trong đó có Việt Nam là điểm đến thuận lợi. Sớm xây dựng tổng thể các chính sách du lịch tạo điều kiện thông thoáng nhất cho khách quốc tế khi dịch Covid-19 được khống chế. Có phương án phát triển du lịch trong nước, nhưng phải bảo đảm chống dịch.

Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các Nghị quyết nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19... Nghiên cứu, kiến nghị sớm những chính sách pháp luật nhằm sớm tái khởi động, khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ đời sống người dân trong thời gian dịch bệnh và sau khi kết thúc dịch bệnh. Quyết liệt triển khai cải cách thủ tục hành chính; cắt, giảm điều kiện kinh doanh một cách thực chất, hiệu lực, hiệu quả...

Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, các mục tiêu tăng trưởng cũng sẽ phải điều chỉnh. Cú sốc Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái, đồng thời bộc lộ nhiều điểm yếu của phương thức phát triển cũ và các rủi ro chung quanh chuỗi cung ứng toàn cầu. Cấu trúc kinh tế thế giới sẽ có những biến đổi sâu sắc hơn nữa, bởi vậy, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh cải cách, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh..., nhằm tham gia ngay vào cấu trúc mới của nền kinh tế thế giới sau khi hết dịch.