Tăng trưởng tiềm năng ở những lĩnh vực mới

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với những tiền đề khá tốt trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 dự báo có khả năng đạt 7%.

Xuất khẩu vẫn tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh | TL
Xuất khẩu vẫn tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh | TL

Tăng trưởng dự kiến đạt 7%

Cũng theo báo cáo mới đây của U.S News & World Report, Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí 23 năm 2018 lên vị trí thứ tám trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng vừa cập nhật triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam với tăng trưởng GDP năm 2019 có thể đạt 7,02%. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, con số này tăng khá cao và lạc quan so với dự báo 6,82% của CIEM đưa ra ba tháng trước đó.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động thì đây là con số rất quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về lạm phát, thâm hụt ngân sách hay quy mô dự trữ ngoại hối được cải thiện trong thời gian vừa qua giúp tăng cường sức chống chịu với những cú sốc có thể diễn ra trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo giảm tốc hoặc nhiều nhất chỉ duy trì được mức tăng trưởng như năm 2018. Những rủi ro chủ yếu đối với kinh tế toàn cầu năm 2019 là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như rủi ro rút vốn và khủng hoảng cơ chế tỷ giá hối đoái tại các nước mới nổi. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2019 được Quỹ tiền tệ thế giới IMF dự báo khoảng 4%, giảm 0,2 điểm % so năm 2018.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam sẽ phải dè chừng nguy cơ từ xu thế tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới trong thập niên tới. Đó còn là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công cao... sẽ mang đến những thách lớn khó lường. “Chủ nghĩa bảo hộ và sự bế tắc của chủ nghĩa đa phương, sự biến đổi khí hậu và sự già hóa dân số... là những nhân tố tác động cản trở tới sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Niềm tin và sự đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp sẽ quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế” - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Năm 2020 được dự báo là năm có triển vọng tăng trưởng tốt hơn năm 2019, các biến động lớn tiêu cực ít có khả năng xảy ra. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn là tâm điểm và gây nhiều tác động đến kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đó chỉ là những tác động xáo trộn, thay đổi chứ không gây tác động hủy hoại. Đối với nền kinh tế Việt Nam, năm 2020 là năm bản lề kết thúc chu kỳ năm năm với mức tăng trưởng GDP dự kiến khoản 6,84%, đạt mục tiêu 6,5-7% của kế hoạch 2016-2020 đã đề ra.

Trong giai đoạn này, cơ hội sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh truyền thống như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử; nông sản và thủy sản; lĩnh vực phục vụ tiêu dùng gồm: phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế; các hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng chuỗi giá trị gồm: dịch vụ hỗ trợ, logistics, công nghiệp hỗ trợ. Tiềm năng cũng nằm ở những lĩnh vực mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, phát triển đô thị thông minh. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng và bất động sản gồm: nhà ở, văn phòng, bất động sản du lịch, bán lẻ, logistics, khu công nghiệp... được đánh giá có nhiều cơ hội cho giới đầu tư trong và ngoài nước khai thác. Năm lĩnh vực kinh doanh được dự báo sẽ “lên ngôi” trong năm 2020 bao gồm ngành hàng tiêu dùng; ngành du lịch và những ngành phát triển hưởng lợi từ du lịch; ngành vận tải logistics; ngành xây dựng và vật liệu xây dựng; ngành nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp.

Còn nhiều thách thức

Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam đang đạt được mức tăng trưởng tương đối cao, song vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt. Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng chưa tương xứng vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Tồn kho của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh hơn, cùng với đó là sự suy giảm của khu vực nông - lâm - thủy sản. Đặc biệt, tích lũy tài sản tăng chậm hơn các năm trước, gây ra lo ngại về năng lực sản xuất trong tương lai. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực và lao động vẫn còn thấp, các vấn đề môi trường đang phức tạp hơn... Thứ hai, hiệu quả sử dụng nguồn lực ở khu vực công còn nhiều bất cập. Đó là tình trạng giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất chậm, làm giảm hiệu quả đầu tư công và tăng chi phí vốn; tình trạng lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều...

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam đang trở thành một điểm đến đầu tư, địa điểm dịch chuyển đầu tư tương đối hấp dẫn nhờ tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh hay tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung..., nhưng nếu không sàng lọc tốt và kịp thời, các dự án FDI có thể khó mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng.

Để duy trì và cng c vng chc kinh tế vĩ , h tr tăng trưởng kinh tế, các b, ngành cn xem xét, bãi b các rào cn, th tc hành chính bt hp lý, đơn gin hóa th tc hành chính, nht là trong các lĩnh vc đầu tư, đất đai, xây dng, môi trường... nhm to thun li và khuyến khích mnh m đầu tư tư nhân xây dng năng lc sn xut kinh doanh mi cho nn kinh tế. Đặc bit, cn đẩy nhanh gii ngân vn đầu tư công và nâng cao hiu qu đầu tư công, quá trình tái cơ cu, thoái vn ca doanh nghip nhà nước...

Các chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bằng việc nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến CPTPP, chuẩn bị sẵn sàng những nguồn lực trong nước đáp ứng cho việc phê chuẩn và thực thi FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu... trong thời gian tới.