Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (Khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân:

Một động lực quan trọng của nền kinh tế

Tư duy, quan điểm của Ðảng ta về kinh tế tư nhân (KTTN) có nhiều bước tiến liên tục sau đổi mới. Văn kiện Ðại hội XII của Ðảng khẳng định, KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế, và Nghị quyết Hội nghị TƯ 5 khóa XII về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vừa được ban hành là bước cụ thể hóa quan điểm đó.

Đóng gói cà chua tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ( Hà Nội). Ảnh | Hải Thanh
Đóng gói cà chua tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ( Hà Nội). Ảnh | Hải Thanh

Quan điểm đổi mới rất quan trọng về vai trò “kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ” được triển khai một cách hệ thống và nhất quán trong thực tế, là cơ sở quan trọng để thống nhất nhận thức và hành động sẽ tạo chuyển biến hết sức tích cực trong nền kinh tế - xã hội, tháo gỡ các rào cản để khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp mới...

Thực tế này cho thấy, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tuy ngày càng phát triển cùng c nước, nhưng có quy mô và trình độ công ngh đều thp, khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2015 (đã trừ thuế khoảng 10%GDP), khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong nước chiếm tỷ trọng 43,22% GDP cả nước, trong đó hợp tác xã chỉ chiếm 4,01% GDP. Khu vực KTTN bao gồm doanh nghiệp tư nhân khoảng 7,88% GDP, còn phần lớn là kinh tế hộ cá thể (chiếm 31,33% GDP). Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước 28,69% GDP và khu vực doanh nghiệp FDI chỉ là 18,07% GDP. Khu vực KTTN có lợi thế là tỷ suất vốn thấp nên dù vốn có hạn nhưng đã tạo ra được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dng ca các địa phương, bảo đảm cung ứng việc làm cho 2/3 lực lượng lao động xã hi (riêng khu vực nông lâm ngư, chủ yếu là khu vực tư nhân năm 2015 đã cung cấp việc làm cho 44% lực lượng lao động). Tuy nhiên, khu vực KTTN vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của KTTN có xu hướng gim trong nhng năm gn đây. Nếu giai đon 2003-2010 là 11,93%/năm, thì đến giai đon 2011-2015 ch còn 7,54%/năm. Đáng nói hơn, có ti 97% doanh nghip tư nhân có quy mô nh và siêu nh, trình độ công ngh thp và chm đổi mi công ngh, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp. Với tư duy chậm đổi mới, khu vực KTTN đến thời gian gần đây còn bị nhiều rào cản trong tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, khó tiếp cận các nguồn lực của đất nước như quyền sử dụng đất, nguồn tín dụng..., càng khó có thể thâm nhập thị trường quốc tế, cạnh tranh bình đẳng với các đối tác quốc tế đã phát triển từ lâu trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.

Nghị quyết của Đảng đã mở ra một khuôn khổ phát triển mới sáng tỏ về phát triển KTTN và cần triển khai hàng loạt giải pháp quan trọng trong thời gian tới:

Trước hết, thống nhất quan điểm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với KTTN là nòng ct để phát trin mt nn kinh tế độc lp, t ch. Coi phát trin KTTN lành mnh theo cơ chế th trường là mt giải pháp quan trọng để huy động và phân bổ các nguồn lực, giải phóng sức sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển ở tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Nhờ vậy, mới có thể khắc phục các rào cản về nhận thức và các hành động “đúng quy trình” nhưng bị “lợi ích nhóm“ chi phối, do muốn duy trì cơ chế cũ lâu hơn để có thể thu lợi bất chính.

Rà soát và xóa b những văn bản đi ngược lại yêu cầu, nhiệm vụ khuyến khích phát triển KTTN, trước mắt là những quy định hạn chế quyền kinh doanh của khu vực tư nhân, nhng quy định làm tăng chi phí đầu vào ca doanh nghip. Đồng thi cn ban hành mới các văn bn thích hp vi điu kin mi ca hi nhp quc tế và theo kịp sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một vấn đề quan trọng cần thực hiện như kinh nghiệm triển khai internet gần 20 năm trước, không vì chưa quản lý được mà hạn chế, gây khó hoặc cấm các hoạt động liên quan bảo đảm quyền tài sản, ứng dụng KHCN để tạo ra nền kinh tế phát triển nhanh, có tính cạnh tranh cao. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp đua tranh trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ và sức sáng tạo là yếu tố quyết định thành công. Công cuc ci cách th chế này được đặt trên tư duy phát trin hin đại, phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, cũng như từng ngành, từng doanh nghiệp và từng sản phẩm.

Bên cạnh đó, có hệ thống các giải pháp cụ thể theo hướng triệt để tháo bỏ các rào cản, tạo bình đẳng để phát triển mạnh mẽ khu vực KTTN, được tiếp cận thị trường quyền sử dụng đất, thị trường tài chính tín dng, thị trường sức lao động... trong thể chế kinh tế thị trường được đổi mới, thích ứng với giai đoạn mới hội nhập sâu và cạnh tranh gay gắt. Bộ máy quản lý cùng đội ngũ công chức, cũng như toàn bộ hệ thống chính trị cả nước phải thực hiện đổi mới mạnh mẽ, thân thiện với người dân, thật sự là “công bộc” của dân thì mới có thể tạo điều kiện cho kinh tế cả nước phát triển. Người dân cũng đang trông mong một Nghị quyết về cải cách hệ thống tổ chức, cán bộ cho bớt cồng kềnh, hạn chế dần tệ quan liêu xa dân, xa doanh nghiệp để có thể thực hiện nhanh và có kết quả các Nghị quyết của Đảng, mang lại niềm tin cho mọi người và toàn xã hội. Đồng thời, việc phát triển khu vực KTTN cần gắn với toàn bộ các giải pháp đổi mới thể chế kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và c thu hút có chn lc khu vc FDI để nn kinh tế Vit Nam (c công tư, nội địa và FDI) cùng phát triển và liên kết với nhau, tham gia ngày càng tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cuối cùng là tổ chức thực hiện chu đáo, tạo ra khí thế mới như thời kỳ có Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa IV), tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra” vào thời kỳ đầu đổi mới, tạo sự chuyển động của toàn thể bộ máy chính trị và từ đó toàn xã hội cùng chuyển động không ngừng. Tất cả các hành động làm trái Nghị quyết cần được kịp thời phát hiện và sửa chữa, với “tai mắt” của dân và các tổ chức xã hội, phương tiện truyền thông.

Nghị quyết của Đảng về phát triển KTTN là căn c để các lc lượng KTTN trước đây bị kìm hãm hoặc bị hạn chế nhiều mặt được phát triển hết sức trong điều kiện mới của thế giới, đồng thời cũng gii phóng sc sn xut cho đất nước, tạo thêm động lực để hội nhập sâu hơn, khai thác các thành phần kinh tế có nhiều tiềm năng một cách tốt hơn... Nghị quyết này sẽ là một khuôn khổ chung cho phát triển KTTN, hoạt động bình đẳng và cạnh tranh một cách lành mạnh với tất cả các khu vực sở hữu đan xen vì sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.

Một số mục tiêu cụ thể của Nghị quyết: Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất một triệu doanh nghiệp (DN); đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều DN tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

(*) Niên giám thống kê 2015. NXB Thống kê 2016, trang 61.