Tàu Huygens bắt đầu thám hiểm mặt trăng Titan của Sao Thổ

Tàu Huygens bắt đầu thám hiểm mặt trăng Titan của Sao Thổ

Tàu thăm dò Huygens của cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) hôm qua đã tách khỏi tàu vũ trụ Cassini bay trên quỹ đạo Sao Thổ để bắt đầu chuyến thám hiểm mặt trăng Titan trong thời gian 21 ngày.

Huygens hiện đang tiến tới hành tinh Titan - mặt trăng lớn nhất và bí ẩn của Sao Thổ và ngày 14-1 sẽ hạ cánh xuống tầng khí quyển và bề mặt của hành tinh chưa hề biết tới này của Hệ mặt trời.

Tàu vũ trụ Cassini bay trên quỹ đạo Sao Thổ, mang theo tàu thám hiểm Huygens đã vào quỹ đạo Sao Thổ vào ngày 1-7 năm nay và bắt đầu khám phá hành tinh có vành đai này và các mặt trăng của nó trong chương trình động kéo dài ít nhất là bốn năm.

Tàu Huygens đã nằm trong chế độ nghỉ trong suốt quá trình bảy năm Cassini bay tới sao Thổ. Huygens sẽ là vật thể nhân tạo đầu tiên thăm dò tại chỗ môi trường duy nhất của Titan, mà về mặt hóa học được cho là rất giống với thời kỳ sơ khai của Trái đất trước khi sự sống được hình thành. Huygens sẽ cho chúng ta biết sự đúng đắn của giả thuyết này.

Vài phút sau khi tách khỏi tàu thăm dò Huygens, Cassini đã hướng về Trái đất và chuyển thông tin về quá trình tách tàu. Tín hiệu phải mất 1h 8 phút để vượt qua 1,2 tỷ km giữa Cassini và Trái đất.

Với kích thước lớn hơn Sao Thủy và hơi nhỏ hơn Sao Hỏa, Titan là hành tinh độc nhất có bầu khí quyển dày đặc giàu khí nitơ chứa hợp chất có thành phần carbon, yếu tố quan trọng để  có thể xuất hiện sự sống như trên Trái đất. Các thành phần hóa học tạo thành bầu khí quyển rất giống với Trái đất trước thời kỳ sự sống bắt đầu, mặt dù có lạnh hơn (-180 độ C) và thiếu nước ở thể lỏng.