Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại

NDO -

NDĐT - Những hình ảnh gần đây nhất về ngọn núi lửa Agung đang chuẩn bị phun trào mang lại cho giới khoa học rất nhiều điều đáng ghi nhận về các hoạt động bên trong lòng núi lửa.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại

Nhà nghiên cứu núi lửa Janine Krippner cho biết, trong hai tháng gần đây, núi lửa Agung đã xuất hiện nhiều dấu hiệu hoạt động địa chất. Đây là kết quả của sự gia tăng nứt gãy các vùng đá bên trong núi lửa, do dung nham di chuyển từ sâu trong trái đất lên đến đỉnh núi.

Chỉ riêng trong tuần vừa qua, người ta đã phát hiện những đám mây hơi và tro bụi dày đặc, cũng như nham thạch ở bề mặt của miệng núi lửa bên cạnh những dòng sông bùn đang chảy xuống các vùng thung lũng.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 1

Ảnh: EPA

Nếu nhìn những hình ảnh từ hai tháng trước, người ta khó có thể xác nhận núi lửa sẽ phun trào. Những dữ liệu cho thấy sự gia tăng chấn động địa chấn cùng với những đợt rung lắc lay chuyển cả khu vực mới là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 2

Ảnh: BAY ISMOYO

Những hình ảnh quan sát được đầu tiên là hơi nước bốc lên từ miệng núi lửa. Đây là kết quả của việc nước trong lòng núi bay hơi do sự gia tăng nhiệt độ. Hỗn hợp bụi dung nham và nham thạch trên khu vực núi lửa hút nước như một miếng bọt biển, và trong một khu vực nhiệt đới mưa nhiều như Indonesia, một lượng nước lớn thấm vào trong lòng núi cho đến khi bốc hơi vì nhiệt độ. Đây là một hiện tượng thường thấy ở các núi lửa.

Thứ ba tuần trước đánh dấu lần đầu tiên sau 50 năm núi lửa Agung lại một lần nữa phun trào. Một lượng lớn tro bụi và hơi nước thoát ra từ miệng núi.

Đó là một dạng phun trào khi áp suất của hơi nước trong lòng núi trở nên quá cao do hoạt động của dung nham. Kết quả của hiện tượng này là một vụ nổ lớn, thổi bay đất đá, tro bụi và các mẩu nham thạch từ miệng núi lửa.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 3

Ảnh: AFP

Dung nham trong lòng núi đã và đang chuyển động không ngừng, phá tan đất đá trên dòng chảy của nó. Khi dung nham đi lên, nước trong núi lửa gia tăng nhiệt độ và tạo ra hơi nước. Hơi nước này tạo ra áp suất lớn trong lòng núi và bùng nổ khi phần đất đá không thể kiểm soát nổi.

Vụ nổ sẽ hướng thẳng lên phía trên, thổi tro bụi với tốc độ cực cao, tạo thành cột khói. Lần gần đây nhất núi Agung phun trào vào năm 1963, cột khói này cao đến 26km so với mực nước biển.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 4

Ảnh: REUTERS

Tại các núi lửa cỡ Agung, dung nham có thể di chuyển 5 - 15km tới bề mặt từ sâu bên trong trái đất, dẫn tới vụ phun trào.

Vào ban đêm, người ta có thể nhìn thấy ánh sáng cam phát ra từ miệng núi. Chính quyền đã phải tăng mức cảnh báo lên cấp bốn, do dung nham đang trở nên ngày càng cao.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 5

Ảnh: EPA

Thế nhưng dung nham không phải là nguyên nhân tạo ra ánh hồng và cam trong cột khói vào sáng sớm, mà là do sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời qua bụi núi lửa.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 6

Ảnh: REUTERS

Sự khác biệt trong màu của phần bụi núi lửa có thể là do kết quả của hai vùng phun trào khác nhau, mỗi vùng có tỷ lệ tro bụi – hơi nước khác nhau.

Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào trở lại ảnh 7

Lần phun trào năm 1963 của núi lửa Agung cũng khiến nhiều nhà khoa học đưa ra giả thuyết như vậy.

Những hình ảnh mới nhất cảnh báo về một mối nguy cơ khác là các dòng sông bùn. Tro bụi và đất đá bị tan chảy chung quanh núi lửa chảy xuống theo nước mưa có thể tạo ra các dòng chảy mạnh cực nguy hiểm, bên cạnh khả năng đẩy cao mực nước các dòng sông chung quanh.

Bên cạnh đó, các dòng chảy này kèm theo cả các mảnh vỡ đá hoặc cây lớn là một mối lo không nhỏ cho chính quyền.