[Infographic] Xử trí khi dính độc kiến ba khoang

NDO -

NDĐT - Với độc tố mạnh gập 12-15 lần nọc rắn hổ, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho người không may tiếp xúc với nọc độc của nó. Do đó, cần trang bị kiến thức cho bản thân để phòng tránh và xử trí nếu tiếp xúc với kiến ba khoang.

[Infographic] Xử trí khi dính độc kiến ba khoang

Kiến ba khoang (một số nơi còn gọi là: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) là loài côn trùng thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da), dễ bị nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh.

[Infographic] Xử trí khi dính độc kiến ba khoang ảnh 1