Nơi thay đổi cuộc đời

“Cô ơi, em có việc làm rồi” - đó là những câu mà giám đốc Reach Phạm Thanh Tâm đã nghe rất nhiều, nhưng lúc nào cũng muốn nghe. Bởi sau mỗi câu nói như vậy, một cuộc đời của người trẻ từng thất học đi bốc vác, từng phải đi đánh giày hay thậm chí phải bán dâm đã được lật sang trang mới, tươi sáng hơn.

Nhiều thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đã được Reach đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc làm.
Nhiều thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đã được Reach đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc làm.

Dạy nghề, giới thiệu việc làm miễn phí

Đời Huy tưởng rơi vào đường cụt khi mà đang học dở cấp ba phải bỏ ngang vì nhà quá nghèo. Bế tc, chàng trai quê Thanh Hóa này phi ra Hà Ni ch hàng tp hóa cho mt người bà con. Nhưng nh mt cơ duyên, Huy tìm đến mt nơi mà mi nghe qua c tưởng hoang đường như c tích: dy ngh min phí, được h tr ti đa, hc xong được gii thiu vic làm. Tt nghip, Huy được nhn vào siêu th Big C Hà Ni và gi đã lên chc trưởng quy. Nhưng Huy không bao gi quên nơi đã thay đổi cuc đời mình - Reach - mt t chc phi chính ph, phi li nhun chuyên đào tạo nghề, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho những thanh niên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn nhất. Hàng nghìn thanh niên nghèo đã thay đổi cuộc đời nhờ Reach. Và hầu như bất cứ ai tốt nghiệp ở đây đều biết ơn và giữ mối liên hệ với Giám đốc Reach Phạm Thanh Tâm.

Chị Tâm - gắn bó và chèo lái Reach từ những ngày đầu đến nay trò chuyện với tôi trong một buổi chiều Hà Nội nóng bức, câu chuyện cứ thế tuôn chảy một cách tự nhiên...

“Tôi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 1998, sau đó nhận được học bổng của Chính phủ Hà Lan học lớp kinh tế phát triển - chương trình thạc sĩ về kinh tế duy nhất ở Việt Nam mà có học bổng thời đó. Thời gian này, tôi có làm một số công việc giúp cho một tiến sĩ người Mỹ sang nghiên cứu về các lĩnh vực phát triển. Tôi yêu lĩnh vực này khi nào không rõ. Kết thúc khóa học, tôi quyết định theo đuổi công việc thuộc lĩnh vực phát triển. Tôi may mắn được vào làm việc cho tổ chức Plan - một tổ chức quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm hoạt động trên 48 nước”.

Plan đã mở Reach - như một trường đào tạo và phát triển nghề theo định hướng thị trường (LABS) tại Việt Nam. Ban đầu Plan hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho Reach. Sau đó Raech tách ra, thiết lập hệ thống lại từ đầu, Phạm Thanh Tâm đứng mũi chịu sào khi mà nguồn tài chính bị cắt giảm. Có những thời điểm phải nghĩ tới đóng cửa trung tâm hoặc cắt giảm bớt nhân sự, thu hẹp quy mô. Những lúc ấy, Tâm hoàn toàn có thể chuyển sang một doanh nghiệp khác với mức lương cao mà không phải lo nghĩ chuyện chèo lái một trung tâm hãy còn non trẻ và nhiều khó khăn. Nhưng “sóng cả” không làm Tâm “ngã tay chèo”, Reach vẫn kiên định mục tiêu: giúp đỡ nhóm thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thông qua các chương trình kỹ năng đào tạo nghề, kết nối việc làm cho học viên. Nhiều lần, Tâm cùng các cộng sự phải ngồi bàn lại các phương án cho Reach. Tâm xuất thân từ cán bộ dự án nên chưa hề có kinh nghiệm về quản lý tài chính, quản lý nhân sự. Thuở ban đầu Reach chỉ có sáu nhân viên, mỗi người kiêm nhiều việc, tiền nong eo hẹp, phải “giật gấu vá vai”, nhưng những thanh niên nghèo vẫn được nhận vào dạy nghề miễn phí. Đến thời điểm hiện nay thì Reach có hơn 50 người. Lúc trước hỗ trợ 100 - 200 thanh niên/năm, bây giờ hỗ trợ hơn 1.000 - 1.200 thanh niên/năm. Giờ đây, Reach có quy mô lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực giúp đỡ đào tạo nghề cho thanh niên nghèo. Năm 2005, các trung tâm ở Huế và Đà Nẵng được mở. Số lượng sinh viên tốt nghiệp tăng với một tốc độ đáng kinh ngạc, gần gấp đôi mỗi năm. “Hữu xã tự nhiên hương”, Reach trở thành nơi tìm đến của rất nhiều bạn trẻ vì những chương trình đạo tạo nghề miễn phí nhưng có chất lượng cao và con số 80% học viên tìm được việc làm ngay có sức vẫy gọi rất lớn.

Tâm bộc bạch: “Hơn một nửa số người không có việc làm tại Việt Nam là thanh niên dưới 25 tuổi do phần lớn không có kỹ năng phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, Reach tập trung vào việc trang bị và tăng cường kỹ năng cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn như thanh niên bỏ học sớm, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người. Thách thức lớn nhất với thanh niên ngày nay là công việc. Hàng triệu thanh niên ở khu vực thành thị thất nghiệp. Thời gian có việc làm của thanh niên nông thôn dưới 75% một năm. Dưới 15% các công nhân thanh niên được đào tạo nghiệp vụ, rất ít người có kỹ năng thành thạo. Vì những học viên của Reach là những người có hoàn cảnh khó khăn, nên những nhu cầu của các bạn không chỉ giới hạn trong việc học nghề, mà còn cả về tư vấn tâm lý, tư vấn sức khỏe. Chúng tôi chỉ tập trung vào việc đào tạo, nhưng vẫn bắt tay với các tổ chức khác để bảo đảm các bạn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất”.

Những thanh niên Reach nhận vào thì chi phí học nghề hoàn toàn miễn phí. 20% học viên có hoàn cảnh khó khăn nhất sẽ được hỗ trợ tài chính mỗi tháng gần một triệu đồng, hỗ trợ tiền thuê nhà, ngoài ra còn tặng đồng phục và nguyên liệu thực hành. Nhiều người khi được tạo cơ hội đã quyết tâm học tập để thay đổi cuộc đời.

Nơi thay đổi cuộc đời ảnh 1

Giám đốc Reach Phạm Thanh Tâm.

“Cô ơi, em có việc làm rồi”

Mai khuyết tật bẩm sinh, chưa một ngày được đến trường. Tự tập đọc, tập viết, Mai được Reach nhận vào học thiết kế đồ họa. Cô cũng không ngờ sau đó mình được nhận vào làm thiết kế web trong công ty. Giờ đây cô gái vốn ăn bằng chân, làm việc cũng bằng chân này đã tự lo cho cuộc đời mình - một điều trước đây Mai chỉ dám mơ.

Đến Reach, tôi thy nhng cô gái đang chăm chú lng nghe trong lp hc làm tóc. Bên cnh đó, lp hc nu ăn cũng tr nên sôi động vi nhng màn thc hành ca hc viên. Không hc chay, lý thuyết suông mà nhng bài hc ở đây hết sc thc tế.

Tâm chia sẻ: “Tất cả giảng viên đều đến từ doanh nghiệp, đó là điểm đặc thù so với mô hình đào tạo khác. Các giảng viên mang kinh nghiệm thực tế, tập huấn, nâng cao năng lực về kỹ năng làm việc. Tinh thần trách nhiệm của họ cao. Họ hiểu học viên cần được đào tạo thế nào để doanh nghiệp tuyển dụng. Khóa đào tạo của Reach chỉ ba tháng tương đương hai năm bên ngoài. Các cuộc thi tay nghề, học viên của Reach thường đoạt giải cao, có thể cạnh tranh sòng phẳng với sinh viên một số trường dạy nghề hệ trung cấp, cao đẳng. Chương trình tuyển dụng của Reach cũng rất chặt chẽ, bảo đảm tuyển đủ và đúng đối tượng. Hiện nay có nhiều bạn đã từng học ở trung cấp, đại học muốn xin vào đây học nhưng không được vì tôi đánh giá các bạn ấy đã có cơ hội để phát triển. Những đối tượng khuyết tật, sống chung với HIV, bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo được ưu tiên”.

Ngay khi bắt đầu từ một dự án nhỏ, Reach đã nỗ lực xây dựng mạng lưới doanh nghiệp hỗ trợ rộng mở, gắn bó. Các doanh nghiệp không chỉ tài trợ kinh phí, vật dụng, thiết bị mà còn hỗ trợ giảng dạy, góp ý về giáo trình. Một số doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng các học viên của Reach, tạo các cơ hội thực tập và đào tạo cho các em ngay tại doanh nghiệp. Không chỉ đào tạo chuyên môn, Reach đào tạo kỹ năng sống, ngoại ngữ, ngoại khóa... Sau khi học xong, Reach kết nối doanh nghiệp, tìm kiếm công việc cho học viên. Đặt ra mức lương tối thiểu phù hợp với các học viên, lấy mức lương tối thiểu của Chính phủ làm chuẩn.

Hơn 12 nghìn thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đã được Reach đào tạo nghề miễn phí và sau đó đều xin được việc làm. Họ xem Reach như gia đình thứ hai của mình. Nhiều học viên trước đây giờ đã thành đạt, quay lại trở thành giảng viên của Reach, giúp đỡ những người đến sau.

“Cô ơi, em có việc làm rồi” - Tạ Thị Loan, một học viên đặc biệt của Reach báo tin cho Tâm. Loan nhà nghèo, phải đi làm thuê trong xưởng thủ công 10 - 15 tiếng một ngày, hai bàn tay thường bị rớm máu. Loan được Reach nhận vào học rồi vào làm cho Công ty Việt Thái với mức thu nhập rất cao. Loan đã gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng vì ví mình giống chiếc đồng hồ, luôn chính xác từng giây. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của một gia đình người Australia, Loan học lên đại học.