Ðẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Năm 2019, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp và gia tăng tại nhiều quốc gia. Số ca mắc bệnh và tử vong do SXH ở tất cả các nước khu vực Đông-Nam Á đều gia tăng. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 250 nghìn ca mắc SXH, tăng gần gấp ba lần so với năm ngoái; trong đó đã có 50 người tử vong tại 18 tỉnh, thành phố. Ổ dịch lan truyền trải trên khắp cả nước từ bắc đến nam gây khó khăn trong việc kiểm soát. Đó là thực trạng đáng lo ngại cần sự vào cuộc của toàn xã hội để nỗ lực đẩy lùi dịch SXH.

Phun thuốc diệt muỗi là một trong những biện pháp kịp thời để đẩy lùi dịch SXH.
Phun thuốc diệt muỗi là một trong những biện pháp kịp thời để đẩy lùi dịch SXH.

Hiểm họa và những biến chứng khó lường

Thông thường SXH xuất hiện vào tầm tháng bảy và lui dần vào cuối năm, khi tiết trời mát mẻ. Tuy nhiên năm nay, khi miền bắc đã đón đợt rét đậm đầu tiên thì dịch SXH vẫn diễn biến phức tạp.

Ở Hà Nội, chỉ mới ghi nhận ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), số ca SXH nặng được bác sĩ chỉ định nhập viện mỗi ngày khoảng 20 trường hợp. Từ đầu mùa dịch đến nay, Hà Nội có hơn chín nghìn người đã mắc SXH. Ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, dịch SXH cũng đang hoành hành một cách bất thường.

Dịch SXH năm nay đáng lo ngại hơn bởi tỷ lệ người già và phụ nữ có thai mắc nhiều hơn. Hầu hết người dân tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi bệnh nhân có biểu hiện nặng như sốc, chảy máu nặng, tổn thương nội tạng... Đặc biệt, với những bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng chảy máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật... dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Tình trạng quá tải đã diễn ra ở các bệnh viện, cơ sở y tế nhiều tháng nay chủ yếu do dịch SXH. Không đủ chỗ, bệnh nhân phải nằm ghép hai, ba người một giường, hoặc nằm giường xếp ở gầm cầu thang, hành lang... bất cứ chỗ nào có thể tận dụng được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lây chéo diễn ra nhiều hơn, dịch bệnh càng thêm khó kiểm soát.

Ðẩy lùi dịch sốt xuất huyết ảnh 1

Bệnh viện Ðà Nẵng quá tải vì SXH.

Nỗ lực đẩy lùi

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, dịch SXH năm nay nặng và diễn biến khó lường có nguyên nhân sâu xa. Trong khi hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn tiến ngày càng rõ với những biểu hiện cực đoan như nắng nóng bất thường, rồi mưa bão không theo quy luật, không theo vùng miền. Bên cạnh đó, sự phát triển của đời sống xã hội kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh, khu chung cư, công trình xây dựng, lán trại mọc lên bừa bãi kéo theo nhiều hệ lụy, là môi trường thuận lợi cho các ổ bọ gậy đẻ trứng, sinh sôi nảy nở thành muỗi. Dịch bệnh lây lan, rất khó để kiểm soát triệt để. Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, công tác phòng chống dịch bệnh SXH thật ra từ những việc làm rất nhỏ, giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Chính vì thế, cần tổ chức thành những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ về dịch bệnh nói chung, đặc biệt là SXH để người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch. Các đợt tổng vệ sinh cần được phát động quy mô lớn, và phải duy trì hoạt động đó theo định kỳ tuần. Có hình thức sáng to trong tuyên truyn, lng ghép tuyên truyn phòng chng bnh SXH vào các chương trình người dân thường xem, đăng ti lên mng xã hi... Ti các bnh vin và cơ s y tế, vic phân loi, phân lung bnh nhân; công tác tp hun chuyên môn được chú trng nhm hn chế chuyn tuyến để gây tình trng quá ti cho tuyến trên dẫn đến tình trạng khó kiểm soát.

Chú trọng phòng ngừa từ xa

Có một giải pháp có thể chủ động phòng ngừa ngăn chặn từ xa dịch SXH đang được kỳ vọng đem lại hiệu quả cho Việt Nam: Hệ thống cảnh báo SXH tích hợp dữ liệu quan trắc từ vệ tinh thông qua các chỉ số thu được (gọi tắt là D-MOSS). Hệ thống này được phát trin trong khuôn kh mt d án sáng to do t chc HR Wallingford ch trì xây dng, phi hp vi Cơ quan Khí tượng thy văn Anh cùng các đối tác quc tế như Chương trình phát trin Liên hip quc (UNDP), T chc Y tế Thế gii (WHO), Viện Khí tượng - Thủy văn và Biến đổi khí hu, B Tài nguyên - Môi trường Vit Nam, Vin Pasteur thành ph H Chí Minh, và Vin V sinh Dch t Trung ương Vit Nam. Hệ thống D-MOSS chạy trên nền tảng web có thể dự báo các đợt dịch SXH bùng phát trước tới sáu tháng.

Sáng kiến này được k vng s mang đến mt công c mi giúp ích cho công tác d báo sm SXH, qua đó giúp cho việc phòng chống SXH trong tương lai một cách hiệu quả và bền vững hơn. Sáng kiến này đã được các chuyên gia quốc tế, các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao và triển khai thí điểm tại một số địa phương ở Việt Nam tại hội thảo giữa tháng 11 vừa rồi. Ông Đặng Quang Tn, Phó Cc trưởng ph trách, qun lý và điu hành Cc Y tế d phòng cho rng: dch SXH vốn không có biên giới địa lý giữa các quốc gia, cho nên cộng đồng phi chung tay để đẩy lùi dch bnh. Đây là sáng kiến đầu tiên được hình thành và th nghim trên thế gii, và đã quy t hàm lượng ln cht xám khoa hc t nhiu t chc quc tế và trong nước.

Hệ thống D-MOSS được giới thiệu ở bảy quốc gia bao gồm Bangladesh, Cambodia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thailand. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên được triển khai mô hình này, cụ thể là chọn thí điểm ở bốn tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk. Dựa trên các dữ liệu quan trắc từ vệ tinh như chỉ số nước, lượng mưa và nhiệt độ kết hợp với các dữ liệu về tỷ lệ mắc SXH để dự báo sớm trước vài tháng khả năng bùng phát dịch SXH ở phạm vi huyện, tỉnh và khu vực, giúp người dân chủ động phòng tránh. Dự kiến đến giữa năm 2021, hệ thống này chính thức được đưa vào vn hành.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.

3. Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với Ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.