Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019

NDO -

NDĐT - “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu, giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Những câu thơ mở đầu trong bài thơ “Ông đồ” của cố nhà thơ Vũ Đình Liên như gợi nhắc đến một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, phong tục xin chữ đầu năm.

Với chủ đề “Văn hiến”, Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 hướng tới việc giữ gìn, tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài, hiếu nghĩa, hiếu học của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và đô
Với chủ đề “Văn hiến”, Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 hướng tới việc giữ gìn, tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài, hiếu nghĩa, hiếu học của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và đô

Năm nay, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 tại khu vực Hồ Văn với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa, hứa hẹn thu hút đông đảo người dân Thủ đô Hà Nội và du khách đến tham quan trong những ngày đầu Xuân.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 1

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 2

Khung cảnh Hội chữ được thiết kế thống nhất với các gian viết chữ bằng tranh tre, những gian tư đình cột gỗ, mái ngói cổ kính, cùng nhiều không gian tái hiện khung cảnh làng quê truyền thống ấn tượng.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 3

Để bảo đảm những bức thư pháp, thư họa có chất lượng tốt nhất, các ông đồ đều phải tham dự kỳ thi sát hạch để chọn ra những người có đủ năng lực tham gia vào Hội chữ. Mỗi thư pháp gia tham gia vào Hội chữ Xuân sẽ nhận được một giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 4

Đối với người Việt Nam, cùng việc khai bút đầu Xuân, phong tục xin chữ thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức cũng như mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng. Từ xưa, việc xin chữ treo trong nhà đầu năm mới là một việc làm quan trọng với mỗi gia đình, thể hiện những mong ước trong năm mới.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 5

Bộ đồ nghề của một thư pháp gia, bao gồm: bút lông, giấy dó, nghiên mực, con dấu, chặn giấy,...

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 6

Những nét bút cẩn thận, nắn nót, đây là thành quả của một quá trình tự khổ luyện không ngừng của mỗi thư pháp gia.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 7

Nữ thư pháp gia Nguyễn Thị Đức, một trong số ít những bà đồ quen thuộc của mỗi mùa Hội chữ.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 8

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được thể hiện trong những nét mực uyển chuyển.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 9

Khoảnh khắc ông đồ cầm con dấu đóng lên một bức thư pháp luôn khiến người xin chữ hồi hộp, tập trung.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 10

Mỗi chữ hiện ra dưới tay các ông đồ, bà đồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn của mỗi cá nhân.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 11

Ban tổ chức cũng tái hiện không gian văn hóa xưa với sự góp mặt của nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Nhiều hoạt động được diễn ra xuyên suốt những ngày diễn ra Hội chữ như: các hoạt động giới thiệu về giấy dó, sơn mài, mây tre đan, mâm ngũ quả ngày Tết...; các chương trình biểu diễn nghệ thuật và lễ hội hoa đăng thả đèn tại Hồ Văn cầu chúc một năm mới an khang, thịnh vượng.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 12

Các bạn trẻ tô mầu tại gian hàng giới thiệu dòng tranh dân gian Kim Hoàng.

Tìm về nét đẹp xưa tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 ảnh 13

Đây cũng là dịp để những người bạn hữu, những văn nhân từ giới thư pháp, văn thơ, hội họa gặp nhau, cùng nhau tìm hiểu về văn hóa dân tộc, cùng nhau hàn huyên, trò chuyện trong những ngày đầu Xuân.

Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra từ ngày 29-1 đến 17-2 (24 tháng Chạp năm Mậu Tuất đến 13 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), từ 8 giờ đến 20 giờ tại khu vực Hồ Văn thuộc khu di tích đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (TP Hà Nội).