Xanh-sạch-lành: Hướng đi mới cho các F&B Việt Nam

NDO -

NDĐT - Trong bối cảnh thị trường F&B đang rơi vào tình trạng bão hòa, các doanh nghiệp F&B Việt nói chung và những startup muốn khởi nghiệp bằng ẩm thực cũng phải tìm hướng đi cho riêng mình.

Ăn sạch - Uống lành: Hướng đi mới cho cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam.
Ăn sạch - Uống lành: Hướng đi mới cho cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam.

Cơ hội và thách thức
F&B là một thuật ngữ viết tắt của Food and Beverage Service - một loại hình dịch vụ về phục vụ ẩm thực cho thực khách, là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi khách sạn, nhà hàng, fast food,... có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc, buffet theo yêu cầu của khách nghỉ tại khách sạn.

Hiện nay, bên cạnh những yếu tố về concept bắt mắt, độc, lạ mà nhiều doanh nghiệp đang nuôi mộng, những yếu tố về vận hành, tài chính, điểm bán trên thực tế mới là yếu tố quyết định thành bại của một doanh nghiệp F&B.

Người Việt luôn sẵn sàng trải nghiệm những dịch vụ ăn uống mới, tuy nhiên lại chóng chán và hiệu ứng đám đông rất mạnh cùng với sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ. Để tạo sự khác biệt trong ngành ăn uống không khó. Cái khó chính là làm sao để duy trì hoạt động, cũng như tạo nên một nét văn hóa thưởng thức từ những thông điệp có giá trị và khả năng “bám rễ” trong lòng khách hàng.

Xanh-sạch-lành: Hướng đi mới cho các F&B Việt Nam ảnh 1

Kiểm soát được yếu tố con người là yếu tố giúp các doanh nghiệp F&B thành công.

Không phải cứ thương hiệu F&B có tiếng trên thế giới về Việt Nam là có thể sống sót, cũng như không phải sự ồn ào, lượt check in trong giai đoạn đầu có thể giữ nhiệt được cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là các nhà đầu tư F&B phải thấu hiểu được chính khách hàng và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng quy trình hóa - chuẩn mực hóa để giữ vững chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố tối quan trọng.

Ngoài sản phẩm vật chất là đồ ăn/đồ uống, khách hàng còn cảm nhận dịch vụ qua sự kết nối với con người. Những chuỗi thành công là những chuỗi kiểm soát được yếu tố con người một cách tốt nhất, giúp dịch vụ luôn giữ được ở tiêu chuẩn nhất định. Đó là hai yếu tố cơ bản nhất để một mô hình F&B có thể bắt đầu thử sức và mở rộng. Khi càng mở rộng, sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh, tuy nhiên nếu hai vấn đề cốt lõi trên được kiểm soát thì việc mở rộng có thể thành công.

Cuộc đua “xanh- sạch-lành”
Khi các doanh nghiệp cũng như thương hiệu F&B nước ngoài tích cực có mặt tại thị trường Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp Việt nói chung và các startup nói riêng cũng đứng trước thách thức phải tạo nên một hướng đi mới, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và gắn với lợi ích bền vững, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa.

Những năm gần đây, các hoạt động triển lãm, hội chợ, hội thảo giữa các “ông lớn” trong ngành đồ uống, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ uống đầu ngành, cùng với các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn được tổ chức thường niên để mang đến cho công chúng tham quan những trải nghiệm về sản phẩm mới.

Sự xuất hiện của các startup mới nổi với những ngành kinh doanh khác biệt là một trong những động lực để duy trì sức hấp dẫn của sự kiện, mang đến nhiều giá trị hơn cho đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài khi thấy được vẻ hấp dẫn và giàu tiềm năng của thị trường ẩm thực Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng, tập trung phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, thực hiện nghiêm túc cam kết cung cấp những món ăn, đồ uống phục vụ tại không gian nhà hàng chuyên nghiệp, đảm bảo độ tươi ngon, an toàn cho bữa ăn gia đình Việt.

Cái tên nào làm nên khác biệt trong năm 2019?
Thông qua ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST Việt Nam) vừa được tổ chức tại Hạ Long, đây là sự kiện lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam giúp các startup có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, các nhà đầu tư, các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Đây cũng là nơi hội tụ của hàng trăm doanh nghiệp, hàng nghìn thương hiệu.

Bên cạnh những startup nổi lên bằng công nghệ và kỹ thuật, không thiếu những doanh nghiệp lại lựa chọn hướng đi từ chính tài nguyên đất nước, mang những sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam cạnh tranh với các tinh hoa ẩm thực thế giới.

Xanh-sạch-lành: Hướng đi mới cho các F&B Việt Nam ảnh 2

TECHFEST 2019 - sự kiện lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Dự án Ẩm thực thảo mộc Pema là cái tên mang điểm khác biệt cả về concept và mô hình vận hành tham dự TECHFEST Việt Nam. Pema là mô hình nhà hàng dịch vụ đang được đầu tư bởi Tập đoàn Egroup - đơn vị tiên phong trong kinh doanh các mảng Giáo dục - Y tế - Thực phẩm sạch 3 “chân kiềng” quan trọng nhất trong nỗ lực xây dựng nguồn lực con người trong thời đại mới. Pema hiện là thương hiệu có tuổi đời còn khá trẻ và cũng là đơn vị mang nhiều điểm khác biệt nhất dù đứng cạnh các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực F&B.

Theo Founder của chuỗi Ẩm thực Thảo mộc Pema Lâm Hoài: “Mục tiêu của thương hiệu không nằm ngoài guồng quay của ngành F&B. Đối với Pema, việc tôn vinh nguồn thảo mộc thiên nhiên của đất nước, sáng tạo nên những món ăn dinh dưỡng, xây dựng mô hình dịch vụ chuyên nghiệp và khác biệt chính là nền tảng để Pema cùng Tập đoàn Egroup đồng hành và phát triển trong tương lai”.

Rõ ràng, tôn trọng trải nghiệm khách hàng dựa trên việc thấu hiểu nhu cầu và nắm bắt xu hướng phát triển bền vững của người tiêu dùng là một trong những xu hướng giúp doanh nghiệp F&B có thể tiếp cận và xây dựng được cộng đồng khách hàng lớn mạnh. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần đến cả cái Tâm - cái Tầm mới có thể lan tỏa rộng và đi xa hơn.