Khởi nghiệp thành công từ đề tài nghiên cứu Sâm tố nữ

NDO -

NDĐT - Nhận thấy tiềm năng từ đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Việt Nam, đã có đơn vị đề nghị kết hợp để sản xuất. Điều này cũng minh chứng khi các đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị và có khả năng ứng dụng thực tiễn, chắc chắn sẽ có “đầu ra” thành công.

Thạc sĩ Đào Ánh Vân (ngoài cùng bên phải) giới thiệu sản phẩm với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (thứ hai từ trái qua) và các đại biểu tại Hội nghị nữ khoa học và công nghệ lần thứ nhất khu
Thạc sĩ Đào Ánh Vân (ngoài cùng bên phải) giới thiệu sản phẩm với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (thứ hai từ trái qua) và các đại biểu tại Hội nghị nữ khoa học và công nghệ lần thứ nhất khu

Những năm qua, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các hoạt chất có chưa trong sắn dây củ tròn, hay còn gọi là Sâm tố nữ, với tên khoa học là Pueraria mirifica, thuộc chi Faboideae họ đậu. Trong đó hoạt cất estrogen isoflavone được đánh giá mạnh gấp 100 lần so với các chất từ đậu nành và được cho là mạnh nhất trong các loài thực vật.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan, Nhật Bản, Anh cũng cho thấy, các hoạt tính sinh học chiết xuất từ sắn dây củ tròn có chứa các phyto-estrogen quý, tác dụng tương tự nội tiết tố nữ estrogen (kích thích sự phát triển của các tuyến ngực, giúp ngực nở, săn chắc tự nhiên, chống lão hóa mạnh như kích thích mọc tóc, chống bạc tóc sớm, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn và tàn nhang...). Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Thái Lan và Anh đã xác định được tỷ lệ phụ nữ sử dụng bột chiết xuất từ củ Sâm tố nữ (liều 800mg/ngày trong hai tháng) có hiệu quả làm nở ngực là 82% và săn chắc ngực là 88%).

Khởi nghiệp thành công từ đề tài nghiên cứu Sâm tố nữ ảnh 1

Sản phẩm được nghiên cứu thành công từ Sâm tố nữ.

Còn tại Việt Nam, mặc dù có nhiều loại thảo dược với hàm lượng hoạt chất cao, nhưng lại chưa được biết đến để ứng dụng có thể chiết xuất trong đó các hoạt chất quý. Một trong những thảo dược đã được TS Nguyễn Thị Ngoan (Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) nghiên cứu nhiều năm chính là Sâm tố nữ, đang mọc hoang ở nhiều vùng núi Tây Bắc. Nắm kỹ về các chiết xuất các hoạt chất quý có trong Sâm tố nữ, TS Ngoan ấp ủ ước vọng có thể tìm hướng ứng dụng, hiện thực hóa được đề tài nghiên cứu, biến Sâm tố nữ thành một sản phẩm đem lại hiệu quả cao cho người dùng. Để bước đầu thực hiện, TS Ngoan cùng các cộng sự đã thực hiện việc tách chiết thành công chất isoflavone trong Sâm tố nữ, đồng thời xây dựng được quy trình sản xuất.

Theo TS Nguyễn Thị Ngoan, Sâm tố nữ nhìn bên ngoài rất giống với củ đậu chúng ta vẫn ăn hằng ngày vì cùng họ với loài này. Tuy nhiên để xác định có đúng là Sâm tố nữ hay không thì phải bằng khoa học. Tại vùng trồng ở Lào Cai, cây giống trước khi trồng được chuyển về Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật để định danh loài. Sau khi xác định chính xác đây là loài Sâm tố nữ thì mới trồng. Thời gian trồng để sâm cho ra củ mất khoảng hơn một năm, với điều kiện chăm sóc, đất trồng cũng rất nghiêm ngặt, bảo đảm có nguồn nguyên liệu an toàn, giàu hoạt chất.

Cũng theo TS Ngoan, nhận thấy hiệu quả, hàm lượng estrogen isoflavone trong sâm tố nữ cao, nhóm đã nghiên cứu đã bào chế ra sản phẩm dùng nội bộ được kết hợp từ Sâm tố nữ với nhiều thành phần quý, như Sâm maca Peru, sữa ong chúa, collagen, vitamin E, canxi photphat... để tối ưu hóa tác dụng hiệu quả. Sau một thời gian thử nghiệm, nhận được phản hồi tốt từ người dùng, nữ tiến sĩ ấp ủ ý nghĩ phát triển sản phẩm. Mang kết quả nghiên cứu và ý tưởng này đi giới thiệu, may mắn thay lại được Ths Đào Ánh Vân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Sinh học VIG quan tâm, mong muốn cùng kết hợp, đồng hành phát triển. Để thương mại hoá kết quả nghiên cứu, cả hai hình thành Dự án khởi nghiệp Thực phẩm hỗ trợ bổ sung nội tiết tố nữ VIG Biopharm.

ThS. Đào Ánh Vân cho biết, từng học tập và nghiên cứu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có một thực tế là nhiều đề tài nghiên cứu được nghiệm thu có giá trị và ý nghĩa nhưng chưa được ứng dụng thực tiễn. Có nghiên cứu đã sản xuất thử nghiệm nhưng chỉ dừng ở quy mô nhỏ hoặc ra thị trường được một thời gian ngắn rồi "chết yểu" do không được nhiều người biết đến. Vì vậy ThS. Đào Ánh Vân mong muốn kết hợp với các nhà khoa học, đưa kết quả nghiên cứu tới nhiều người sử dụng hơn. Tuy vậy, khi triển khai thực tế, nhóm cũng gặp phải một số khó khăn khi sản phẩm chưa được tiếp cận thị trường một cách rộng rãi mặc dù đã được lưu hành dưới dạng sản phẩm nội bộ một thời gian. Đây chính là rào cản lớn nhất để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Chính vì thế, ThS. Đào Ánh Vân đã ấp ủ, cố gắng làm sao có thể đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng dễ dàng hơn, giúp mọi người có thể mua được sản phẩm ở bất cứ đâu hay bất kì hiệu thuốc nào trên khắp cả nước. Sau một thời gian cố gắng và nỗ lực, hiện nhóm khởi nghiệp đã hoàn thiện các thủ tục cấp phép để đưa sản phẩm từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng sản phẩm thì hiện tại nguồn nguyên liệu Sâm tố nữ đựơc khai thác tự nhiên ở vùng núi phía bắc Việt Nam, như Sơn La, Hoà Bình... do chính bà con người bản địa đi khai thác. Thời gian này vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhưng về lâu dài để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào công ty đã có dự án quy hoạch vùng dược liệu ở Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào và tạo công ăn việc làm cho bà con vùng cao.

Tiếp nối thành công trên, hiện nhóm khởi nghiệp đang tiếp tục mở rộng thị trường, thương mại hóa các sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học, đưa ra thị trường nhiều dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.