Vùng triều Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận trở thành nơi nuôi hàu Thái Bình Dương với kỹ thuật treo dây thả nuôi trong lồng bè đạt hiệu quả cao.

Sắc mới ở Đầm Nại

Đầm Nại ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) là 1 trong số 12 đầm phá ven biển nước ta với đặc điểm điển hình của đầm nhiệt đới khô hạn ven biển, giữ vai trò điều hòa ngập lụt, cân bằng nguồn nước ngầm và là “lá phổi” làm sạch môi trường sinh thái cho người dân nơi đây…

Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Công ty TNHH Lechenwood Việt Nam trong khu công nghiệp Thanh Bình.

Bắc Kạn vực dậy Khu công nghiệp Thanh Bình

Sau hơn 10 năm hoạt động kém hiệu quả, thời gian gần đây, nhờ chuyển đổi trọng tâm thu hút đầu tư, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước vực dậy Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới - khu công nghiệp đầu tiên và duy nhất của tỉnh hiện nay.

Tổng doanh thu trong 5 năm của Vinamilk.

Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng

Mục tiêu 5 năm (2022-2026) trong Báo cáo thường niên do Vinamilk công bố được đánh giá là “thận trọng” nhưng khá khả quan trước các diễn biến khó lường hiện nay. Yếu tố tạo bất ngờ và động lực tăng trưởng có thể đến từ các dự án mới như: bò thịt, liên doanh hay các trang trại, nhà máy đang xây dựng mới trong những năm tới.

Việc thu phí cảng biển tự động không dùng tiền mặt sẽ không gây ách tắc hàng hóa tại các cảng biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Cát Lái, thành phố Thủ Ðức.

Minh bạch trong thu phí cảng biển

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thu phí cảng biển kể từ ngày 1/4/2022, theo tiêu chí minh bạch, nhanh chóng, đơn giản tối đa thủ tục hành chính và không dùng tiền mặt. Qua đó, bố trí sử dụng nguồn thu cho mục tiêu đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối cảng biển trên địa bàn thành phố.

Điểm tập kết, thu mua gỗ keo tại huyện Sơn Hà.

Nguy cơ “đóng cửa” rừng keo Quảng Ngãi vì giá giảm sâu

Mặc dù mới bước vào đầu mùa khai thác gỗ keo ở các vùng rừng keo nguyên liệu của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng nhiều hộ dân, chủ rừng dừng khai thác, “đóng cửa” rừng. Nguyên nhân là do giá thu mua liên tục giảm, nên vụ mùa khai thác gỗ keo cho ngành chế biến dăm gỗ ở Quảng Ngãi đìu hiu chưa từng có trong nhiều năm qua.

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng các khu công nghiệp Thái Nguyên vẫn ổn định sản xuất.

Doanh nghiệp ở Thái Nguyên giữ vững sản xuất trong đại dịch

Thời gian qua, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn biến phức tạp, sản xuất của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, chuỗi cung ứng đứt đoạn, thiếu hụt nguồn lao động. Nhờ chủ động thực hiện các giải pháp thích ứng linh hoạt, nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, việc làm của người lao động, tăng trưởng công nghiệp 2 tháng đầu năm đạt 5,2%, xuất khẩu đạt gần 5 tỷ USD, tăng 1,5% so cùng kỳ năm 2021.

Nông dân xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, Phú Yên khẩn trương thu hoạch vụ mía bội thu.

Phú Yên vui mùa mía ngọt

Sau nhiều vụ liền mía đường rớt giá, người trồng mía thua lỗ nặng nề, nhờ các biện pháp phòng vệ thương mại của Bộ Công thương áp dụng cho mía đường nhập khẩu từ Thái Lan đã và đang mang lại lợi ích cho ngành mía đường trong nước.

Năm 2021, sản phẩm nhãn Sơn La đã chuyển hướng sang tiêu thụ nội địa thông qua các nhà máy chế biến tại tỉnh.

Sơn La tìm giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Sơn La có diện tích trồng cây ăn quả lớn, sản lượng nông sản xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cao. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc ban hành chính sách “Zero Covid” để tăng cường kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản của Sơn La gặp nhiều khó khăn. Tỉnh đang chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Người dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) thu hoạch dứa trên nương đồi.

Nỗ lực tháo gỡ “đầu ra” cho dứa tươi ở Bản Lầu

Hàng nghìn tấn dứa quả tươi vào kỳ thu hoạch chín đỏ trên nương đồi, trong khi các nhà máy chế biến dứa hộp xuất khẩu hoạt động cầm chừng, thu mua nguyên liệu nhỏ giọt, khiến nông dân và thương lái ở “thủ phủ” dứa Bản Lầu (Lào Cai) thiệt hại lớn. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương đang tập trung các biện pháp tháo gỡ "đầu ra" cho dứa quả tươi, hạn chế thiệt hại cho người dân và thương lái ở đây.

Cán bộ, kỹ sư sẵn sàng đảm nhiệm các công việc mới và khó. (Ảnh: HỒNG HÀ)

Hiệu quả từ mô hình tự chủ tại Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc

Nhờ không ngừng đổi mới sáng tạo, cải tiến cơ chế quản lý, Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc (sau đây gọi là Viện) đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kiến trúc sư có năng lực, đam mê nghề nghiệp, khẳng định uy tín trong cơ chế thị trường. Viện cũng là đơn vị tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thích ứng với cơ chế tự chủ kinh phí.

Ông Trương Hoàng Trung, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk giới thiệu mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cà-phê. (Ảnh: Công Lý)

Áp dụng công nghệ tưới tưới tiết kiệm nước giúp tăng năng suất cây trồng

Hiện nay, nhiều địa phương đang khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, nhân dân sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm góp phần giảm chi phí, tăng năng suất cây trồng. Ở nhiều địa phương, các mô hình áp dụng công nghệ này đang phát huy hiệu quả, từ đó giúp bà con nông dân tăng thu nhập.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm.

Hiệu quả bước đầu chương trình OCOP ở Quảng Ngãi

Qua 3 năm (2019-2021) triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thật sự lan tỏa trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch phát triển theo hướng gia tăng giá trị, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống dân cư. 

Chế biến gỗ tại nhà máy của Công ty TNHH Kẻ Gỗ tại khu công nghiệp Thanh Bình.

Bắc Kạn thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ

Với hơn 100 nghìn ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, tiềm năng công nghiệp chế biến gỗ của Bắc Kạn là rất lớn. Công nghiệp chế biến gỗ được Bắc Kạn xác định là trọng tâm trong phát triển công nghiệp đang có những bước tiến mới.  

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm tại hội chợ, ngày 7/3.

Hội chợ nông nghiệp thành phố Hà Nội năm 2022

Sáng 7/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức, Hội Sinh Vật cảnh thành phố, Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh tổ chức Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề và sinh vật cảnh thành phố Hà Nội năm 2022.

Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đang phải căng mình duy trì hoạt động do giá xăng, dầu tăng. (Ảnh QUANG DŨNG)

Doanh nghiệp ứng phó giá xăng, dầu tăng cao

Chưa kịp mừng khi sản xuất bước đầu hồi phục, thuế giá trị gia tăng các sản phẩm được giảm, những ngày gần đây, doanh nghiệp lại "đau đầu" khi giá xăng, dầu tăng cao, đẩy chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng.

Kiểm tra nhật ký trồng xoài theo hướng VietGAP ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao

Những năm qua, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đang được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Theo thống kê, hết năm 2021, cả nước đã có hàng trăm nghìn héc-ta cây trồng được chứng nhận sản xuất theo hướng VietGAP.

Cá ngừ được bốc dỡ, sơ chế tại cảng cá Đông Tác, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên để đưa đi xuất khẩu. (Ảnh: TRÌNH KẾ)

Tín hiệu vui từ nghề câu cá ngừ đại dương

Cả nước hiện có hơn 3.600 tàu cá với khoảng 35.000 lao động đánh bắt cá ngừ đại dương, chủ yếu là ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, sản lượng khoảng 20.000-35.000 tấn/năm. Những ngày này, hàng trăm tàu khai thác xa bờ của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ nối đuôi nhau cập cảng, đầy ắp cá tôm, trong đó những tàu đánh bắt cá ngừ cũng thắng lớn với hàng trăm tấn cá ngừ đại dương, báo hiệu một năm làm ăn phát đạt của nghề khai thác khơi.

Cán bộ vận hành cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) đang đo độ mặn tại miệng cống để lấy nước ngọt vào hệ thống “ngọt hóa” Gò Công. (Ảnh: Nguyễn Sự)

Thích nghi dần với hạn, mặn

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Hạn hán trong những tháng mùa khô khá gay gắt, mặn lấn sâu vào nội đồng. Năm nay, giới chuyên môn dự báo hạn, mặn tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất và cuộc sống của người dân khu vực này.

Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tiếp tục trồng cây sâm Ngọc Linh ở Sa Mù.

Cây sâm Ngọc Linh phát triển tốt ở Quảng Trị

Ngày 12/2, Giám đốc Ban quản lý khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Hà Văn Hoan cho biết, sau gần 4 năm trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tự nhiên ở đỉnh Sa Mù thuộc huyện miền núi Hướng Hóa, có thể khẳng định loài dược liệu quý này đang phát triển tốt.

Quang cảnh buổi hội thảo

Phát triển mô hình “lúa thơm-tôm sạch” vùng Mekong

Mô hình tôm-lúa tạo ra hệ sinh thái, môi trường an toàn, ổn định có lợi cho nuôi tôm và trồng lúa bền vững. Từ đó cho ra sản phẩm an toàn đáp ứng cho người tiêu dùng và xuất khẩu hiện nay, đó là cơ sở để mở rộng diện tích tôm-lúa cho những năm tiếp theo.

Nhật Nguyễn và Lucas Cunha trong một cuộc hội thảo.

Hành trình "gỡ khó" trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm của chàng trai 9X

Khi vác balo lên vai, quyết định tạm thời nghỉ việc ở Ngân hàng quốc gia Australia 1 năm, Nhật Nguyễn (đồng sáng lập Công ty Otrafy) không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đi thật xa: sang Canada, Mỹ và rồi lại quay về chính nơi mình chôn rau cắt rốn-Việt Nam. Hành trình start-up của Nhật Nguyễn là câu chuyện của một người trẻ khao khát dấn thân, chấp nhận mạo hiểm để hiện thực hóa giấc mơ của mình. 

Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn thách thức đối với ngành nông nghiệp. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn vượt qua về đích một cách ngoạn mục. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Tư lệnh ngành nông nghiệp đã có cuộc trao đổi với Báo Nhân Dân điện tử để cùng nhìn lại một năm nhiều khó khăn thách thức của ngành và những hướng đi bền vững của nông nghiệp trong năm 2022 và trong tương lai.

Kéo gai thành sợi đưa vào dệt.

Cổ tích gai xanh

Từ chỗ nông sản làm ra rồi phải đổ bỏ, nhờ chuyển sang trồng cây gai xanh, những người nông dân một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở những địa phương miền núi đã có được cuộc sống tốt đẹp và đủ đầy hơn.

back to top